Bối cảnh nghiên cứu và đặc điểm các doanh nghiệp xây dựng

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Trang 50 - 55)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Bối cảnh nghiên cứu và đặc điểm các doanh nghiệp xây dựng

3.1.1. Mơi trường kinh doanh ca các doanh nghip xây dng Vit Nam

Ngành xây dựng được Đảng và Nhà nước coi ngành kinh tế mũi nhọn trong cơng cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt là trong giai đoạn 2015 – 2018 khi mà thị trường bất động sản phục hồị Khi đĩ, ngành xây dựng đân dụng và xây dựng hạ tầng đã cĩ những sự tăng trưởng khá nhanh với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 9.15% một năm, trong khi các giai đoạn trước đĩ, ngành chỉ tăng trưởng ở mức 4.75% một năm. Bối cảnh và đặc thù của một quốc gia đang phát triển cũng đã khuyến khích được các DNXD cổ phần và tư nhân tham gia vào thị trường tại Việt Nam khiến cho các DNXD quốc doanh gặp phải sự cạnh tranh rất khốc liệt trên thị trường. Hầu hết các DNXD quốc doanh đã từng bước cổ phần hĩa và tái cấu trúc để cạnh tranh với các áp lực cạnh tranh mới tham gia thị trường. Theo Tổng cục thống kê (GSO), thị phần xây dựng của doanh nghiệp nhà nước năm 2016 chỉ là khoảng 8%, trong khi các doanh nghiệp cổ phần và tư nhân chiếm đến 87% và doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi chiếm khoảng 5% thị phần xây dựng tại Việt Nam. Sản phẩm của ngành xây dựng khá đa dạng từ bất động sản dân dụng (như nhà ở, khách sạn, văn phịng, trung tâm thương mại…), cơ sở hạ tầng và bất động sản cơng nghiệp (hạ tầng khu cơng nghiệp, xây dựng nhà máy…). Hiện nay, DNXD nhỏ và vừa chiếm đa số trong tổng số khoảng 74.000 DNXD đang hoạt động tại Việt Nam. Khi cĩ số lượng lớn các DNXD tham gia thị trường sẽ khiến cho sự cạnh tranh sơi động hơn và tạo ra sự đa dạng hơn trong việc cung cấp các sản phẩm xây dựng cho thị trường xây dựng Việt Nam.

Như chúng ta biết, Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh nên các nhu cầu về nhà ở và hạ tầng khá caọ Chính điều này khiến cho các DNXD cĩ chiến lược đúng đắn cĩ tăng trưởng cao và thu được các kết quả kinh doanh tích cực. Ví dụ như các Cơng ty Cổ phần Vinhomes, Cơng ty cổ phần Tập đồn Xây dựng Hịa Bình, Cơng ty cổ phần Xây dựng Coteccons đã cĩ sự phát triển mạnh mẽđể trở thành các nhà phát

triển bất động sản hoặc nhà thầu xây dựng cĩ tiếng hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo báo cáo của Viện nghiên cứu phát triển hạ tầng và quy hoạch đơ thị, từ giữa năm 2018 đến nay, tăng trưởng của các dự án xây lắp và hạ tầng bắt đầu chững lại và cĩ chiều hướng đi xuống. Các chuyên gia nhận định rằng nguyên nhân của hiện tượng này là do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mơ như tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của nền kinh tế giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng và dịch bệnh. Thậm chí những thời điểm giãn cách xã hội vì dịch bệnh, các DNXD phải dừng hoạt động theo chỉ thị của Chính phủ. Bên cạnh đĩ, sự phát triển thiếu bền vững và cân đối của thị trường bất động sản nhà ở, căn hộ, khách sạn đã tạo ra sự khơng cân đối tổng nợ của các DNXD và chi phí vốn cao khiến cho lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm đáng kể. Để ứng phĩ với những thách thức mới, một số DNXD đã điều chỉnh chiến lược kinh doanh và tái cấu trúc theo hướng tập trung nguồn lực cho một vài lĩnh vực cốt lõi (nhà ở dân dụng, nhà thầu chuyên nghiệp, hay xây lắp cơng trình ngầm...). Mặt khác, một số DNXD đã tìm kiếm thêm lĩnh vực kinh doanh mới cĩ liên quan như bất động sản cơng nghiệp hay điện mặt trời nhằm tận dụng các chính sách ưu đãi của nhà nước trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi hoặc phát triển năng lượng tái tạọ

Từ đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nền kinh tế nước ta đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong các ngành đĩng gĩp cho nền kinh tế, ngành xây dựng khơng đĩng gĩp được như các năm trước đây do (i) bị ảnh hưởng mạnh do Chính phủ cĩ các chính sách tạm dừng sản xuất (ii) các hoạt động kinh tế khác trong nước giảm do nhu cầu thị trường giảm sút mạnh, (iii) suy giảm nhu cầu đầu tư (theo khảo sát tháng 4 năm 2020 của Global Data), (iv) sự gián đoạn của chuỗi cung ứng trong ngành xây dựng. Vì vậy mà trong quý 1 năm 2020, tăng trưởng ngành xây dựng chỉ đạt 4,37%, đây là chỉ số tang trưởng thấp nhất từ năm 2014 tới naỵ Năm 2020 cũng được cho là năm khĩ khăn cho ngành xây dựng khi mà phần lớn các cơng ty trong ngành là doanh nghiệp nhỏ và vừa với lợi nhuận cận biên thấp. Bên cạnh đĩ, rủi ro ngành xây dựng cũng lớn hơn bao gồm: (i) Rủi ro do tăng giá nguyên vật liệu do ảnh hưởng của nguồn cung khiến chi phí nguyên vật liệu tăng cao, (ii) Rủi ro về thu hồi cơng nợ khi thực hiện dự án do khách hàng chiếm dụng vốn hoặc khách hàng khĩ khăn về nguồn vay hoặc thu nhập do ảnh hưởng của Covid-19, (iii) Rủi ro liên quan đến biến động nhu cầu xây dựng do đại dịch Covid 19 khiến cho hoạt động của các DNXD khơng ổn định, các kế hoạch sản xuất kinh doanh bịđình trệ, đặc biệt là các DNXD nhỏ.

3.1.2. Trin vng th trường phát trin ca các doanh nghip xây dng

Theo khảo sát hoạt động sản xuất kinh doanh ngành xây dựng của Tổng cục Thống kê năm 2020 (GSO, 2020), cĩ đến 47% doanh nghiệp khi được hỏi cho rằng

hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ gặp những khĩ khăn trong quý 1 năm 2020 và tiếp tục khĩ khăn hơn trong thời gian tới do các hoạt động giãn cách xã hộị Chính vì vậy mà triển vọng của ngành xây dựng trong thời gian tới chưa thể trở lại trạng thái bình thường như trước năm 2020 do bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đĩ yếu tố đại dịch Covid 19 cĩ thể khiến cho thị trường xây dựng chưa thể tăng trưởng mạnh trở lại trong ngắn hạn. Trong khi đĩ, áp lực cạnh tranh giữa các DNXD ngày một mạnh hơn trong giai đoạn khĩ khăn này khi mà các DNXD chưa cĩ những phương thức cạnh tranh mới khiến cho doanh thu và lợi nhuận của họ giảm sút. Trong xây dựng dân dụng do các cơng ty thường cĩ quy mơ nhỏ với trình độ kỹ thuật và độ chuyên mơn hĩa thấp nên sẽ ngày càng khốc liệt hơn khi mà rào cản gia nhập ngành là khá thấp. Các DNXD lớn tập trung vào xây dựng hạ tầng đã đầu tư mạnh cho nghiên cứu phát triển, cơng nghệ và chuyên mơn hĩa cao sẽ gặp ít khĩ khăn hơn khi mà rào cản gia nhập ngành là quá lớn đối với các DNXD mớị Bên cạnh đĩ, một số DNXD đã chuyển hướng sang đầu các trang trại điện giĩ, điện mặt trời, hoặc thủy điện cũng chịu sức cạnh tranh ít hơn.

Với kinh nghiệm xử lý và đối phĩ với dịch Covid-19, chính phủ Việt Nam đã từng bước kìm chế được dịch bệnh và nới lỏng giãn cách xã hội, giúp cho nhiều doanh nghiệp xây dựng thi cơng trở lạị Bên cạnh đĩ, Việt Nam đã chủ động sản xuất được nguyên vật liệu phục vụ xây dựng và nhân cơng địa phương sẵn sàng cho tham gia các dự án khiến cho các DNXD cĩ thể tiếp tục thi cơng các dự án của mình. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết sản phẩm của ngành xây dựng bị phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng của cả nền kinh tế và của từng lĩnh vực cĩ liên quan đến xây dựng cũng như các nhĩm khách hàng cá nhân tiềm năng muốn mua các sản phẩm và dịch vụ của DNXD. Cụ thể, hoạt động xây dựng bao gồm các hoạt động thiết kế, thi cơng cơng trình theo yêu cầu cụ thể của khách hàng ở các địa điểm khác nhaụ Do đĩ, các DNXD phải cung cấp các gĩi sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng cá thể. Điều này khiến cho các sản phẩm và dịch vụ đầu ra của DNXD rất khác so với sản phẩm đầu ra của các nhà máy sản xuất cốđịnh.

Triển vọng của ngành xây dựng trong ngắn hạn phụ thuộc vào việc kiểm sốt dịch bệnh và chu kỳ phát triển bất động sản tới mỗi nhĩm sản phẩm, dịch vụ và khách hàng khác nhaụ Cụ thể, mảng hạ tầng khu cơng nghiệp cĩ thể sẽ chịu ít ảnh hưởng tiêu cực nhất, tiếp đến là xây dựng cơ sở hạ tầng cĩ cơ hội phát triển nếu Chính phủ đẩy mạnh đầu tư cơng và giải ngân vốn nhằm khơi phục kinh tế và tạo việc làm, trong khi mảng xây dựng bất động sản đểở và du lịch cĩ thể tiếp tục bịảnh hưởng mạnh do nhu cầu của khách hàng, dịch bệnh, và chu kỳ của thị trường bất động sản. Thực tế cho

thấy bất động sản du lịch gần nhưđứng im trong thời gian vừa qua tình trạng hạn chế di chuyển và tạm dừng nhập cảnh đối với người nước ngồi khiến cho phân khúc bất động sản du lịch gần nhưđĩng băng và kéo theo đĩ là việc các DNXD bị thiệt hại về tài chính. Chính điều này đã tác động khá mạnh vào sự phát triển của sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng nĩi chung và sản phẩm condotel nĩi riêng.

Trong dài hạn, triển vọng của ngành xây dựng và các sản phẩm xây dựng cĩ thể vẫn tốt. Tuy nhiên triển vọng của ngành sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ yếu như yếu tố nhân khẩu học, yếu tố tăng trưởng kinh tế, và yếu tố pháp lý. Cụ thể, thứ nhất cơ cấu dân số vàng của Việt Nam là động lực quan trọng thúc đẩy nhu cầu xây dựng trong dài hạn, tập trung vào nhĩm sản phẩm nhà ở, bất động sản cơng nghiệp, và xây dựng hạ tầng đơ thị. Thứ hai, nền kinh tế nước ta cĩ tốc độ tăng trưởng hàng đầu ở khu vực châu Á với xu thế đơ thị hĩa cao khiến cho nhu cầu phát triển các đơ thị ở Việt Nam rất mạnh. Hiện nay, tỉ lệ dân số Việt Nam sống ở các đơ thị chỉ chiếm 1/3 dân số cả nước. Tỉ lệ này cịn khá thấp so với các nước quốc gia khác trong khu vực. Chính xu thế này thúc đẩy phát triển các sản phẩm xây dựng dân dụng cũng như các sản phẩm xây dựng phục vụ thương mại, cơng cộng và hạ tầng đơ thị. Thứ ba, Việt Nam đang từng bước hồn thiện các quy định về quản lý và đầu tư xây dựng nhằm tạo ra mơi trường cạnh tranh lành mạnh và minh bạch trong lĩnh vực xây dựng. Luật Xây dựng 2014 và các Nghị định cĩ liên quan đã gĩp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường kinh doanh xây dựng và tạo sự thay đổi quan trọng rõ rệt đối với một số thủ tục hành chính trong phát triển các dự án và kinh doanh bất động sản.

Trong năm 2021, ngành xây dựng vẫn tiếp tục gặp những khĩ khăn mà chủ yếu là do bất ổn của đại dịch Covid 19. Chính phủ và một số tỉnh thành phố thực hiện giãn cách xã hội đã cĩ những ảnh hưởng lớn đến thủ tục phê duyệt dự án, thủ tục hành chính trong quá trình triển khai xây dựng, tình trạng khĩ tiếp cận nguồn vốn, hay tâm lý của NV… đã ảnh hưởng khơng nhỏ đối với sự phát triển của các DNXD. Theo Vietnam Report 2021, để vượt qua các khĩ khăn trên, doanh nghiệp ngành xây dựng đã cĩ những thay đổi lớn tập trung vào: (1) nâng cao hiệu quả và hiệu suất trong quản lý dự án và hoạt động thi cơng; (2) đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ doanh nghiệp; (3) đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng cơng nghệ, và chuyển đổi số vào hoạt động quản lý, thi cơng, và bán hàng; (4) đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu; (5) đầu tư mạnh cho hoạt động nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo trong kinh doanh; và (6) đánh giá lại các nguồn lực và tái cơ cấu tổ chức nhằm giúp cho doanh nghiệp cĩ thể vượt qua thời kỳ khủng hoảng thành cơng.

3.1.3. Đặc đim nhân lc ca các doanh nghip ngành xây dng Vit Nam

Việt Nam đang trong quá trình đơ thị hĩa cao nên các hoạt động xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, đơ thị hố, nhà ở… được ưu tiên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân và xã hộị Theo Tổng cục thống kê, mỗi năm Việt Nam dành từ 30 - 40% GDP cho đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nên sẽ cĩ thêm nhiều cơng trình xây dựng nhà ở, cộng đồng, và xây dựng hạ tầng được triển khaị Chính vì vậy mà ngành xây dựng đang được xem là ngành chủ chốt trong phát triển mạnh nhất hiện naỵ Điều này khiến cho nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ ngành xây dựng sẽ tăng mạnh với nhiều nhĩm lao động khác nhau từ lao động phổ thơng đến lao động được đào tạo chuyên nghiệp và kỹ năng chuyên sâu về nghề xây dựng.

Báo cáo của Tổng hội Xây dựng Việt Nam năm 2020 về thực trạng nguồn nhân lực của ngành cho biết, hiện cĩ hơn 7 triệu lao động đang làm việc trong các DNXD trên cả nước. Trong giai đoạn tới, khi nhu cầu xây dựng của nước ta ngày càng tăng cao thì nhu cầu nhân lực ngành xây dựng sẽ cịn tăng cao hơn nữạ Báo cáo cũng đưa ra dự báo mỗi năm ngành xây dựng sẽ cần thêm khoảng 400.000 - 500.000 cơng nhân và kỹ sư. Với nhu cầu nhân lực như đã dự báo thì số lượng NV làm việc trong ngành xây dựng vào năm 2030 sẽ là khoảng 12 - 13 triệu NV. Tuy nhiên, tỷ lệ nhân lực của ngành qua đào tạo ở Việt Nam mới đạt khoảng 65% và mục tiêu đến năm 2030 sẽ tăng lên khoảng 75%. Mặc dù các trường đào tạo đã tăng chỉ tiêu đào tạo nhưng nguồn nhân lực qua đào tạo tăng thêm này vẫn chưa thểđáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng lao động của các DNXD. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực hiện nay của ngành đã khiến cho năng suất lao động khơng cao, tiến độ xây dựng chậm, và chất lượng xây dượng cịn nhiều những hạn chế. Đây là lý do khiến cho DNXD Việt Nam khĩ cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa và sẽ bị hạn chế rất nhiều khi mà DNXD Việt Nam tham gia đấu thầu các dự án xây dựng quốc tế.

Theo các chuyên gia trong ngành, các dự án xây dựng lớn hiện nay tại Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ngồị Khi thực hiện các dự án đấu thầu lớn trong nước, các nhà thầu trong nước thường khĩ trúng thầu do thiếu kinh nghiệm, cơng nghệ và nhân lực chất lượng caọ Chính vì vậy mà các dự án xây dựng lớn tại Việt Nam thường do các tổng thầu nước ngồi thực hiện. Các doanh nghiệp xây dựng trong nước thường chỉ làm thầu phụ cho các tổng thầu nước ngồị Báo cáo của Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đơ thị cho thấy cơ cấu lao động của ngành xây dựng hiện nay khơng phù hợp khi cĩ hiện tượng “thừa thầy, thiếu thợ”. Mặt khác, chất lượng đội ngũ cơng nhân cũng chưa cao, đặc biệt là kỹ năng và thái độ của NV trong việc thực hiện cơng việc. Nhĩm lao động tay nghề cao đã qua

đào tạo chỉ chiếm tỷ lệ 11,8% và thợ bậc 6 hoặc 7 chỉ chiếm khoảng 7% đội ngũ nhân viên ngành xây dựng. Đứng trước thực trạng trên, nhiệm vụ chính của ngành xây dựng hiện nay là cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, tập trung vào việc bồi dưỡng, trang bị những kiến thức, kỹ năng hiện đại cho lực lượng lao động của ngành xây dựng để Việt Nam cĩ được lực lượng lao động chất lượng cao phục vụ cho các dự án xây dựng lớn trong giai đoạn tớị Bên cạnh đĩ, việc đào tạo thực hành cho đội ngũ lao động cũng rất quan trọng, đặc biệt là đào tạo cho NV khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị và cơng nghệ hiện đại trong ngành xây dựng.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)