8. Kết cấu của đề tài
3.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc tạ
3.1.7. Một số giải pháp khác
* Tổ chức các phong trào thi đua, khen thƣởng, khích lệ ngƣời lao động.
Tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động thi đua giữa cá nhân với cá nhân, tập thể người lao động với nhau qua các buổi giao lưu, các buổi sinh hoạt tập thể nhằm tạo cơ hội cho người lao động nói chuyện chia sẻ với nhau để hiểu nhau hơn tăng sự gắn kết, đoàn kết trong toàn Công ty.
Bên cạnh đó, Công ty có thể vận dụng sử lý kỷ luật lao động để tạo động lực cho NLĐ. Đối mặt với việc xử lý những sai phạm của nhân viên là điều mà bất kỳ nhà quản lý nào cũng sẽ gặp phải. Ban lãnh đạo Công ty cân tìm hiểu rõ nguyên nhân của sai phạm và tìm cách giải quyết sao cho hợp lý hợp tình nhất. Khi người lao động làm việc sai trái mà được sử lý hợp tình hợp lý, khiến họ cảm thấy “phục” lãnh đạo của mình, khi đó họ sẽ có động lực phấn đấu hơn nữa để làm việc với mong muốn sửa lỗi và công cách giải quyết hiến cho Công ty.
* Giúp ngƣời lao động xác định rõ mục tiêu cá nhân góp phần thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Công ty Cổ phần Bất động sản Hải Phát nên áp dụng Học thuyết đặt mục tiêu của Edwin Locke vào công tác quản lý để tạo động lực làm việc cho NLĐ và góp phần tăng hiệu quả SXKD của Công ty. Học thuyết chỉ ra rằng: Các mục tiêu cụ thể và nhiều thách thức sẽ dẫn đến sự thực hiện công việc tốt hơn. Ý đồ làm việc hướng tới mục tiêu là nguồn gốc chủ yếu của động lực làm việc. Do đó, để tạo động lực làm việc cho NLĐ, cần phải có mục tiêu cụ thể mang tính thách thức cũng như cần phải thu hút người lao động vào việc đặt mục tiêu. Các mục tiêu này cần phải có sự tham gia xây dựng của cả hai bên, nhà quản lý và người lao động sao cho mục tiêu:
- Phức tạp nhưng có thể đạt được - Có thời hạn xác định
- Có thể đo lường được
- Có các công cụ cung cấp thông tin phản hồi phù hợp.
Khi NLĐ có năng lực, quyết tâm làm việc, có mục tiêu phấn đấu rõ ràng cộng thêm được cấp trên tin tưởng giao nhiệm vụ và tạo mọi điều kiện để thực hiện nhiệm vụ thì họ sẽ không ngân ngại mà cố gắng phấn đấu hết khả năng để đạt được mục tiêu đã đề ra.
* Hoàn thiện các kênh giao tiếp và hệ thống truyền thông nội bộ trong Công ty.
Ban lãnh đạo Công ty nên lắng nghe những ý kiến phản hồi của NLĐ. Công ty nên có hòm thư góp ý để lăng nghe ý kiên của tất cả NLĐ, nên mở vào thứ 7 hàng tuần để giải quyết kịp thời những vướng mắc của họ, mọi thắc mắc của họ sẽ được Công ty giải đáp tới tận nơi. Công ty nên trang bị đầy đủ các thiết bị như: máy tính, máy in, máy fax, điện thoại… để những thông tin cần chuyên đạt có thể đến với tất cả NLĐ nhanh nhất.
Xây dựng phong cách quản lý dân chủ thực sự. Các nhà quản lý và nhất là ban lãnh đạo công ty nên tiếp cận nhân viên, tìm hiểu NLĐ và thông cảm với họ nhiều hơn. Nên tạo ra sự trao đổi thông tin hai chiều, làm như vậy sẽ tạo cơ hội cho mọi nhân viên cùng nắm bắt thông tin. Người quản lý cũng cần biết rộng lượng và gương mẫu để định hướng hành vi cho người lao động. Họ phải là những tấm gương đi đầu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Công ty giao phó. Công ty cần tăng cường trao đổi đối thoại, lắng nghe ý kiến và tâm tư nguyện vọng của NLĐ cũng như để tâm hơn với các ý kiến cải tiến của NLĐ.
*Xây dựng văn hoá Công ty
Công ty Cổ phần Bất động sản Hải Phát cần phải tiếp tục xây dựng và duy trì văn hoá Công ty để tạo động lực làm việc cho nhân viên, khiến cho nhân viên có cảm giác mình đang được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, năng động và gần gũi, là nơi gắn bó và phát triển.
Công ty nên thể hiện quan điểm, mục tiêu, chính sách, chiến lược của Công ty cũng như sự khích lệ, động viên tinh thần NLĐ các tranh cổ động, áp phích, hoặc các khẩu hiệu.