Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Bộ Nội vụ

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy văn phòng tại bộ nội vụ (Trang 36 - 38)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1. Tổng quan về Bộ Nội Vụ và Văn phòng Bộ Nội vụ

2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Bộ Nội vụ

Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Bộ Nội vụ được quy định rõ tại Quyết định số 698/QĐ-BNV ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Nội vụ về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng Bộ.1

* Vị trí và chức năng

1. Văn phịng Bộ Nội vụ là tổ chức thuộc Bộ Nội vụ, thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng tổng hợp, đánh giá tình hình hoạt động chung của Bộ và ngành Nội vụ đưa ra các báo cáo về kết quả hoạt động, tổng hợp thông tin quản lý phục vụ chỉ đạo, hỗ trợ điều hành, điều phối chương trình làm việc của Bộ trưởng và các Thứ trưởng, các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ theo chương trình, kế hoạch cơng tác và theo chỉ đạo của Bộ trưởng.

Thực hiện nhiệm vụ giúp việc cho Bộ trưởng và các Thứ trưởng trong công tác điều hành, quản lý, ra quyết định. Tham mưu, quản lý, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, văn thư, lưu trữ, thường trực Ban chỉ đạo xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO vào hoạt động của Bộ Nội vụ.

2. Văn phịng Bộ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, thẩm quyền nhất định, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng theo quy định của pháp luật

* Nhiệm vụ

Văn phòng Bộ là đơn vị thực hiện công tác tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ và có những quyền hạn sau đây:

1 Quyết định số 698/QĐ-BNV ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Nội vụ về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Văn phòng Bộ

37

1. Chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Bộ. Chuẩn bị, soạn thảo nội dung, chương trình, ghi biên bản và ban hành thơng báo kết luận tất cả các cuộc họp, giao ban công tác của Bộ. Là đầu mối liên hệ giao dịch với các Bộ, ngành địa phương.

2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ.

3. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và các nhiệm vụ khác của thành viên Chính phủ theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ và Quy chế làm việc của Chính phủ.

4. Thực hiện nhiệm vụ giúp việc Bộ trưởng và các Thứ trưởng. 5. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và truyền thông.

6. Thực hiện nhiệm vụ văn thư, lưu trữ và kiểm sốt thủ tục hành chính. 7. Thực hiện cơng tác kế toán, tài vụ của cơ quan Bộ. là đơn vị dự toán cấp III của Bộ.

8. Thực hiện chức trách chủ đầu tư theo quy định của pháp luật đối với những cơng trình tại trụ sở cơ quan Bộ khi được Bộ trưởng giao, đảm bảo minh bạch, chính xác.

9. Thực hiện các nhiệm vụ quản trị công sở, phục vụ hậu cần cho lãnh đạo, đảm bảo thực hiện hiệu quả các công việc được giao.

10. Làm thường trực Ban chỉ đạo tổ chức xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO đảm bảo thực hiện khoa học, chính xác, hiệu quả. Ứng dụng cơng nghệ thơng tin nhằm đổi mới hiện đại hố trong cơng tác văn phịng theo quy định của pháp luật.

38

11. Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu khoa học và tham gia tập huấn chuyên mơn, nghiệp vụ có nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Bộ và của Bộ.

12. Quản lý công chức, người lao động của Văn phòng Bộ theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ Nội vụ.

13. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc theo chỉ đạo của Bộ trưởng.

Một phần của tài liệu Tổ chức bộ máy văn phòng tại bộ nội vụ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)