- Thuế quan hỗn hợp: Vừa tính theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị hàng hóa vừa cộng với mức thuế
2.6.6. Trợ cấp xuất khẩu (Export Subsidise)
a/ Khái niệm
Trợ cấp là việc Chính phủ dành cho DN những lợi ích mà trong điều kiện thông thường DN không thể có được.
Trợ cấp xuất khẩu là những khoản hỗ trợ của Chính phủ (hoặc 1 cơ quan công cộng) cho các DN sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu, có tác động làm tăng khả năng xuất khẩu của sản phẩm.
GV: Phân tích những tác động cơ bản của trợ cấp xuất khẩu đến nền kinh tế và quan hệ mậu dịch quốc tế.
SV: Lắng nghe và ghi chép.
b/ Các hình thứctrợ cấp XK
Hiệp định SCM: Trợ cấp = Chính phủ trực tiếp cấp tiền (Cấp vốn, cho vay ưu đãi, góp cổ phần); bảo lãnh các khoản vay; miễn các khoản phải nộp (thuế, phí); cung ứng các hàng hóa, dịch vụ hoặc tiêu thụ hàng hóa giúp một DN.
- Trợ cấp đèn đỏ: trợ cấp trực tiếp, gồm cung ứng tiền (thưởng XK hoặc ưu đãi cung cấp đầu vào); miễn thuế trực thu hoặc giảm thuế gián thu đối với sản phẩm XK; giảm phí mua bảo hiểm hàng XK; lãi suất tín dụng XK thấp hơn lãi suất đi vay của Chính phủ. -> Bị WTO cấm sử dụng, nếu cố tình sẽ bị nước NK áp dụngcác biện pháp trừng phạt.
- Trợ cấp đèn vàng: đặc thù, không phổ biến áp dụng cho 1 hoặc 1 nhóm DN; 1 hoặc 1 nhóm ngành CN; 1 vùng địa lý trong thẩm quyền -> Được sử dụng nhưng ở mức “không gây tác động bất lợi cho các nước thành viên” (Không ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất của nước NK;…)
- Trợ cấp đèn xanh: Trợ cấp được phép, gồm hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ; Điều chỉnh những phương tiện sản xuất thích nghi với những đòi hỏi về môi trường (Trợ cấp 1 lần và không quá 20% chi phí); Hỗ trợ ngành sản xuất nằm trong các vùng khó khăn.
c/ Tác động
+ Tích cực:
- Giúp nhà XK thâm nhập và đứng vững trên thị trường quốc tế
- Góp phần điều chỉnh cơ cấu ngành, cơ cấu vùng - Được sử dụng như một công cụ “mặc cả” trên bàn đàm phán quốc tế.
GV: Trình bày khái niệm và các hình thức cơ bản của tín dụng xuất khẩu. Cho ví dụ minh họa.
SV: Lắng nghe và ghi chép.
GV: Nêu và diễn giảng khái niệm bán phá giá trong TMQT. Cho ví
+ Tiêu cực:
- Mức cung thị trường nội địa giảm do mở rộng quy mô XK -> Giá cả thị trường nội địa tăng -> Gánh nặng cho người tiêu dùng
- Chính phủ chi tiền trợ cấp nhưng lợi ích chỉ dành cho nhà XK -> Chi phí ròng của XH phải bỏ ra để bảo hội XK gây thiệt hại cho XH (chi phí cận biên nội địa tăng; chi phí giảm tiêu dùng trong nước)