phương thực hiện đầy đủ, đúng đắn chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước
Thứ nhất, phải tiếp tục hoàn thiện thể chế về chính quyền địa phương; tiếp tục xây dựng bộ máy chính quyền địa phương tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả và xây dựng đội ngũ nhân sự liêm chính, phục vụ. Thể chế về chính quyền địa phương phải tiếp tục được xây dựng, củng cố, hoàn thiện để giúp phân định rõ ràng, đầy đủ thẩm quyền của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt nhằm tạo sức bật cho sự phát triển mới của địa phương.
Thứ hai, chính quyền địa phương phải hiện thực hóa các cơ chế đặc thù dựa trên sự khác biệt về đặc điểm của địa phương, cũng như các lợi thế so sánh của địa phương để phát triển bền vững. Dựa trên những khác biệt về đặc điểm như đơn vị hành chính là đơ thị, nơng thơn, hải đảo hay đặc thù về dân số cũng như các lợi thế so sánh khác của các địa phương; đặc biệt dựa trên các cơ chế đặc thù do trung ương tạo ra thì chính quyền địa phương đứng trước yêu cầu phải xây dựng được những mơ hình, giải pháp hữu hiệu để hiện thực hóa các cơ chế đặc thù mà trung
19
ương đã xác lập, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội địa phương, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn. Đó cũng là sứ mệnh chính trong quản trị nhà nước ở địa phương của chính quyền địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển địa phương một cách bền vững.
Thứ ba, chính quyền địa phương phải tư duy và hành động nhanh chóng, linh hoạt, sáng tạo để quản trị hiệu quả các vấn đề của địa phương. Về hành động sẽ phải thay đổi phương thức quản trị để nâng cao hiệu quả, chất lượng cung ứng các dịch vụ cho tổ chức, công dân phù hợp với sự phát triển của khoa học, cơng nghệ. Do đó, chính quyền địa phương cũng buộc phải thay đổi nhanh chóng, mạnh mẽ cách thức quản trị nhà nước ở địa phương, chuyển phương thức quản lý truyền thống sang phương thức quản trị hiện đại, trực tuyến.
Mặt khác, trong bối cảnh hiện nay, chúng ta đối mặt với nhiều thách thức. Các thách thức này địi hỏi chính quyền địa phương phải hành động, phải thiết lập một cơ chế hành động nhanh nhất có thể để kịp thời quản trị, ứng phó với các vấn đề xảy ra ở cấp độ địa phương, quốc gia. Năng lực quản trị của chính quyền địa phương phải đổi mới để đáp ứng với những thách thức này.