Các yếu tố tác động đền bảo đảm sự độc lập của thẩm phán ở Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm sự độc lập của thẩm phán từ thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 50 - 105)

2.1. Thực tiễn xét xử và các yếu tố tác động đến bảo đảm sự độc lập

2.1.2. Các yếu tố tác động đền bảo đảm sự độc lập của thẩm phán ở Thanh Hóa

phán vì thế càng được chú trọng hơn. Thanh Hóa là một tỉnh đông dân, năm 2016, toàn tỉnh có dân số 3,541 triệu người (đứng thứ 3 cả nước, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), trong đó có hơn 600.000 đồng bào dân tộc thiểu số (gồm các dân tộc: Mường, Thái, Thổ, Mông, Dao và Khơ Mú), chiếm 17,6% dân số toàn tỉnh; 250.000 đồng bào có đạo, chiếm 7,3% dân số toàn tỉnh. So với các tỉnh, thành khác, với điều kiện dân cư, văn hóa, xã hội nêu trên Thanh Hóa là một trong những địa phương có tình hình vi phạm pháp luật cao và diễn biến phức tạp. Yếu tố này có tác động lớn nhìn nhận và đánh giá của dân cư địa phương đối với đội ngũ thẩm phán, thẩm phán do đó cũng không tránh khỏi những tác động từ nhiều phía khác nhau. Đặc biệt, với số lượng người dân tộc sinh sống khá nhiều, vấn đề can thiệp, chỉ đạo của cơ quan Đảng, Tòa án cấp trên hay các tổ chức chính trị xã hội với những vụ việc nghiêm trọng có liên quan đến người dân tộc thiểu số là phổ biến.

Thứ hai, yếu tố truyền thông, dư luận. Xét cho cùng, báo chí cũng chỉ là

quan điểm của một cá nhân, một nhóm người hay là một tổ chức nào đó, đương nhiên, quan điểm đó có thể đúng và cũng có thể sai. Quan điểm của báo chí, truyền thông, dư luận xã hội sẽ không có vai trò gì nếu nếu khách quan và đánh giá đúng sự việc, thậm chí ở góc độ tích cực, những đánh giá của truyền thông còn giúp thẩm phán thu thập thông tin và có cái cái nhìn khách quan hơn, toàn diện hơn về vụ việc. Tuy nhiên, mặt trái của dư luận chính là sự tác động nghiêm trọng của nó đến nhận thức của thẩm phán, có thể làm thẩm phán nhận thức lệch lạc, chủ quan, phụ thuộc tình cảm cá nhân và tệ hại nhất là phán quyết để chiều lòng dư luận. Thực tiễn xét xử trong năm 2017 cho thấy, vụ án Trương Hồ Phương Nga và Cao Toàn Mỹ, vụ án được TAND thành phố Thanh Hóa xét xử năm 2017 về tội "Tổ chức đánh bạc" và "Đánh bạc" bằng hình thức cá độ bóng đá với số tiền 107 tỷ đồng là những vụ việc bị báo chí, truyền thông, dư luận can thiệp quá mức, từng động thái của thẩm phán chủ tọa phiên tòa, từng lời cáo buộc của Kiểm sát viên, từng lời bào chữa của các luật sư đều được xăm soi, bình phẩm, đánh giá. Không bàn đến việc phán quyết của vụ án trên có khách quan và đúng sự thật không, chúng tôi cho rằng, sự ảnh hưởng và tác động đến tính độc lập của thẩm phán không hề kém cạnh, thậm chí hoàn toàn

lấn át các yếu tố, chủ thể khác, đó chính là truyền thông và dư luận. Với những thẩm phán ít kinh nghiệm xét xử, chưa chín chắn về chuyên môn, thiếu bản lĩnh, lo sợ được, mất về uy tín cá nhân, sợ mất lòng báo chí.., sẽ rất dễ lung lạc và lúc này sự độc lập xét xử lại trở thành bình phong che dấu sự yếu đuối của thẩm phán. Vì dư luận vốn có sức mạnh quá lớn hay vì điều gì khác? Thiết nghĩ, một thẩm phán đưa ra một phán quyết khách quan, phù hợp pháp luật, phù hợp với lẽ công bằng trong vụ án thì dư luận vẫn có lý do để cảm thông hơn là vì để chiều lòng dư luận mà đưa ra một phán quyết không hợp pháp hoặc chủ quan.

Trên thực tế hiện nay có nhiều vụ án xét xử theo hướng “làm dịu” sự phản ứng của dư luận xã hội. Nếu thẩm phán và Hội thẩm xét xử không dựa trên pháp luật và bị tác động bởi dư luận, báo chí thì rõ ràng vi phạm nguyên tắc thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Có nhiều vụ án gây bức xúc trong quần chúng nhân dân khiến cho người dân phản ứng mạnh tại phiên tòa và một số thẩm phán đã thừa nhận, nếu vụ án được xét xử tại trụ sở bị cáo chỉ có thể bị xử tù từ vài năm nhưng do xét xử lưu động, sự việc gây bức xúc trong quần chúng nhân dân nên phải xử nặng hơn để có tác dụng giáo dục. Trong các năm 2016. 2017 mỗi năm hai cấp TAND tỉnh Thanh Hóa xét xử lưu động 70 đến 80 vụ án.

Thứ ba, hạn chế về năng lực của thẩm phán. Hiện nay, đánh giá năng lực

thẩm phán ở Thanh Hóa chủ yếu dựa vào trình độ chuyên môn và kết quả thực hiện nhiệm vụ trên thực tế của thẩm phán. Số lượng thẩm phán ở Thanh Hóa ở cả hai cấp Tòa hiện nay là: 126, trong đó 100% có trình độ Đại học, trình độ Thạc sỹ là 12 người. Về trình độ chuyên môn, Thanh Hóa có 39 thẩm phán trung cấp (tỉnh 13, huyện 26); thẩm phán Sơ cấp là 87 người (tỉnh 01, huyện 86); Trình độ của thẩm phán Thanh Hóa khá cao, Cao cấp chính trị là 56 người, Trung cấp là 05 người, có 125/126 thẩm phán là Đảng viên. Như vậy, so với mặt bằng chung cả nước, trình độ chuyên môn và bằng cấp chính trị của thẩm phán Thanh Hóa là tương đương (Tính đến ngày 31/7/2017, trong các Toà án nhân dân có 02 Giáo sư, Phó Giáo sư (chiếm tỷ lệ 0,01%), 30 Tiến sỹ (chiếm tỷ lệ 0,2%), 1.478 thạc sỹ (chiếm tỷ lệ 10%), 12.612 người có trình độ đại học (chiếm tỷ lệ 85,25%), 687 người có trình độ dưới

đại học (chiếm tỷ lệ 4,64%). Về trình độ lý luận chính trị, trong các Toà án nhân dân có 2.458 người có trình độ cử nhân hoặc cao cấp chính trị (chiếm tỷ lệ 16,6%); 4.167 người có trình độ trung cấp chính trị (chiếm tỷ lệ 28,16 %). So với thời điểm tháng 6/2005 (trước khi thực hiện cải cách tư pháp) tăng: 28 tiến sỹ (93,3 %), 1.445 thạc sỹ (97,8 %), 10.485 người có trình độ đại học (83,1%) và tăng 1.942 cán bộ được đào tạo hệ cử nhân hoặc cao cấp lý luận chính trị, Chủ tịch nước đã bổ nhiệm 62 thẩm phán cao cấp, 511 thẩm phán Trung cấp và 588 thẩm phán Sơ cấp [2]. Mặc dù không thấp so với trình độ chuyên môn của thẩm phán cả nước nhưng so với nhu cầu xã hội và thực tiễn vi phạm pháp luật ở tỉnh Thanh Hóa thì với số lượng và chất lượng thẩm phán như trên là chưa đáp ứng nhu cầu bảo đảm chất lượng xét xử và tránh bị tác động bởi những yếu tố xung quanh.

Thứ tư, số lượng thẩm phán ít cũng là một trong những nguyên nhân của

thực trạng thiếu độc lập của thẩm phán, Đối với một tỉnh còn nghèo như Thanh Hóa, việc thu hút nhân lực cho ngành tư pháp là khó thực hiện. Với 126 thẩm phán cho toàn tỉnh ở cả hai cấp tòa là chưa đáp ứng nhu cầu xét xử ở một tỉnh có dân số đứng thứ ba của cả nước. Việc thiếu thẩm phán có thể dẫn đến quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm thẩm phán ở địa phương thiếu chặt chẽ, khách quan và cũng có thể sẽ có những thẩm phán được bổ nhiệm nhưng yếu kém về năng lực, thậm chí là sử dụng bằng cấp giả để được bổ nhiệm [18]. Chất lượng của các bản án là một nỗi lo nhưng nỗi lo lớn hơn vẫn là liệu những thẩm phán yếu kém về chuyên môn có bảo đảm được rằng phán quyết của mình là khách quan, không bị chỉ đạo hay can thiệp từ bất kỳ chủ thể nào khác.

2.2. Thực trạng về cơ chế bảo đảm sự độc lập của thẩm phán ở tỉnh Thanh Hóa

Tính độc lập của thẩm phán từ lâu đã là một nguyên tắc hiến định. So sánh với Hiến pháp 1992, cho thấy Hiến pháp 2013 đề cập rõ ràng hơn và mạnh mẽ hơn đến tính độc lập của thẩm phán. Với quy định “nghiêm cấm tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán” đã nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như thái độ dứt khoát của nhà nước đối với việc can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án.

Tuy mục tiêu cuối cùng bảo đảm sự độc lập của thẩm phán là bảo đảm sự độc lập trong xét xử nhưng để độc lập xét xử thì thẩm phán phải được bảo đảm sự độc lập cá nhân và độc lập trong hoạt động. Dù có nhiều cải tiến hướng đến bảo đảm độc lập cho thẩm phán nhưng cơ chế bảo đảm sự độc lập thẩm phán nước ta hiện nay cũng còn nhiều hạn chế. Vấn đề hiện thực hóa cơ chế bảo đảm độc lập của thẩm phán còn chưa hiệu quả, các quy định về độc lập của thẩm phán vẫn còn là lý thuyết và thực tiễn cho thấy, việc can thiệp vào hoạt động xét xử của thẩm phán ở cách này, cách khác, dưới nhiều hình thức, trực tiếp hay gián tiếp vẫn còn phổ biến. Thực trạng của bảo đảm độc lập thẩm phán cần được làm rõ bao gồm:

2.2.1. Thực trạng tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân với việc bảo đảm sự độc lập của thẩm phán

Sự độc lập của Tòa án không hoàn toàn đồng nghĩa với sự độc lập của mỗi thẩm phán. Quan trọng hơn tất cả, sự độc lập của tư pháp phải gắn liền với sự độc lập của mỗi thẩm phán, bởi chính thẩm phán chứ không phải Tòa án mới là chủ thể của quyền tư pháp, là người nhân danh quyền lực nhà nước, nhân danh công lý để đưa ra phán quyết nhằm bảo vệ công lý, công bằng, trật tự xã hội và nhân quyền và không thể phủ nhận rằng, thiết lập mô hình, hệ thống Tòa án độc lập sẽ có tác động không nhỏ và cơ bản tới sự độc lập của mỗi thẩm phán [52].

Để thẩm phán độc lập thì Tòa án phải độc lập. Theo pháp luật Việt Nam, mô hình tổ chức hệ thống Tòa án nhân dân với những đặc trưng sau mà sẽ là một trong những yếu tố làm hạn chế, cản trở sự độc lập của thẩm phán.

Thứ nhất, hệ thống Tòa án nước ta được tổ chức theo mô hình lãnh thổ, song

hành cùng với hệ thống hành chính từ trung ương đến địa phương. Theo đó, Tòa án nhân dân được tổ chức như sau: tổ chức TAND 04 cấp bao gồm: TAND tối cao; các TAND cấp cao; các TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; các Toà án quân sự [37]. Việc tổ chức Tòa án theo mô hình lãnh thổ hành chính dẫn đến thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp cũng được xác định theo địa giới hành chính. Cụ thể, ngoài Tòa án nhân dân tối cao có nhiều cải cách nhằm xây dựng Tòa án nhân dân tối cao như

nghĩa Việt Nam” [36] và “Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị” [37] thì các cấp tòa còn lại đều có thẩm quyền được xác định theo địa giới hành chính.

So với mô hình tổ chức Tòa án của Luật Tổ chức Tòa án năm 2002 thì mô hình tổ chức Tòa án hiện nay không thay đổi về bản chất. Với mô hình này, có tác giả đánh giá rằng: “Việc tổ chức Tòa án nhân dân theo đơn vị hành chính là phù hợp nhằm bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tư pháp, tăng cường sự giám sát của Hội đồng nhân dân và mối liên hệ chặt chẽ giữa Tòa án nhân dân với Hội đồng nhân dân trong việc quản lý Tòa án địa phương” [14] và thực tiễn cho thấy, mô hình này cũng có nhiều ưu điểm như: Thuận tiện cho nhân dân trong việc đi lại để đưa các vụ kiện ra Tòa án và giải quyết tranh chấp giữa các bên; tổ chức và hoạt động của Tòa án gắn liền với sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng ở địa phương để đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo Tòa án, lãnh đạo đội ngũ thẩm phán tạo cơ chế chịu trách nhiệm và tăng cường tính độc lập cho Tòa án cũng như cho các thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử của mình; Tòa án cũng chịu sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Tuy nhiên, quan điểm hợp lý hơn là: với việc tổ chức theo đơn vị hành chính nên Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện được coi là các Tòa án nhân dân địa phương, nên địa vị pháp lý của những Tòa án cấp này chưa được xác định một cách chính xác, hợp lý và chưa phù hợp với vai trò, vị trí của Tòa án trong bộ máy quyền lực Nhà nước. Cụ thể: Tòa án nhân dân tối cao được xem như một cơ quan Bộ, ngành ở trung ương, Tòa án nhân dân cấp tỉnh được xác định giống như một cơ quan cấp sở của tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện được xem như một cơ quan cấp phòng của huyện. Do đó, việc xử lý, giải quyết các vấn đề có liên quan đến tổ chức của các Tòa án còn chưa thực sự thỏa đáng. Chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, thẩm phán Tòa án các cấp được quy định như các ngạch cán bộ, công chức hành chính nhà nước khác là không đáp ứng được yêu cầu công tác xét xử và không tương xứng với vị trí, vai trò và tính chất hoạt động đặc biệt của cơ quan thực hiện quyền tư pháp trong bộ máy quyền lực Nhà nước. Hiện tại, việc

xây dựng, kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ và việc cải thiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho các Tòa án gặp nhiều khó khăn mà nguyên nhân có phần xuất phát từ những yếu tố bất cập mang tính khách quan nói trên…. . Cụ thể:

(1) Việc tổ chức Tòa án theo mô hình này còn gây khó khăn trong việc phân bổ biên chế, không đồng đều về số lượng công việc giải quyết của mỗi Tòa án. Bởi có Tòa án phải giải quyết quá nhiều án mà đội ngũ cán bộ, thẩm phán không đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng; trong khi đó những Tòa án khác số lượng án ít nhưng đội ngũ cán bộ, thẩm phán cũng tương đương như Tòa án giải quyết nhiều án. Chính điều này đã gây ra tình trạng tồn đọng án khá nhiều, sự quá tải tại một số Tòa án: Tòa án tối cao, các Tòa án cấp tỉnh và một số Tòa án ở những quận, thành phố thuộc tỉnh do điều kiện kinh tế phát triển, tình hình xã hội phức tạp nên số vụ án mà các Tòa án này mỗi năm phải thụ lý, xét xử rất cao; trong khi đó có một số tòa lại “rảnh rỗi”. Từ đó làm cho chất lượng xét xử của ngành Tòa án không cao, không đáp ứng được yêu cầu thực tế.

(2) Việc xây dựng cơ sở vật chất còn gặp nhiều bất cập do tình trạng tách nhập tỉnh, huyện rối rắm như hiện nay làm cho công tác xây dựng cơ sở vật chất khó thực hiện: nào là xác định nơi đặt trụ sở của Tòa án khi tách nhập tỉnh, huyện, phát sinh việc thành lập Tòa án mới ở những tỉnh huyện mới; đội ngũ thẩm phán vốn đã thiếu số lượng nay lại phải chia nhỏ nữa, tại Thanh Hóa một số huyện miền núi hiện tại chỉ có hai thậm chí có một thẩm phán khiến cho chất lượng giải quyết công việc không đạt hiệu quả vì các thẩm phán không có điều kiện để trao đổi kinh nghiệm xét xử với nhau – không có cơ hội học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

(3) Vấn đề tiền lương, phụ cấp của thẩm phán còn thấp do ngân sách nhà nước còn hạn chế và nhà nước chưa có chính sách đãi ngộ thích hợp nên chất lượng công tác xét xử chưa được nâng cao. Các thẩm phán muốn có cuộc sống ổn định thì phải tìm thêm thu nhập từ các nguồn khác, thậm chí là thu nhập bất hợp pháp. Đây chính là con đường dẫn đến tình trạng tham ô, hối lộ của cán bộ ngành Tòa án. Từ đó làm cho nhân dân có thái độ không tin tưởng vào Tòa án – nơi vốn được xem là cán cân của công lý.

(4) Vi phạm tính độc lập của Tòa án bởi Tòa án tổ chức theo đơn vị hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo đảm sự độc lập của thẩm phán từ thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 50 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)