Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực quản lý của cán bộ, công chức phường

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình quản trị nhà nước tốt ở ubnd phường hồng hà, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 64)

năng lực quản lý của cán bộ, công chức phường

Cán bộ, cơng chức tích cực tham gia phong trào thi đua u nước, xố đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách công vụ và hội nhập quốc tế. Trong thời gian tới cần bám sát các căn cứ chính trị, căn cứ pháp lý cũng như yêu cầu thực tiễn về năng lực của cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý, đó là: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với cơng cuộc cải cách hành chính, cải cách cơng vụ; kết hợp hài hịa đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý với đào tạo, bồi dưỡng công chức khác tránh trùng lặp về nội dung chương trình, kiến thức; đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm gắn với đặc thù ngành nghề, lĩnh vực và địa phương cũng như việc hoàn thiện chính sách quản lý cơng chức theo vị trí việc làm hiện nay.

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Trong đó, chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài. Xây dựng và công khai hệ thống thông tin và dự báo nhu cầu nhân lực của tỉnh; kết nối với các trung tâm dự báo và thông tin về cung, cầu nhân lực của các bộ ngành, tỉnh/thành phố trong cả nước.

Nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất, vì vậy phải đào tạo và sử dụng nhân lực, biến nguồn nhân lực thành lợi thế cạnh tranh của địa phương. Đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trách nhiệm của các cấp lãnh đạo quản lý, của nhà trường, của doanh nghiệp, của gia đình cũng như của bản thân mỗi người lao động trong xã hội.

Cần nghiêm túc nghiên cứu quán triệt các định hướng, chủ trương của Đảng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo. Xây dựng chiến lược, kế hoạch

55

và tổ chức triển khai, tiếp tục tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ trong cơ quan, đơn vị một cách liên tục, khoa học, lâu dài, chiến lược. Chú trọng đào tạo cán bộ có năng lực trong những chuyên ngành, lĩnh vực mũi nhọn, chú trọng bồi dưỡng kỹ năng, tăng cường thực hành, cập nhật kiến thức thực tiễn, kinh nghiệm xử lý các vấn đề, các tình huống; gắn đào tạo bồi dưỡng cán bộ với công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo.

Đổi mới thay đổi trong cách tiếp cận, trong tư duy về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Mỗi cán bộ tham gia tích cực, chủ động vào quá trình đào tạo, bồi dưỡng, phải chủ động tiếp thu kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm và vận dụng có hiệu quả các kiến thức, kinh nghiệm vào thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Từ đó, cần xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng chức danh, vị trí việc làm. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải được xây dựng đáp ứng yêu cầu bổ sung kiến thức, kĩ năng mà cán bộ cịn thiếu hụt, chứ khơng cung cấp kiến thức, kĩ năng mà họ đã biết, đã có hoặc khơng cịn phù hợp.

Đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng nhân tài trong quản lý, quản trị nhà nước, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ cũng là một phương pháp hữu ích cho cải thiện năng lực quản lý khi tham gia vào các mơi trường khác nhau.

Đổi mới quy trình xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Nếu bước xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chính xác thì những bước tiếp theo của quá trình đào tạo, bồi dưỡng như: xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và đánh giá đào tạo, bồi dưỡng cũng sẽ chính xác, đáp ứng được mục tiêu đề ra. Quy trình xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần lưu ý: Thiết kế, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ; tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; tổng hợp, phân tích số liệu, thông tin thu thập được so sánh với khung năng lực của vị trí để xác định cần phải bổ sung những gì.

Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Tức là chuyển sang hướng dẫn, huấn luyện và người học tự nghiên cứu theo những định hướng, hướng dẫn, rồi sau đó trao đổi, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm tìm ra những biện pháp giải quyết tối

56

ưu cho từng vấn đề. Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ kỹ thuật, công nghệ thông tin vào trong đào tạo cán bộ, nhất là trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, đa dạng hóa các hình thức đào tạo trực tuyến qua Internet, truyền hình hội nghị, các hệ thống mơ phỏng trực quan, .... từ đó có thể triển khai được nhiều lớp học chất lượng cao từ các nhà khoa học, chuyên gia, giảng viên đầu ngành đến với nhiều đối tượng ở các địa bàn khác nhau; có thể liên kết các dữ liệu, số liệu thực tế để người học dễ hiểu, dễ hình dung, dễ tiếp thu và vận dụng thực tiễn;

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhân tài, xây dựng đội ngũ cán bộ là công việc quan trọng hàng đầu tạo ra nguồn sức mạnh nội sinh to lớn cho doanh nghiệp nói riêng, đất nước, dân tộc nói chung. Gắn liền cơng tác giáo dục, đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực, nhân tài, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực làm việc trong bối cảnh hội nhập chính là chuẩn bị nền tảng chắc chắn để có thể phát triển một cách bền vững.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình quản trị nhà nước tốt ở ubnd phường hồng hà, thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)