Phương pháp phân tích số liệu và kiểm định thang đo

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Trang 71 - 76)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Phương pháp phân tích số liệu và kiểm định thang đo

Nghiên cứu sinh sử dụng SPSS và AMOS để xử lý, ước lượng kết quảđiều tra khảo sát nhằm kiểm định các giả thuyết. Thí sinh thực hiện seminar khoa học tại Viện Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân để trao đổi, chia sẻ và thống nhất các nội dung, kết quả nghiên cứu sau đợt khảo sát thu thập, xử lý số liệu, và trình bày kết quả nghiên cứu chuyên đề tại hội thảo của do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức.

Kết quả số phiếu được điền đầy đủ thơng tin là 539 phiếu (tỉ lệ phản hồi 35.9%). Kết quả phản hồi này là chấp nhận được vì thực tế nghiên cứu về CSR tương tự của Welford (2004) tại các quốc gia châu Á gồm Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, và Malaysia cĩ tỉ lệ phản hồi tương ứng là 60%, 53%, 27%, và 23%. Thực hiện kiểm định thang đo bước đầu cho thấy giá trị Cronbach alpha đối với các thang đo CSR nằm trong khoảng 0,81 – 0,94. Kết quả này cĩ thể khẳng định thang đo đảm bảo độ tin cậy vì theo Hair và cộng sự (2006), hệ số Cronbach alpha từ 0,7 trở lên là thang đo cĩ thể sử dụng được. Chi tiết về kết quả Cronbach alpha của thang đo được thể hiện trong bảng 3.5 dưới đâỵ

Bảng 3.5: Hệ số Cronbach alpha của thang đo

Thang đo Cronbach's alpha

Quan hệ lao động 0.903 Cân bằng cơng việc và cuộc sống 0.891 Đối thoại 0.897 An tồn và sức khỏe 0.815 Đào tạo và phát triển 0.882 Mức độ hấp dẫn của tổ chức 0.861 CKTC 0.940 CKLI 0.927 CKĐĐ 0.925 Nguồn: Tác giả tổng hợp

Thơng tin chi tiết về độ tuổi, giới tính, năm kinh nghiệm và trình độ học vấn được thể hiện trong bảng 3.6 sau đâỵ Theo kết quả khảo sát, các độ tuổi tham gia khảo sát gồm: dưới 30 tuổi, từ 30-39 tuổi, từ 40-49 tuổi, và trên 50 tuổi với tỉ lệ trả lời phiếu khảo sát tương ứng là 34.9%, 27.5%, 11.3%, và 26.3%. Xét theo giới tính, tỉ lệ nam giới là 303 người (chiếm 56.2%), nữ giới là 236 (chiếm 43.8%). Qua thống kê kết quả khảo sát chúng ta cĩ thể thấy số nam và nữ tham gia trả lời phỏng vấn khơng quá chênh lệch nhaụ Về năm kinh nghiệm, 62 người cĩ năm kinh nghiệm dưới 3 năm (chiếm 11.5%), 181 người cĩ năm kinh nghiệp từ 3-6 năm (chiếm 33.6%), 296 người cĩ năm kinh nghiệp trên 6 năm (chiếm 54.9%). Mẫu khảo sát cũng cho chúng ta thấy đa số người trả lời phiếu cĩ trình độ đại học với 283 người (chiếm 52.5%). Số người

cĩ trình độ trung cấp và cao đẳng trả lời phiếu khảo sát là 122 người (chiếm 22.6%), trong khi người được hỏi cĩ trình độ sau đại học trả lời phiếu khảo sát là 134 người (chiếm 24.9 %).

Bảng 3.6: Thơng tin về mẫu khảo sát

Thơng tin Số người trả lời Phần trăm

Độ tuổi Dưới 30 tuổi 188 34.9% Từ 30 – 39 tuổi 148 27.5% Từ 40 – 49 tuổi 61 11.3% Trên 50 tuổi 142 26.3% Giới tính Nữ 236 43.8% Nam 303 56.2%

Năm kinh nghiệm

Ít hơn 3 năm 62 11.5%

Từ 3-6 năm 181 33.6%

Hơn 6 năm 296 54.9%

Trình độ học vấn

Trung cấp & cao đẳng 122 22.6%

Đại học 283 52.5%

Sau đại học 134 24.9%

Bên cạnh việc xử lý số liệu định lượng, NCS cũng thực hiện phân tích số liệu từ phỏng vấn và quan sát để kiểm chứng và so sánh với kết quả từ phân tích định lượng. Phân tích dữ liệu định tính tập trung vào những nội dung và dữ liệu thu thập từ phỏng vấn, quan sát thực tế tại DNXD mà NCS đến phỏng vấn cũng như các chứng cứ, hoạt động, và sự kiện được thể hiện trên trang thơng tin của doanh nghiệp cũng như trong các tài liệu nội bộ về doanh nghiệp.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3 này, nghiên cứu sinh đã mơ tả chi tiết các bước trong quy trình nghiên cứu mà nghiên cứu sinh sẽ tuân theo trong quá trình làm luận án tiến sĩ. Nghiên cứu sinh cũng đã đề xuất mơ hình dùng để phân tích mối quan hệ giữa CSR đối với NV, sự hấp dẫn của doanh nghiệp và CK của NV trong các DNXD trên địa bàn đồng bằng sơng Hồng. Chương này cũng đã trình bày chi tiết về cách thức phát triển thang đo ba nhĩm biến (i) CSR đối với NV, (ii) mức độ hấp dẫn của tổ chức, và (iii) CK của NV trong các DNXD. Trong chương này, nghiên cứu sinh cũng đã trình bày việc thiết kế phiếu khảo sát, câu hỏi phỏng vấn, chọn mẫu khảo sát và thực hiện khảo sát phục vụ đề tài nghiên cứụ Nghiên cứu sinh cũng trình chi tiết đối tượng và thời điểm thực hiện các buổi phỏng vấn nhằm thu thập thơng tin phục vụ cho luận án. Kết quả nghiên cứu của chương 3 sẽ làm nền tảng cho nghiên cứu sinh thực hiện các việc thu thập số liệu, phân tích và bình luận về mối quan hệ giữa CSR đối với NV, sự hấp dẫn của tổ chức, và CK của NV trong các DNXD tại Việt Nam.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CSR ĐẾN CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

ỞĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG

4.1. Thực trạng thực hiện CSR và CK của NV trong các DNXD đồng bằng sơng Hồng giai đoạn 2015 - 2020

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)