Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Hoạt động tạo động lực làm việc cho nhân viên văn phòng tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông (Trang 39 - 43)

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Intracom

7. Cấu trúc của đề tài

2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Intracom

(Nguồn: Văn phòng Công ty)

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Văn phòng công ty HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

Phòng Kế hoạch Kỹ thuật Phòng Tài chính Kế toán Phòng Đầu tư dự án nhà – đô thị số 1 Phòng Đầu tư dự án nhà – đô thị số 2 Phòng Đầu tư dự án Thủy điện

33

Chức năng, nhiệm vụ của phòng, ban:

* Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong Công ty, quyết định những vấn đề mang tính phát triển, tồn tại của Công ty.

- Phê duyệt định hướng phát triển của Công ty

- Quyết định loại cổ phần, tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần

- Bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị và kiểm soát viên

- Quyết định đầu tư/bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty nếu Điều lệ Công ty không quy định một tỷ lệ khác;

- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty; - Thông qua báo cáo tài chính hằng năm; - Quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty.

* Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

* Ban Kiểm soát là cơ quan kiểm tra và giám sát toàn diện mọi hoạt động của Công ty, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm và kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông lớn, bên cạnh đó, báo cáo với Đại hội đồng cổ đông về tính xác thực và hợp pháp của các chứng từ, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính, hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ.

34

* Ban Tổng giám đốc là người quản lý và điều hành công việc hàng ngày của Công ty, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác, Ban Tổng giám đốc chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

* Văn phòng thực hiện công tác tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty về việc tổ chức bộ máy, quản trị nhân sự, quản trị văn phòng và công tác bảo vệ, an toàn và vệ sinh môi trường.

* Phòng Kế hoạch – Kỹ Thuật chịu trách nhiệm thực hiện các công việc của Phòng dưới sự lãnh đạo của Tổng giám đốc; thay mặt Công ty làm việc với các đơn vị liên quan như chủ đầu tư, các đơn vị thi công, các nhà thầu; chỉ đạo lập hồ sơ thanh quyết toán, hồ sơ nghiệm thu chất lượng; chịu trách nhiệm kiểm soát, đôn đốc các bộ phận liên quan thực hiện thanh quyết toán giai đoạn, quyết toán hợp đồng.

* Phòng Tài chính – Kế toán tham mưu cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty các lĩnh vực tài chính, kế toán, tín dụng của Công ty; kiểm soát bằng đồng tiền các lĩnh vực hoạt động của Công ty theo các quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước và của Công ty và quản lý chi phí của Công ty.

* Phòng Đầu tư dự án nhà – đô thị là bộ phận giúp việc cho Tổng giám đốc Công ty, thực hiện tổ chức quản lý các dự án đầu tư bất động sản, xây dựng hạ tầng, các thủ tục đầu tư, các nhiệm vụ cụ thể:

- Tìm kiếm các cơ hội đầu tư;

- Tổ chức nghiên cứu và lập các đề xuất dự án đầu tư, quản lý các đơn vị tư vấn;

- Công tác thực hiện các thủ tục đầu tư; - Công tác giải phóng mặt bằng;

35

- Công tác kiểm soát số liệu kinh tế, tài chính dự án; - Công tác Hợp đồng kinh tế;

- Công tác giá thành, kinh doanh dự án sau đầu tư; - Công tác báo cáo, kế hoạch;

- Các công tác khác.

* Phòng Đầu tư dự án thủy điện là bộ phận nghiên cứu và phân tích các cơ hội đầu tư, đề xuất để Ban Tổng giám đốc Công ty lựa chọn các phương án đầu tư dự án thủy điện và thủy lợi; quản lý các dự án đầu tư từ giai đoạn chuẩn bị, thực hiện đầu tư đến quản lý khai thác sau đầu tư; đánh giá hiệu quả đầu tư trước, trong và sau quá trình triển khai dự án.

- Nhiệm vụ cụ thể:

+ Lựa chọn cơ hội đầu tư các dự án;

+ Nghiên cứu và lập dự án đầu tư, thiết kế, dự toán công trình; + Công tác thực hiện các thủ tục đầu tư;

+ Công tác Kinh tế, tài chính; + Công tác Hợp đồng;

+ Công tác giá thành, kinh doanh dự án;

+ Công tác quản lý thực hiện đầu tư tại hiện trường; + Công tác báo cáo, kế hoạch;

36

Một phần của tài liệu Hoạt động tạo động lực làm việc cho nhân viên văn phòng tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông (Trang 39 - 43)