Khái niệm sáng chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 50 01002 (Trang 41 - 44)

2.1 Khát quát về sáng chế

2.1.1 Khái niệm sáng chế

Sáng chế không phải là một khái niệm mới ở Việt Nam. Theo từ điển tiếng Việt, sáng chế là nghĩ và chế tạo ra cái trước đó chưa từng có19. Hiện nay đa số mọi người

38

đều nghĩ sáng chế là cái gì đó rất to lớn, rất khó để có thể được cấp VBBH. Tuy nhiên, VBBH độc quyền sáng chế có thể được cấp cho một công nghệ cực kỳ tân tiến nhưng cũng có thể được cấp một dụng cụ rất thông thường như một cái nút chai, v.v. Vậy sáng chế là gì?

Thực tế, không có một định nghĩa chuẩn nào về sáng chế và rất khó có thể định nghĩa chính xác về sáng chế. Do vậy, trong quy định pháp lý của nhiều nước không trực tiếp định nghĩa sáng chế trừ một số nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Liên Xô cũ và Việt Nam. Ví dụ, Luật Sáng chế của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ20, thay vì định nghĩa trực tiếp sáng chế, Điều 101 lại quy định là bất kỳ người nào sáng chế ra bất kỳ quy trình, máy móc, phương thức sản xuất, hợp chất, v.v mới và hữu dụng hoặc bất kỳ sự cải tiến nào mới và hữu dụng đối với quy trình, máy móc, phương thức sản xuất, hợp chất đó đều có thể được cấp bằng sáng chế hữu ích tùy theo các điều kiện và yêu cầu cụ thể của Điều này. Tương tự quan điểm của Hoa Kỳ, nhiều nước châu Âu cũng không định nghĩa trực tiếp sáng chế. Ví dụ, Luật SHTT của Cộng hòa Pháp21 cũng không định nghĩa sáng chế mà chỉ quy định rằng một giải pháp kỹ thuật có thể được cấp VBBH độc quyền sáng chế bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chủ sở hữu sáng chế một quyền độc quyền khai thác tạm thời đối với sáng chế đó.

Khác với một số quốc gia công nghiệp phát triển phương Tây kể trên, Nhật Bản lại định nghĩa trực tiếp khái niệm sáng chế. Theo Điều 2, Luật Sáng chế22 của Vương quốc Nhật Bản, sáng chế là sự sáng tạo vượt bậc của những ý tưởng kĩ thuật dựa trên việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Luật Sáng chế23 của Trung Quốc, Điều 2 cũng định nghĩa trực tiếp sáng chế là các giải pháp kỹ thuật mới dưới dạng một sản phẩm, một quy trình hoặc việc cải tiến sản phẩm và quy trình đó.Theo Luật SHTT Việt Nam,

20 Luật Sáng chế (1999) của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

21 Luật SHTT (1992) của Cộng hòa Pháp.

22 Luật Sáng chế số 121 (1959) của Vương quốc Nhật Bản.

39

Điều 4.12 định nghĩa sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết như Công ước Paris24, Công ước thành lập WIPO25, Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT)26 và Hiệp định TRIPS27 đều không định nghĩa sáng chế.

Từ các quy định pháp lý nói trên, có thể rút ra rằng sáng chế là sản phẩm hay quy trình do con người tạo ra chứ không phải là những gì đã tồn tại trong thiên nhiên được con người phát hiện ra. Khác với một số đối tượng quyền SHCN quan trọng khác như nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, chủ yếu mang tính chất chỉ dẫn thương mại hay thẩm mỹ, thuộc tính cơ bản của sáng chế là đặc tính kỹ thuật bởi vì sáng chế là giải pháp kỹ thuật, biện pháp kỹ thuật để giải quyết một vấn đề.

Có thể thấy rằng, sáng chế không nhất thiết phải là cái gì đó rất cao siêu, trừu tượng mà có thể là những giải pháp kỹ thuật rất đời thường và gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Lý do tại sao những người thợ, người nông dân lại có nhiều sáng chế hơn những nhà nghiên cứu chỉ ngồi trong phòng thí nghiệm là vì những người này được tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với những vấn đề của cuộc sống và chính họ sẽ sáng tạo ra những giải pháp kỹ thuật mới để cải tiến các công cụ hiện có cũng như để cải thiện điều kiện làm việc cho chính mình. Sáng chế là các giải pháp kỹ thuật nhằm để phục vụ cuộc sống và xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. Sáng chế có thể được thể hiện dưới năm (05) dạng sau đây28: cơ cấu, chất, phương pháp, vật liệu sinh học và sử dụng một

24 Công ước Paris về bảo hộ quyền SHCN (1883, sửa đổi gần nhất 1967), Việt Nam tham gia năm 1946. Xem phiên bản tiếng Pháp tại: http://www.wipo.int/treaties/fr/ip/paris/trtdocs_wo020.html.

25 Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) được ký tại Stockholm vào ngày 14 tháng 7 năm 1967, sửa đổi gần nhất năm 1979, Việt Nam tham gia năm 1976. Xem phiên bản tiếng Anh tại trang Web: http://www.wipo.int/treaties/en/text.jsp?file_id=283854

26 Hiệp định Hợp tác Sáng chế - PCT (1970, sửa đổi 1984 và gần nhất 2001) Việt Nam tham gia năm 1993. Xem phiên bản tiếng Anh của Hiệp ước PCT tại trang Web: http://www.wipo.int/pct/en/texts/articles/atoc.htm.

27 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) (1994), Việt Nam tham gia năm 2007. Xem phiên bản tiếng Anh tại trang Web: http://www.wto.org/english/tratop_e/trips_e/trips_e.htm.

40

cơ cấu (hoặc một chất, một phương pháp, một vật liệu sinh học) đã biết theo chức năng mới. Do vậy, theo tác giả luận án, sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới, mang tính sáng tạo nhằm giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về các hình thức khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam Luận án TS. Luật 62 38 50 01002 (Trang 41 - 44)