Thực tiễn áp dụng quy định hiện hành về khai thác thương mại dưới hình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 50 01002 (Trang 108 - 111)

3.2 Thực trạng pháp luật về khai thác thƣơng mại dƣới hình thức chuyển giao

3.2.3Thực tiễn áp dụng quy định hiện hành về khai thác thương mại dưới hình

thức chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

Hiện nay, không có số liệu thống kê chính xác về số lượng sáng chế được chuyển nhượng quyền sở hữu cũng như số lượng sáng chế được chuyển giao quyền sử dụng tại Việt Nam.Về cơ bản, các trường đại học, viện nghiên cứu là nơi tập trung các hoạt động NCKH, tạo ra sáng chế và phát triển công nghệ. Hoạt động CGCN tại các trường đại học, viện nghiên cứu thời gian qua đã có những kết quả rất đáng ghi nhận, thúc đẩy phát triển KT-XH trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu.

Có thể lấy một số ví dụ cụ thể. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được xem là trường đi đầu trong việc TMH kết quả nghiên cứu, sáng chế. Trường đã ký kết nhiều hợp đồng CGCN với nhiều tập đoàn, công ty lớn trong nước cũng như thế giới như

vực mà Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý, xem xét và ra văn bản chấp thuận CGCN, trường hợp không chấp thuận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do (khoản 2, Điều 23, Luật CGCN và khoản 3, khoản 4, Điều 10, Nghị định số 133/2008/NĐ-CP); Sau đó, các bên có nhu cầu CGCN tiến hành ký kết hợp đồng CGCN; Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày ký kết hợp đồng CGCN, một trong các bên gửi hồ sơ đến Bộ KHCN đề nghị cấp Giấy phép CGCN theo khoản 4, Điều 23, Luật CGCN và khoản 2 với khoản 3, Điều 11, Nghị định số 133/2008/NĐ-CP; 33/2008/NĐ-CP). sau:h, quy trình và thủ tụcuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao át triển ; Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc hồ sơ sửa đổi, bổ sung hợp lệ, Bộ KHCN có trách nhiệm xem xét sự phù hợp của hợp đồng CGCN với nội dung ghi trong văn bản chấp thuận, thẩm định và cấp Giấy phép CGCN, nếu không cấp phép thì phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.

105

Tập đoàn SUN MicroSystems, Công ty cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông. Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh cũng là một trong số ít các trường thành công trong việc TMH các TSTT với nhiều sáng chế được các đơn vị sử dụng đánh giá cao như thiết bị xay xát lúa gạo, thiết bị xử lý rác thải, hệ thống lọc nước biển cho hải đảo, thiết bị tự động hóa khai thác dầu khí, v.v. Ví dụ, giá trị các hợp đồng CGCN mà Trường đã ký riêng năm 2012 là trên 90 tỷ đồng. Bên cạnh các trường đại học, nhiều viện nghiên cứu cũng đã thành công trong việc CGCN. Theo ước tính của Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp, các sản phẩm cơ khí mới của Viện đã tiết kiệm được mỗi năm hơn 10 triệu USD do thay thế hàng nhập khẩu. Từ năm 2005, một số sản phẩm công nghệ cao còn được xuất khẩu ra nước ngoài107.

Tuy nhiên, theo kết quả tìm hiểu nhu cầu chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế và áp dụng sáng chế để hỗ trợ trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ Phát triển Tài sản Trí tuệ (Chương trình 68) thì hoạt động khai thác thương mại các sáng chế đang được bảo hộ tại Việt Nam hiện rất hạn chế. Chương trình 68 đã chủ động tìm kiếm, xác định các sáng chế có khả năng chuyển giao và tìm hiểu nhu cầu áp dụng các sáng chế đó của doanh nghiệp để hỗ trợ kinh phí nhưng số lượng sáng chế có thể chuyển giao quyền SHCN còn ít. Hơn nữa, vẫn chưa hình thành một thị trường chuyển giao sáng chế hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó, các tổ chức hỗ trợ hướng dẫn chuyển giao sáng chế, kết quả nghiên cứu còn ít. Theo số liệu thống kê của Cục SHTT, số lượng đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam có xu hướng gia tăng, nhưng việc mua bán, chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng sáng chế chưa thực sự phát triển tại Việt Nam108. Theo thống kê từ năm 2003 đến năm 2014, chỉ tính số lượng các hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu và hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế/giải pháp hữu ích được đăng ký thực hiện tại Cục SHTT, chưa tính đến kết quả khai thác, ứng dụng sáng chế, được thể hiện tại Bảng 2 như sau:

107 Theo Báo Đất Việt, Đẩy mạnh thương mại hóa sáng chế tại các viện, trường, đăng tải ngày 8/7/2013 trên trang web

http://citinews.net/kinh-doanh/day-manh-thuong-mai-hoa-sang-che-tai-cac-vien--truong-OJ6IKPA/

108 Báo Đất Việt, Thương mại hóa sáng chế được bảo hộ tại Việt Nam rất hạn chế, bài phỏng vấn Cục trưởng Cục SHTT Việt Nam nhân ngày Sở hữu trí tuệ thế giới tại trang web http://www.hotrotuvan.gov.vn/new-333.html

106

Bảng 2: Số lượng hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu và li-xăng sáng chế đăng ký tại Cục SHTT giai đoạn 2003-2014

Năm Số hợp đồng chuyển giao quyền

sử dụng SC/GPHI thành công

Số hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu SC/GPHI thành công

2003 0 2004 1 25 2005 1 23 2006 0 17 2007 0 22 2008 3 28 2009 2 20 2010 2 25 2011 4 18 2012 1 28 2013 4 42 2014 5 67

Nguồn: Báo cáo thường niên hoạt động SHTT năm 2014

Như vậy, tổng số hợp đồng chuyển giao quyền SHCN đối với sáng chế thành công mỗi năm trung bình chỉ khoảng 20 – 30 hợp đồng là quá nhỏ so với tiềm năng.

Liên quan đến việc khai thác thương mại đối với sáng chế qua kênh CGCN từ nước ngoài vào, Luật ĐTNN năm 1987 đi kèm với Pháp lệnh về CGCN năm 1988 được ban hành không chỉ nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mà thông qua đó, Chính phủ còn muốn tạo cơ hội để các nhà đầu tư chuyển giao vào Việt Nam những kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của thế giới. Tuy nhiên, hoạt động CGCN này lại phát triển không như mong muốn. Theo số liệu thống kê, từ 1999 đến 30/6/2012, tổng số có 189 hợp đồng CGCN được phê duyệt và 641 hợp đồng CGCN được đăng ký110. Số lượng hợp đồng CGCN có kèm chuyển giao quyền SHCN đối với

107

sáng chế không đáng kể. Theo kết quả thống kê của Bộ KHCN, công nghệ được chuyển giao chủ yếu là bí quyết kỹ thuật chứa đựng trong các trang thiết bị, máy móc, đối tượng chuyển giao là sáng chế rất ít113.

Ngoài ra, phần lớn các hợp đồng CGCN này được thực hiện giữa công ty mẹ nước ngoài và công ty con Việt Nam hoàn toàn với mục đích chỉ nhằm chuyển lợi nhuận về công ty mẹ của nước ngoài. Theo thống kê, số hợp đồng CGCN được đăng ký, phê duyệt thuộc các doanh nghiệp có vốn ĐTNN chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 90%114. Hơn nữa, công nghệ được chuyển giao chỉ là các công nghệ đơn giản như pha chế xà phòng, lắp ráp tivi, xe hơi hay xe máy trong khi các bán thành phẩm và phụ tùng phần lớn đều ngoại nhập. Có thể thấy rằng, những số liệu thống kê nói trên đã phần nào cho thấy hậu quả của những bất cập trong các quy định pháp lý hiện hành có liên quan.

3.3 Thực trạng pháp luật về khai thác thƣơng mại dƣới hình thức thế chấp, góp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 50 01002 (Trang 108 - 111)