Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Trang 107 - 110)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.3. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng

Thực hiện thành cơng CSR đối với NV được coi là một trong những mục tiêu chiến lược chính của DNXD trong thế kỷ 21 bởi vì các doanh nghiệp này phải cạnh canh rất gay gắt để thu hút và giữ chân nhân tài và nhân sự cĩ tay nghề caọ Vì vậy, các DNXD tại Việt Nam muốn thúc đẩy việc thực hiện CSR đối với NV cần tập trung vào các gợi ý sau đây:

Thứ nhất, DNXD cần tích hợp hoạt động CSR đối với NV vào chiến lược của doanh nghiệp. Cụ thể, DNXD cần tích hợp hoạt động CSR vào các kế hoạch của doanh nghiệp bao gồm: (i) tích hợp CSR đối với NV vào sứ mệnh của doanh nghiệp theo hướng doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu gì về an tồn lao động, phát triển nguồn nhân lực, và các chính sách lao động, (2) phân tích những yếu tố mơi trường xung quanh và bên trong doanh nghiệp để nhận diện những khĩ khăn và thách thức trong việc thực hiện CSR đối với NV, (3) DNV tập trung cạnh tranh ở những phân đoạn thị trường nào bởi vì điều này cĩ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực. Ví dụ nếu DNXD tập trung vào phân khúc sản phẩm xây dựng cao cấp thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ cần nhân lực cĩ tay nghề cao và ngược lại, (4) làm thế nào để DNXD thực hiện CSR đối với NV tốt hơn đối thủ cạnh tranh bởi vì như chúng ta đã biết nếu một DNXD khơng thực hiện chếđộ tốt đối với NV và đảm bảo an tồn cho NV thì NV cĩ thể sẽ chuyển sang các DNXD khác cĩ điều kiện lao động và chếđộđãi ngộ tốt hơn.

Thứ hai, DNXD trên địa bàn sơng Hồng cần tập trung vào xây dựng, ban hành

và thực thi các chính sách CSR đối với NV (như quan hệ lao động, tạo sự cân bằng cơng việc và cuộc sống, quyền đối thoại trong doanh nghiệp, an tồn và sức khỏe, đào tạo và phát triển) phù hợp với luật lao động và các quy định của Chính phủ về quyền con người và các tiêu chuẩn lao động liên quan nhằm đảm bảo NV được đối xử cơng bằng và bình đẳng như nhaụ Cụ thể, các DNXD cĩ thể áp dụng cơng cụ PDCA để lập kế hoạch, thực thi, kiểm tra giám sát, và điều chỉnh thường xuyên các hoạt động CSR đối với NV trong doanh nghiệp. Mặt khác, các DNXD này cần khuyến khích NV tham

gia cơng đồn và các hiệp hội lao động cũng như tăng cường đối thoại cởi mở với NV và các cơ quan đại diện NV nhằm tìm ra các giải pháp tốt nhất cho cả hai bên trong quá trình làm việc.

Thứ ba, DNXD cần xây dựng văn hĩa an tồn trong quá trình thực hiện thi cơng các cơng trình bao gồm (1) quy định rõ ràng về các yêu cầu an tồn tại nơi làm việc cũng như vấn đềđảm bảo sức khỏe cho NV, (2) bắt buộc NV phải dự các khĩa đào tạo an tồn đối với sử dụng máy mĩc, thiết bị tại nơi làm việc, tuân thủ các hướng dẫn trong quá trình thi cơng (3) chỉ nhận các nhiệm vụ khi đã được đào tạo, bồi dưỡng và hướng dẫn về an tồn lao động, (4) khi thấy các cơng việc rủi ro cao hoặc cĩ thể xẩy ra tai nạn, NV cần báo cáo với cấp quản lý và cĩ thể từ chối làm việc đến khi các rủi ro được xử lý theo đúng quy định. Bên cạnh đĩ, doanh nghiệp cần dành ngân sách và thực hiện nghiêm túc các hoạt động CSR đối với nhân viên bằng các biện pháp đảm bảo an tồn lao động như (1) dành ngân sách cho các giải pháp kỹ thuật an tồn, (2) dành ngân sách để đào tạo, bồi dưỡng và tuyên truyền về cơng tác an tồn, (3) dành ngân sách cho việc đầu tư các dụng cụ, đồ bảo hộ cá nhân cho nhân viên, (4) dành ngân sách đầu tư cho việc phịng, chống cháy, nổ hay sự cố gây tai nạn lao động tại nơi làm việc, (5) dành ngân sách mời các cơ quan chuyên mơn độc lập thẩm định và đánh gia các hoạt động bảo vệ an tồn lao động trên cơng trường xây dựng.

Thứ tư, DNXD cần nâng cao vai trị của bộ phận quản lý an tồn lao động tại nơi làm việc. Nêu rõ trách nhiệm trong việc đảm bảo an tồn tại cơng trường thi cơng của kỹ sư giám sát an tồn, chủđầu tư cũng như nhà thầu như sau: (1) xây dựng các kế hoạch tổng thể về bảo vệ an tồn lao động tại các cơng trường thi cơng, (2) hướng dẫn phát hiện các rủi ro, nguy cơ tai nạn cho NV và cách thức đối phĩ với các rủi ro và nguy cơ tại nơi làm việc, (3) thường xuyên giám sát, nhắc nhở NV sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động cá nhân và quy trình sử dụng máy mĩc an tồn tại cơng trường, (4) đình chỉ ngay những cơng nhân khơng tuân thủ hoặc vi phạm các quy định về an tồn lao động và báo cáo cho quản lý tại nơi làm việc các trường hợp vi phạm.

Cuối cùng, DNXD cần thường xuyên đào tạo và đánh giá các hoạt động tuân

thủ an tồn lao động tại nơi làm việc gắn với CSR đối với NV như: (1) Tuyển lao động đủ tuổi theo quy định, khơng sử dụng lao động trẻ em làm cơng việc trên cơng trường, (2) đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện NV vềđảm bảo an tồn và vệ sinh lao động và cấp thẻ cho NV tuân thủ quy định làm việc tại các cơng trường, (3) yêu cầu tuân thủ các quy định về sức khỏe của NV như giấy chứng nhận sức khỏe và tổ chức khám định kỳ hàng quý cho NV nhằm đảm bảo cơng tác an tồn lao động, (4) thường xuyên giám sát, đánh giá sự tuân thủ các hoạt động tuyển chọn và sử dụng lao động tại nơi làm

việc, nếu phát hiện hành vi gây rủi ro hoặc mất an tồn lao động thì người quản lý cần cĩ phương pháp giải quyết kịp thờị DNXD cĩ thể tích hợp hoạt động CSR đối với NV vào báo cáo phát triển bền vững hàng năm của đơn vị.

5.3.1. Đối vi người lao động trong doanh nghip ngành xây dng

Cơng việc cĩ ý nghĩa và thu nhập tốt là những nhân tố quan trọng trong phát triển con người, giúp cho người lao động cĩ mức sống được cải thiện và đảm bảọ Thực hiện CSR đối với nhân viên là tơn trọng pháp quyền và tạo ra sự cơng bằng và bình ổn xã hộị Thực hiện thành cơng CSR đối với nhân viên trong các DNXD cần cĩ sự tham gia của nhiều bên liên quan, trong đĩ cĩ cả NV trong DNXD. Vì vậy, bản thân NV trong các DNXD sẽ đĩng vai trị rất quan trọng trong việc đẩy mạnh các hoạt động CSR đối với chính họ. Sau đây là các gợi ý người lao động nên làm:

Thứ nhất, NV cần tự nâng cao hiểu biết và chủđộng tìm hiểu, theo dõi tuân thủ pháp luật về lao động và giám sát việc thực thi các chính sách về lao động của doanh nghiệp xây dựng đối với NV bao gồm quan hệ lao động, tạo sự cân bằng cơng việc và cuộc sống, quyền đối thoại trong doanh nghiệp, an tồn và sức khỏe, đào tạo và phát triển. Bên cạnh đĩ, NV cũng cần kịp thời chia sẻ và thơng tin lại các chính sách pháp luật liên quan đến lao động cho các đồng nghiệp để tất cả đội ngũ lao động trong doanh nghiệp hiểu được CSR đối với NV và cùng nhau phối hợp thực hiện CSR nhằm giúp cho mơi trường làm việc được tốt và an tồn hơn cho NV trong các DNXD.

Thứ hai, NV trong doanh nghiệp cĩ thể thơng qua cơng đồn hoặc hiệp hội đại diện cho NV đề nghị DNXD minh bạch hĩa các quyền và nghĩa vụ của người lao động, đặc biệt là quyền và nghĩa vụ của NV khi tham gia làm việc tại các cơng trường. Bản thân NV cũng cần tham gia tích cực vào các hoạt động của tổ chức cơng đồn hoặc tổ chức đại diện cho NV trong DNXD nhằm giúp cho các tổ chức này lớn mạnh hơn, hoạt động bài bản hơn và quan trọng hơn cả là tuân thủ các quy định pháp luật và các nguyên tắc của tổ chức lao động quốc tế, giúp cho cả doanh nghiệp và NV đều thỏa mãn.

Thứ ba, NV yêu cầu DNXD cơng bố các quy trình giải quyết tranh chấp lao động nhằm giúp cho các bên giải quyết nhanh gọn các tranh chấp trong quá trình làm việc, giúp cho DNXD và NV sớm ổn định và tiếp tục cơng việc. Thơng qua cơng đồn, NV đề nghị DNXD các phương thức ngăn ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi khơng phù hợp tại nơi làm việc một cách hiệu quả, đặc biệt là việc can thiệp của chủ doanh nghiệp vào các hoạt động của cơng đồn cơ sở. NV cĩ thể tham gia vào cơ chế tham vấn ba bên về quan hệ lao động nhằm bảo đảm vừa tham vấn và hỗ trợ các bên trong

việc thực hiện và tuân thủ các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước về quản lý và sử dụng lao động, tăng cường đối thoại, thương lượng tập thể trong DNXD.

Thứ tư, NV cần chủđộng tìm hiểu, học tập nhằm nâng cao hiểu biết và cải thiện các kỹ năng thương lượng, đàm phán, và giải quyết xung đột trong doanh nghiệp dựa trên những quy định của pháp luật về lao động. Người lao động cần tích cực phối hợp với các bên liên quan đểđối thoại, thương lượng, và ký thỏa ước lao động tập thể, làm cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích cho NV trong DNXD. Đề nghị doanh nghiệp cĩ các biện pháp trao đổi thơng tin hiệu quả giữa người lao động, đại diện cho NV và đại diện DNXD nhằm xử lý kịp thời những vụ việc phát sinh liên quan đến tranh chấp trong quá trình làm việc, tạo sự thỏa mãn cho tất cả các bên tại nơi làm việc.

Cuối cùng, NV làm việc trên cơng trường cần (i) tuân thủ các quy định và hướng dẫn về an tồn tại nơi làm việc của DNXD và nhà nước; (ii) chủđộng tìm hiểu kiến thức nhằm nâng cao kỹ năng sử dụng phương tiện, máy mĩc, thiết bị an tồn tại nơi làm việc; (iii) bắt buộc tham gia các khĩa đào tạo và huấn luyện an tồn trước khi bắt tay vào cơng việc, tuyệt đối khơng tự ý vận hành phương tiện, máy mĩc, thiết bị khi chưa hiểu kỹ; (iv) chủ động phát hiện và phịng tránh các rủi ro cĩ thể xẩy ra tại nơi làm việc; (v) báo cáo ngay với người quản lý khi phát hiện các rủi ro và nguy cơ tai nạn tại cơng trường làm việc; (vi) từ chối khi được giao các cơng việc mà bản thân thấy cĩ rủi ro hoặc khơng an tồn tại nơi làm việc.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN CAM KẾT CỦA NHÂN VIÊN VỚI TỔ CHỨC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)