Quy định của Đảng, Nhà nước về quyền hạn, trách nhiệm cơ quan hành chính nhà nước địa phương

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình quản trị nhà nước tốt ở ubnd phường hồng hà, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 32)

hành chính nhà nước địa phương

Cơ quan hành chính cấp địa phương là một trong hàng trăm cơ quan hành chính cùng cấp được xây dựng nhằm thực thi quyền lực và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước tới người dân cũng như là quản lý nhằm phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo trật tự xã hội theo đúng quy định. Phục vụ nhân dân là nhiệm vụ cốt lõi song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, thực hiện nhiệm vụ mà nhân dân giao phó cũng như của Đảng, chính sách phát triển tồn diện và tiềm lực kinh tế.

Ở cấp phường, xã, đây là cấp thấp nhất trong cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam, tuy nhiên lại là cơ quan cấp địa phương quan trọng trực tiếp quản lý và thực hiện nhiệm vụ tới người dân. Mặc dù các cấp chính quyền thực hiện các hoạt động của mình với người dân nhưng cấp địa phương như phường xã và huyện thị trấn lại là cơ quan trực tiếp hơn, gần gũi hơn và có tính thường trực hơn, trực tiếp hơn đặc biệt là nhiệm vụ hành chính.

Quy định về Uỷ ban nhân dân cấp phường được quy định bởi Đảng và Nhà nước, cơ quan hành pháp của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam thơng qua các văn bản quy phạm pháp luật tiêu biểu là Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân và Điều lệ Đảng. Uỷ ban nhân dân phường Hồng Hà là cơ quan hành chính cấp địa phương.

Hiến pháp và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quy định về chính quyền địa phương. Điều 110 của Hiến pháp quy định về phân chia đơn vị hành chính của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 2 Luật tổ chức chính quyền địa phương chia đơn vị hành chính: Cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; Cấp quận /huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh/thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Cấp xã /phường/thị trấn.

22

Cơ quan hành chính cấp địa phương thuộc phạm vi và quy định tại tất cả văn bản có quy định về cấp xã. Theo các luật về phân chia tổ chức hệ thống chính trị Việt Nam thì chỉ có duy nhất 3 cấp và phân chia nhỏ các mức độ khác như phường, thành phố, thành phố trực thuộc,... Ngoài ra, các tên theo luật cũ cũng dựa vào phân chia hành chính cấp xã để thực thi.

Khoản 2, Điều 111 quy định: Chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định. Điều 112 chỉ rõ nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu của chính quyền, nhiệm vụ thực thi và đảm bản Hiến pháp tới người dân:

- Chính quyền địa phương tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.

- Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địa phương.

- Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó.

Điều 114 quy định cơ quan hành chính địa phương: Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên; Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

Khoản 1, Điều 114 quy định: Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên” chính vì vậy, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực của Quốc hội, của nhân dân thực hiện kiến tạo Uỷ

23

ban nhân dân và bầu những người đủ đức, đủ tài, làm việc và thực thi y chí của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể và chi tiết hố một số điều mà Hiến pháp khơng quy định. Điều 2 quy định: Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên; Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn; Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương tới cơ sở. Điều 111 đến Điều 130 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban nhân dân cấp xã, tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân của cấp này.

Là một đơn vị hành chính, phường Hồng Hà dựa trên yếu tố lịch sử hết sức phong phú, là một phường thuộc thành phố Hạ Long, có lịch sử đấu tranh, xây dựng và lao động gắn liền với biến động của công cuộc kiến tạo đất nước. Phường Hồng Hà đã trải qua nhiều lần sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính, giải thể, chia cắt. Từ những năm 1883, khu vực thành phố Hạ Long ngày nay trước được thành lập mang tên Hòn Gai và dần mở rộng về các phía ven biển và vùng bán bình nguyên nhằm phục vụ khai hoang than đá, Khi cách mạng tháng 8 thành công và cuộc tái chiếm của Pháp vào cuối năm 1946 cho tới sau Hiệp định Geneve năm 1954 thì khu vực Hịn Gai chính thức được giải phóng và nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Ngày 22 tháng 2 năm 1955, Chủ tịch nước đã ký sắc lệnh số 221 sửa đổi địa giới các đơn vị hành chính và sắp xếp tổ chức chính quyền. Tại Điều 3 của Sắc lệnh: Nay thành lập khu Hồng Quảng đặt dưới quyền lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ trung ương. Khu Hồng Quảng gồm có Đặc khu Hịn Gai và tỉnh Quảng Yên

24

(trừ các huyện Sơn Động, Kinh mơn, Nam sách, Chí Linh). Từ đây, chính thức đặc khu Hịn Gai được thành lập.

Năm 1981, theo quyết định số 63-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng về việc phân vạch địa giới một số xã, phường và thị trấn thuộc tỉnh Quảng Ninh, chính thức phân chia lại địa giới hành chính và điều chỉnh vị trí các phường xã, chia thị trấn Hà Tu thành 2 phường: Hà Tu và Hà Phong; chia thị trấn Hà Lầm thành 3 phường: Hà Lầm, Hà Trung, Hà Khánh; chia thị trấn Cọc 5 thành 2 phường: Hồng Hà và Hồng Hải; chia thị trấn Cao Thắng thành 2 phường: Cao Thắng và Cao Xanh; chia thị trấn Giếng Đáy thành 2 phường: Giếng Đáy và Hà Khẩu; chuyển thị

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình quản trị nhà nước tốt ở ubnd phường hồng hà, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)