Các hình thức khai thác thƣơng mại đối với sáng chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 50 01002 (Trang 58 - 62)

Thương mại là khái niệm rộng và ngày càng được mở rộng ra với một nội hàm rộng lớn, bao gồm tất cả các hoạt động nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận42.Theo cách

42 Theo Lê Hoàng Oanh, Khái niệm thương mại theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí KHPL, 3/2004 http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&id=457:tc2004so3kntmovn&catid =97:ctc20043&Itemid=107.

55

hiểu về khái niệm thương mại ở trên, thì bất cứ hành vi trao đổi quyền SHCN nói chung và quyền SHCN đối với sáng chế nói riêng phát sinh ra lợi nhuận cho một trong các bên tham gia đều là hoạt động thương mại. Khai thác là một hành vi mang tính chủ định, tự nguyện. Từ cách hiểu trên, khai thác thương mại được hiểu là một hành vi có chủ đích, tự nguyện mang bản chất thương mại là kiếm lời. Bất cứ hoạt động khai thác quyền SHCN nào bao gồm cả khai thác quyền SHCN đối với sáng chế mang tính chất tự nguyện và đem lại lợi nhuận đều được coi là khai thác thương mại quyền SHCN. Do đó, khái niệm khai thác thương mại đối với sáng chế hoặc TMH sáng chế theo cách tiếp cận của luận án là việc tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng các khả năng, công dụng, giá trị tiềm tàng của sáng chế đang được bảo hộ quyền SHTT một cách tự nguyện và có chủ định.

Bàn thêm một chút về cách hiểu khái niệm khai thác thương mại đối với sáng chế, “khai thác thương mại đối với sáng chế” không chỉ được hiểu theo cách giải thích khái niệm pháp lý, lắp ghép cơ học hai thuật ngữ “thương mại” và “khai thác” như trên mà cần xuất phát từ giá trị lợi ích thương mại của việc khai thác sáng chế để hiểu lý do tại sao lại có khái niệm này. Khái niệm khai thác thương mại đối với sáng chế cần được kế thừa, giải thích trên cả phương diện kinh tế và pháp lý.

Theo quan điểm của tác giả, quyền SHCN đối với sáng chế mang bản chất thương mại. Trên thực tế, theo quy định pháp lý của nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia phát triển, quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng mang đậm bản chất thương mại. Tại Hoa Kỳ, quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng đương nhiên mang bản chất thương mại vì mục tiêu của pháp luật về SHTT là nhằm bảo đảm một thị trường thịnh vượng, phong phú và cạnh tranh. Do đó, hệ thống pháp luật về sáng chế của Hoa Kỳ tạo điều kiện mạnh mẽ việc chuyển giao quyền SHCN của tác giả sáng chế cho những người hoặc doanh nghiệp, tổ chức có khả năng khai thác thương mại những sáng chế này. Hơn bất kỳ quốc gia nào khác, việc khai thác thương mại quyền SHTT đã đem lại cho Hoa Kỳ sự phát triển kinh tế mạnh mẽ. Đơn cử trường hợp của Bang Texas, Hoa Kỳ. Năm 1985, thu nhập từ hoạt động li-xăng sáng

56

chế của Texas mới chỉ là 400.000 đô la thì con số này đã đạt gấp từ 2,5 đến 5 lần trong những năm 1990 trong đó Châu Âu và Viễn Đông là những khách hàng nhận chuyển giao quan trọng nhất43. Tại Liên minh Châu Âu, những vấn đề liên quan đến quyền SHCN được Tòa án Châu Âu xem xét dưới góc độ những quy định pháp luật điều chỉnh sự tự do dịch chuyển hàng hoá và tự do cạnh tranh. Theo quan điểm của Toà án Châu Âu, quyền SHCN cũng đương nhiên mang bản chất thương mại. Việc khai thác thương mại và chuyển giao quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng sẽ không được phép thực hiện nếu việc khai thác thương mại và chuyển giao đó được phân biệt đối xử một cách tùy tiện hoặc thực hiện dưới dạng một rào cản thương mại trá hình44.

Thực tiễn cho thấy có rất nhiều cách chủ sở hữu có thể thu được tiền từ việc khai thác công dụng, giá trị tiềm tàng của sáng chế chưa được bảo hộ (dưới dạng ý tưởng, sáng kiến hoặc bí quyết kỹ thuật) hoặc đang được bảo hộ quyền SHCN (bằng sáng chế). Tuy nhiên, luận án chỉ nghiên cứu việc khai thác thương mại các sáng chế đã được cấp VBBH. Có thể liệt kê ra một số hình thức khai thác thương mại chính yếu được quy định hoặc thừa nhận trong pháp luật của hầu hết các quốc gia như sau: - chủ sở hữu tự mình khai thác thương mại sáng chế bằng cách đầu tư kinh phí áp dụng sáng chế vào sản xuất, phân phối và bán sản phẩm để thu lợi nhuận;

- chủ sở hữu chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế: chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế hoặc chuyển quyền sử dụng (li-xăng) sáng chế của mình cho người khác khai thác, sản xuất ra sản phẩm và thu về khoản tiền chuyển giao tương ứng; - chủ sở hữu góp vốn vào việc thành lập doanh nghiệp, liên doanh, v.v. bằng giá trị quyền SHCN đối với sáng chế để kinh doanh hoặc chủ sở hữu thế chấp tài sản là quyền SHCN đối với sáng chế với ngân hàng, quỹ đầu tư, v.v. để vay tiền thực hiện việc kinh doanh (sau đây gọi chung là việc chủ sở hữu thế chấp, góp vốn để kinh doanh bằng quyền SHCN đối với sáng chế) nhằm thu lợi nhuận;

43 André Bouju (1988), Le Brevet Américain – Protéger et Valoriser l’Innovation aux États-Unis, JUPITER PRÉCIS, trang 291 và 292.

57

- chủ sở hữu thu được tiền đền bù từ việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế của mình cho Nhà nước hoặc một tổ chức, cá nhân khác do Nhà nước, cơ quan thay mặt Nhà nước bắt buộc thực hiện (chuyển giao không tự nguyện) trong trường hợp chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản (hoặc sáng chế chi phối) nhằm nghiên cứu, áp dụng và phát triển sáng chế phụ thuộc vì lợi ích công cộng45 hoặc nhằm tránh tình trạng lạm dụng bằng độc quyền sáng chế của chủ sở hữu sáng chế46;

- chủ sở hữu thu được tiền đền bù từ việc bị Nhà nước hoặc người thay mặt cho Nhà nước thực hiện li-xăng cưỡng bức quyền sử dụng sáng chế của chủ sở hữu cho Nhà nước hoặc cho bất cứ người nào khác mà không cần sự đồng ý của chủ sở hữu (chuyển giao không tự nguyện) nhằm mục đích công cộng (ví dụ như phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh quốc gia, y tế và đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội, v.v.)47.

Cần lưu ý rằng, về mặt tính chất, các hình thức khai thác thương mại ở trên khác nhau ở chỗ có một số hình thức khai thác do chủ sở hữu chủ định thực hiện, ví dụ như hình thức chủ sở hữu tự mình khai thác sáng chế, chủ sở hữu chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế hoặc chủ sở hữu góp vốn, thế chấp bằng quyền SHCN đối với sáng chế. Một số hình thức còn lại là do chủ sở hữu bị bắt buộc thực hiện theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, ví dụ như chủ sở hữu bị bắt buộc chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế cơ bản phục vụ cho việc phát triển sáng chế phụ thuộc hoặc chủ sở hữu bị li-xăng bắt buộc sáng chế của mình phục vụ nhu cầu an ninh, sức khỏe của người dân.

Theo quan điểm của luận án đã phân tích về khái niệm khai thác thương mại đối với sáng chế ở trên, không phải bất kỳ việc khai thác công dụng và giá trị tiềm tàng nào của sáng chế đang được bảo hộ quyền SHCN mà tạo ra lợi nhuận hoặc để thu được tiền nào cũng được coi là hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế. Hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế phải là các hình thức mang tính chất tự nguyện,

45 Xem thêm Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Cẩm nang Sở hữu trí tuệ, sách đã dẫn, trang 38 và 39.

46 Xem chi tiết Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, Cẩm nang Sở hữu trí tuệ, sách đã dẫn, trang 37.

58

có chủ đích của chủ sở hữu.Từ quan điểm trên, có thể thấy rằng các trường hợp chủ sở hữu bị Nhà nước cưỡng bức chuyển giao (chuyển giao không tự nguyện) quyền sử dụng sáng chế của mình cho Nhà nước hoặc cho người khác, ví dụ như các trường hợp chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản nhằm nghiên cứu, áp dụng và phát triển sáng chế phụ thuộc hoặc li-xăng cưỡng bức không phải là các hình thức khai thác thương mại tự nguyện đối với sáng chế và sẽ không được nghiên cứu trong luận án này.

Bắt nguồn từ cách tiếp cận về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế đã đề cập ở phần trên, hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế sẽ được nghiên cứu trong luận án bao gồm các hình thức như sau:

- chủ sở hữu tự mình khai thác thương mại đối với sáng chế;

- chủ sở hữu chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế bao gồm chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế và li-xăng sáng chế;

- chủ sở hữu thế chấp, góp vốn để kinh doanh bằng quyền SHCN đối với sáng chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 50 01002 (Trang 58 - 62)