Thiết kế không gian làm việc của văn phòng

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy văn phòng tại bộ nội vụ (Trang 59 - 60)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2. Các giải pháp hoàn thiện bộ máy văn phòng tại Bộ Nội vụ

3.2.2. Thiết kế không gian làm việc của văn phòng

Văn phòng Bộ Nội vụ có diện tích tương đối lớn (trên 50 mét vuông) và số lượng cán bộ văn phòng cũng khá nhiều (81 người) có thể bài trí nội thất theo cách phân bổ khu vực: phòng lãnh đạo, phòng làm việc của cán bộ văn phòng, phòng tiếp khách, phòng họp, ...

Thiết kế các phòng chức năng:

Phòng lãnh đạo: Nội thất nên thể hiện sự khác biệt giữa các bộ phận khác, có thể tùy theo đặc thù công việc của lãnh đạo để thiết kế phù hợp.

60

Phòng cán bộ văn phòng: Bố trí bàn làm việc theo từng dãy, có vách ngăn để đảm bảo không gian riêng tư của mỗi cá nhân. Nhưng vẫn không làm mất tính đồng bộ chung về mặt không gian.

Phòng họp: Đây là không gian thường dùng để báo cáo, đưa ra những chiến lược và triển khai công việc. Thiết kế cần mang đến sự trang trọng, chuyên nghiệp nhưng cũng tạo sự thoải mái. Màu sắc nội thất sử dụng trang nhã lịch sự, có ánh sáng vừa đủ, không quá tối hay quá gắt để tạo sự tập trung cho mỗi cá nhân.

Phòng tiếp khách: Dùng để đón tiếp khách của lãnh đạo, cơ quan, đơn vị, vậy nên nơi đây chú trọng sự đẹp mắt, hiện đại, thể hiện được rõ ràng tinh thần làm việc của đơn vị.

Thiết kế không gian:

Tại Bộ Nội vụ là môi trường cơ quan hành chính nhà nước, nên cần có một chuẩn mực nhất định về không gian, cần đảm bảo sự nghiêm túc, lịch sự và phù hợp với chức năng nhiệm vụ của văn phòng. Hiện nay không gian mở đang là xu thế thiết kế văn phòng, không gian mở tận dụng tối đa diện tích phòng làm việc, có thể bài trí nội thất văn phòng theo hướng đơn giản và tạo sự thông thoáng, tăng tính kết nối cũng như tinh thần làm việc của các cán bộ văn phòng.

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy văn phòng tại bộ nội vụ (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)