D. Nội dung bài giảng
2.3.1. Tối huệ quốc (MFN Most Favoured Nation)
2.3.1.1. Khái niệm
MFN là quy chế mà một nước dành cho một nước khác các điều kiện đối xử tốt nhất trong quan hệ thương mại (Nghĩa là nước được hưởng MFN phải được hưởng tất cả các ưu đãi về thuế quan, mặt hàng, điều kiên thương mại,…mà quốc gia áp dụng MFN dành cho bất kì nước thứ 3 nào khác.
VD: Nhật Bản áp dụng MFN với Việt Nam. Trong trường hợp Nhật Bản có chính sách giảm thuế nhập khẩu hàng dệt may Thái Lan từ 20% xuống 15% => Việt Nam cũng lập tức được hưởng ưu đãi đó.
2.3.1.2. Lịch sử hình thành nguyên tắc MFN
- Áp dụng lần đầu tiên vào Hiệp ước Cobden- Chevalier năm 1860 giữa Pháp và Anh; sau đó được đưa vào nhiều Hiệp định thương mại ở Châu Âu với mức độ khác nhau;
- Trong thời kì chiến tranh thế giới I và II, MFN hầu như không được áp dụng bởi những căng thẳng kinh tế –chính trị;
- GATT ra đời (1948), MFN trở thành nguyên tắc được sử dụng rộng rãi trong quan hệ kinh tế quốc tế- Điều I của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) nêu rõ: MFN phải được coi là nguyên tắc cơ bản đầu tiên trong quan hệ thương mại quốc tế;
- Hiện nay, MFN được áp dụng tự động giữa các thành viên WTO hoặc cùng là thành viên của 1 tổ chức khu vực;
=> Mục đích của MFN là nhằm tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh giữa các thành viên khi cùng vào thị trường của một thành viên nào đó.
2.3.1.3. Nội dung và hình thức của MFN
a/ Nội dung
Điều I- GATT: Mọi khoản thuế quan và khoản thu khác liên quan đến xuất- nhập khẩu được áp dụng bình đẳng giữa các thành viên;
Điều XV- ACV: MFN chỉ áp dụng đối với “sản phẩm giống hệt nhau” hoặc “tương tự nhau” (Xác định rất khó khăn).
VD: Vụ café chưa rang của Brazil năm 1980. b/ Hình thức
- MFN không điều kiện (Kiểu châu Âu) và MFN có điều kiện (Kiểu Mỹ)
- MFN đa phương và MFN đơn phương - MFN không hạn chế và MFN có hạn chế
VD: Các hình thức MFN trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ
2.3.1.4. Ngoại lệ trong áp dụng MFN
- Dành cho tất cả các thành viên: Các thành viên WTO là thành viên các khu vực thương mại tư do có ưu đãi không nhất thiết dành ưu đãi tương tự cho các thành viên còn lại không cùng 1 tổ chức; Điều khoản “không áp dụng” đối với thành viên mới gia nhập; Điều khoản “miễn trừ” dành đối xử thuận lợi hơn cho một số thành viên khác.
- Dành cho các thành viên có nền kinh tế đang phát triển: Điều khoản “loại trừ các yêu sách đặc quyền cho các nước đang phát triển” (1964); Chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập; “Những ưu quyền Nam- Nam”.
- Dành cho các nền kinh tế phát triển: Chính sách hạn chế nhập khẩu (1961).
GV: Nêu khái niệm, nội dung và một số trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc đối xử quốc gia.
SV: Nghe giảng, ghi chép và theo dõi học liệu.