3.1 Thực trạng pháp luật về hình thức chủ sở hữu tự mình khai thác thƣơng mạ
3.1.2 Thực tiễn áp dụng quy định hiện hành về hình thức chủ sở hữu tự mình kha
thác thương mại đối với sáng chế
Trước hết, cần khẳng định rằng chưa có một công bố chính thức nào về việc chủ sở hữu tự mình khai thác thương mại đối với sáng chế tại Việt Nam. Theo định nghĩa tại khoản 1, Điều 121, Luật SHTT, chủ sở hữu sáng chế là tổ chức, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp VBBH sáng chế. Tổ chức, cá nhân được Cục SHTT cấp VBBH sáng chế có thể là trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp hoặc các nhà sáng chế tự do hoặc không chuyên. Do vậy, dựa vào định nghĩa này, trong phần nghiên cứu dưới đây của Luận án, tác giả sẽ nghiên cứu thực trạng chung về bảo hộ quyền SHCN đối với sáng chế đồng thời điểm qua vài nét về thực trạng chủ sở hữu sáng chế tự mình khai thác sáng chế để có thể phần nào đưa ra được bức tranh sơ bộ về thực tiễn áp dụng pháp luật về khai thác thương mại đối với sáng chế nói chung và hình thức chủ sở hữu tự mình khai thác thương mại đối với sáng chế nói riêng tại Việt Nam.
Trong vài năm trở lại đây, nhận thức của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước về việc bảo quyền SHTT đã tăng lên. Theo báo cáo thường niên của Cục SHTT, số lượng đơn đăng ký xác lập quyền SHTT có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, so với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp, sáng chế/giải pháp hữu ích là đối tượng có số lượng cả đơn đăng ký cũng như VBBH là rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng. Lấy ví dụ cụ thể về số lượng VBBH, theo Báo cáo thường niên hoạt động SHTT năm 2014, tổng số giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp từ 1982 đến 2014 là 366798, tổng số văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được cấp từ
80
1989 đến 2014 là 20305 trong khi đó tổng số VBBH độc quyền sáng chế được cấp trong giai đoạn 1981-2014 là 13628 còn tổng số VBBH độc quyền giải pháp hữu ích được cấp trong giai đoạn 1990-2014 là 1214. Cụ thể, Bảng 1 dưới đây cho thấy số lượng cụ thể và tương quan số lượng VBBH sáng chế/giải pháp hữu ích cấp cho người Việt Nam cũng như người nước ngoài trong giai đoạn 2008-2014.
Bảng 1: Số lượng VBBH sáng chế/giải pháp hữu ích được cấp cho người Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2014
Năm Số lƣợng VBBH sáng chế Số lƣợng VBBH giải pháp hữu ích Ngƣời Việt Nam Ngƣời nƣớc ngoài Tổng số Ngƣời Việt Nam Ngƣời nƣớc ngoài Tổng số 2008 39 627 666 48 27 75 2009 29 677 706 45 19 64 2010 29 793 822 35 23 58 2011 40 945 985 46 23 69 2012 45 980 1025 59 28 67 2013 59 1203 1262 74 33 117 2014 36 1332 1368 66 20 86 Tổng số 277 6557 6834 373 173 546
Nguồn: Báo cáo thường niên hoạt động sở hữu trí tuệ năm 2014
Bảng 1 cho thấy số lượng VBBH sáng chế và giải pháp hữu ích được cấp ở Việt Nam chưa nhiều. Trong giai đoạn 2008-2014, số lượng sáng chế của người Việt Nam được bảo hộ tại Việt Nam là 277, số lượng giải pháp hữu ích là 373, chiếm tỷ lệ rất
81
nhỏ so với số lượng nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Đồng nghĩa là loại TSTT này chưa phát triển ở Việt Nam.
Hơn nữa, trong tổng số VBBH sáng chế/giải pháp hữu ích được cấp giai đoạn 2008-2014, tổng số bằng sáng chế/giải pháp hữu ích được cấp của người Việt Nam chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng số văn bằng sáng chế/giải pháp hữu ích đã được cấp cho người nước ngoài. Cụ thể, tỉ lệ so sánh số lượng VBBH sáng chế giữa người Việt Nam và người nước ngoài được cấp tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2014 là: 277/6557 = 0,04. Như đã đề cập ở Chương 2, một chỉ số quan trọng và khách quan để đánh giá thành tựu khoa học ứng dụng của một nước là số bằng sáng chế. Số bằng sáng chế không chỉ phản ánh hiệu quả thực tiễn của các kết quả nghiên cứu lý thuyết, mà còn cho biết tiềm lực về nghiên cứu ứng dụng. Thực tế cho thấy những nước có nhiều bằng sáng chế thì thường xuất khẩu những sản phẩm công nghệ cao và thu được nhiều lợi nhuận từ việc khai thác thương mại sáng chế66. Thực trạng số lượng VBBH sáng chế ít ỏi được cấp cho các chủ sở hữu sáng chế Việt Nam đã cho thấy hạn chế trong việc khai thác sáng chế của các chủ thể này.
Đối với các trường đại học và viện nghiên cứu, đã có một số trường đại học, viện nghiên cứu đạt được một số kết quả nổi bật trong việc nghiên cứu ứng dụng như Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Nông nghiệp, Đại học Huế, v.v. Tuy nhiên, phần lớn các đơn vị đào tạo đại học và nghiên cứu này vẫn đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản do đơn đặt hàng và đầu tư của Nhà nước. Theo thống kê của Cục SHTT, đơn cử trong giai đoạn 2003-2010, các trường đại học và viện nghiên cứu Việt Nam được cấp 61 bằng sáng chế và giải pháp hữu ích, trong đó chỉ có 30 bằng đang còn hiệu lực (11 bằng sáng chế được cấp cho trường đại học và 19 bằng được cấp cho các viện nghiên cứu)67.
66 Lê Văn Út và Thái Lâm Toàn, Hơn 9.000 giáo sư sao không có bằng sáng chế? Thứ sáu, ngày 06 tháng 7 năm 2012 đăng tải trên trang web: http://eicvn.eu/doi-song/doi-song/khoa-hoc/5056-hn-9000-giao-s-sao-khong-co-bng-sang-ch
82
Chính sách và pháp luật cho phép và khuyến khích việc thành lập các doanh nghiệp KHCN trong trường đại học, viện nghiên cứu nhằm giúp các đơn vị này tự mình khai thác sáng chế, giải pháp hữu ích do mình sở hữu. Theo ước tính, số lượng các doanh nghiệp đủ điều kiện để được công nhận là doanh nghiệp KHCN được hình thành từ các trường đại học, viện nghiên cứu vào khoảng 300, nhưng thực tế hiện nay cả nước mới chỉ có chưa đến 100 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp KHCN69. Nhằm thực hiện Nghị định 80 về doanh nghiệp KHCN, Bộ KHCN đã thí điểm thành lập doanh nghiệp KHCN ở Viện nghiên cứu Cơ khí, Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp, Viện kinh tế kỹ thuật thuốc lá, Viện nghiên cứu điều trị các bệnh hiểm nghèo, Viện Cơ khí Năng lượng Mỏ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Tuy nhiên, do thiếu tính kết nối với doanh nghiệp và thiếu nhiều nguồn lực, không phải doanh nghiệp nào cũng hoạt động hiệu quả.
Đối với các doanh nghiệp, theo kết quả khảo sát của Bộ KHCN, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đều đánh giá cao việc khai thác, áp dụng sáng chế/kết quả nghiên cứu (chiếm 82%)70. Nhiều doanh nghiệp đã có sáng chế và tự mình TMH thành công, ví dụ như Công ty Cổ phần Phân bón và Dịch vụ tổng hợp Bình Định với sáng chế gạch chịu nhiệt Samot71, hay Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhựa Hoàng Thắng với nhiều sáng chế về các thiết bị phục vụ nông nghiệp72, v.v. Tuy nhiên, do bị hạn chế về nguồn lực, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tự mình khai thác sáng chế thành công.
Trong bối cảnh KHCN phát triển như vũ bão hiện nay, việc tiếp cận các thông tin về công nghệ, sáng chế mới để khai thác thương mại hoặc để tìm hiểu về các đối thủ cạnh tranh đã trở thành chiến lược của nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên, tình hình khai thác thông tin sáng chế của các doanh nghiệp vẫn còn rất hạn chế tại
69 Báo cáo của Bộ KHCN về tình hình hoạt động KHCN theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc (Khóa XI) và chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ.
70 Theo kết quả Khảo sát của Dự án Đề xuất mô hình liên kết ba chiều thúc đẩy hoạt động sáng tạo tại Việt Nam do Bộ KHCN thực hiện năm 2013-2014.
71 Xem chi tiết bài viết Thương mại hóa các sản phẩm từ nghiên cứu khoa học, đăng tại trang web: http://www.dostbinhdinh.org.vn/MagazineNewsPage.asp?TinTS_ID=1281&TS_ID=123.
83
Việt Nam. Hiện nay, tại Cục SHTT có hơn 30 triệu bản mô tả sáng chế thuộc tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội của hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới và khu vực, ước tính có khoảng hơn 85% sáng chế trong số đó hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam hoặc hết hạn bảo hộ. Song kho dữ liệu quý này dường như chưa được khai thác một cách tối đa73.
Đối với các nhà sáng chế tự do hoặc không chuyên, không ít trường hợp nhiều nhà sáng chế có sáng chế tiềm năng nhưng lại không đi đăng ký xác lập quyền. Các nhà sáng chế cũng như các nhà khoa học chưa ý thức hết tầm quan trọng và lợi ích của việc bảo hộ quyền74. Theo thống kê của Cục SHTT ở trên, trong những năm gần đây, số lượng giải pháp hữu ích của người Việt Nam được bảo hộ tại Việt Nam đã vượt số lượng sáng chế của người Việt Nam được bảo hộ tại Việt Nam. Đa số các giải pháp hữu ích này đã được cấp cho các nhà nghiên cứu tự do.
Trong số các sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp cho các nhà sáng chế tự do, có nhiều sáng chế có tiềm năng TMH, ví dụ điển hình như sáng chế điều chế Hydro từ nước của ông Vũ Hồng Khánh, đã được sử dụng trong chính xưởng của ông và chạy rất hiệu quả cho chiếc máy điện, hàn xì, nấu sắt thép, xử lý rác thải hay sáng chế hệ thống thiết bị chuyên dụng chữa cháy rừng trên mọi địa hình ở Việt Nam của ông Dương Văn Tài hoặc sáng chế sản xuất khí etanol từ rơm rạ của ông Trần Đình Toại, sáng chế về thiết bị tiết kiệm xăng của ông Nguyễn Hữu Trọng, sáng chế bếp khí hóa của ông Bùi Trọng Tuấn, v.v.
Tuy nhiên, kết quả khảo sát của Bộ KHCN cho thấy các chủ sở hữu sáng chế này vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tự mình khai thác thương mại đối với sáng chế75. Thứ nhất, nhiều sáng chế chưa hoàn thiện, đòi hỏi một quá trình đầu tư lâu dài mới có thể khai thác thương mại ví dụ như sáng chế sản xuất khí Hydro của ông Vũ Hồng Khánh, sáng chế sản xuất khí etanol từ rơm rạ của ông Trần Đình Toại, v.v. cần
73 Xem chi tiết Phan Quốc Nguyên, « Thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam », Tạp chí Sở hữu trí tuệ và Sáng tạo, số 4/2012.
74 Xem thêm Phan Quốc Nguyên, « Văn phòng li-xăng/chuyển giao công nghệ tại các trường đại học-Kinh nghiệm của thế giới », Tạp chí Hoạt động khoa học, số 8/2010.
75 Theo kết quả khảo sát của Bộ KHCN tại Dự án Đề xuất mô hình liên kết ba chiều thúc đẩy hoạt động sáng tạo tại Việt Nam, tài liệu đã dẫn.
84
một quá trình thử nghiệm, đánh giá, kiểm định rất dài mới có thể ứng dụng vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thứ hai, nhiều chủ sở hữu sáng chế quá thận trọng trong việc hợp tác và không sẵn sàng CGCN, ví dụ điển hình như ông Nguyễn Hữu Trọng với sáng chế về thiết bị tiết kiệm xăng. Ông này không muốn bộc lộ sâu công nghệ, không cho tham quan chi tiết các dây chuyền sản xuất máy móc, công nghệ sản xuất đã được thử nghiệm làm cho nhà đầu tư không có đủ thông tin đánh giá tiềm năng công nghệ. Hay ông Bùi Trọng Tuấn với sáng chế bếp hóa khí lại không tự tin khi hợp tác với doanh nghiệp vì sợ không kiểm soát được TSTT của mình cũng như sợ tình trạng cá lớn nuốt cá bé, v.v. Thứ ba, chủ sở hữu sáng chế muốn thu lợi lớn ngay mà không muốn hợp tác hoàn thiện tiếp công nghệ. Điển hình là ông Vũ Hồng Khánh định giá ngay công nghệ góp vốn của mình với giá 6 tỷ đồng mà không muốn tiếp tục cùng doanh nghiệp hoàn thiện công nghệ. Có thể thấy rằng, việc tự mình khai thác thương mại thành công sáng chế đòi hòi một quá trình kết nối lâu dài của chủ sở hữu với các đối tác khác.
Tóm lại, những kết quả thống kê và khảo sát nêu trên đã cho thấy hậu quả của các bất cập về mặt pháp lý hiện hành, đã gây ra các trở ngại lớn đối với việc chủ sở hữu tự mình khai thác thương mại sáng chế.