1.3. Nội dung bảo đảm sự độc lập của thẩm phán
1.3.2. Bảo đảm độc lập của thẩm phán khi xét xử
Trong hoạt động xét xử, để bảo đảm sự độc lập, Hiến pháp và Luật của đa số các nước đều quy định quyền được độc lập và cơ chế bảo đảm sự độc lập đó. Thực chất, sự độc lập của thẩm phán cần thiết nhất là khi xét xử, đó là trung tâm của quá trình độc lập, nói cách khác, mọi sự độc lập thuộc về cá nhân thẩm phán đều phục vụ cho mục đích cuối cùng là bảo đảm sự độc lập của thẩm phán khi xét xử. Nếu bản thân sự độc lập của thẩm phán trong hoạt động xét xử được bảo
Tuy nhiên, không có sự độc lập nào được bảo đảm với một thẩm phán khi những bảo đảm về cá nhân không được thực hiện, do đó bảo đảm sự độc lập của thẩm phán là một tổng thể, từ bảo đảm cá nhân cho đến bảo đảm trong xét xử và nó có mối quan hệ không tách rời.
Trong quá trình xét xử, Tòa án phải độc lập với cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, không bị giám sát, kiểm soát, lệ thuộc về mặt nhận định, tổ chức, nhân sự, kinh phí… Mối quan hệ giữa các cấp Tòa án phải là mối quan hệ tố tụng, Tòa án cấp trên hay Tòa án cấp dưới không theo mối quan hệ chấp hành và điều hành của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước mà chỉ có quan hệ tố tụng. sự độc lập của Tòa án trong hoạt động xét xử là tiền đề bảo đảm sự độc lập của thẩm phán khi tiến hành các hoạt động tố tụng cụ thể. Đó là, thẩm phán độc lập, không chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động từ bên ngoài cũng như từ bên trong ngành Tòa án, đồng thời độc lập với các chủ thể tiến hành tố tụng và các chủ thể tham gia tố tụng. Phạm vi độc lập "Khi xét xử” có nghĩa là, toàn bộ hoạt động tiến hành tố tụng của thẩm phán từ khi được phân công giải quyết vụ án cho đến khi vụ án được phán quyết bằng quyết định hoặc bản án.
Ở nước ta, sự độc lập của thẩm phán trong hoạt động xét xử luôn được bảo đảm bằng về mặt chính sách, pháp luật. Từ năm 2005, với Nghị Quyết 49 về cải cách tư pháp đến năm 2020 thì nâng cao và bảo đảm sự độc lập của thẩm phán trong hoạt động xét xử chính là nội dung cơ bản của cải cách tư pháp. Hiện nay, khoản 2 Điều 103 Hiến pháp 2013 khẳng định rõ rằng “thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm”. Sự độc lập của thẩm phán được bảo đảm khi độc lập trên cả hai phương diện: độc lập với các yếu tố bên ngoài và độc lập với các yếu tố bên trong.
Độc lập với các yếu tố bên ngoài bao gồm: sự độc lập của hội đồng xét xử mà trong đó thẩm phán là quan trọng nhất với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các cá nhân. Khi xét xử, cấp trên của Hội đồng xét xử chính là pháp luật. Khi xét xử, thẩm phán không bị ràng buộc, không bị chi phối bởi bất kỳ ý kiến của ai. Các
của Hội đồng xét xử để ép họ phải xét xử vụ án theo ý chủ quan của mình. Mọi hành động can thiệp dưới bất kỳ hình thức nào đều làm ảnh hưởng tới tính khách quan của vụ án và đều bị coi là bất hợp pháp. Việc tham khảo ý kiến cơ quan chuyên môn hay tìm hiểu thông tin, dư luận xã hội về vụ việc không thuộc trường hợp chỉ đạo, tác động là được chấp nhận.
Độc lập khi xét xử còn thể hiện trong quan hệ giữa các cấp xét xử. Hiện nay, Tòa án cấp trên quản lý Tòa án cấp dưới cả về tổ chức, tài chính và chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, phải tách bạch từng mối quan hệ. Trong hoạt động nghiệp vụ, mối quan hệ giữa thẩm phán với Chánh án và Tòa án cấp trên chỉ là mối quan hệ tố tụng, chứ không phải là mối quan hệ hành chính. Tòa án cấp trên hướng dẫn Tòa án cấp dưới về áp dụng thống nhất pháp luật, đường lối xét xử, nhưng không được quyết định hoặc gợi ý cho Tòa án cấp dưới trước khi xét xử một vụ án cụ thể [27].
Độc lập bên ngoài còn được đòi hỏi khi nghiên cứu hồ sơ cũng như khi xét xử, thẩm phán không bị phụ thuộc vào kết luận điều tra của cơ quan điều tra, không bị lệ thuộc vào cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát. Bản án của Tòa án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa theo đúng tinh thần “khi nghị án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và các tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa” [39].
Phương diện độc lập thứ hai là độc lập bên trong. Khi xét xử, thẩm phán phải độc lập với Hội thẩm nhân dân, không bị tác động bới quan điểm cá nhân của Hội Thẩm. Quan trọng và khó khăn nhất cho thẩm phán là thẩm phán bảo đảm sự độc lập với bản thân mình. Việc đưa ra phán quyết hoàn toàn khách quan, dựa trên chứng cứ và sự thật của vụ án là tiêu chuẩn của một phán quyết độc lập, tuy nhiên, việc thẩm phán bị chi phối bởi tình cảm cá nhân, bởi tình cảm yêu, ghét, đồng tình, ủng hộ hay phản đối, những quan niệm đạo đức được hình thành từ truyền thống gia đình, lối sống, phong tục, tập quán … có ảnh hưởng lớn đến tình cảm của thẩm phán và có thể chi phối ý chí của thẩm phán ở mức độ nhất định. Chẳng hạn, một thẩm phán nữ đã ly hôn và chịu nhiều thiệt thòi từ vụ ly hôn đó thì khó hoàn toàn
Tiểu kết chương 1
Việc làm rõ cơ sở lý luận về sự độc lập của thẩm phán và vấn đề bảo đảm sự độc lập của thẩm phán là cần thiết cho việc đánh giá, nhận định về cơ chế bảo đảm sự độc lập của thẩm phán ở nước ta hiện nay nói chung và từ thực tế tỉnh Thanh Hóa nói riêng. Sự độc lập của thẩm phán là tất yếu cùng với sự tất yếu ra đời của hoạt động xét xử và ngành tư pháp, tuy nhiên để bảo đảm được sự độc lập đó là điều không dễ vì những yếu tố ảnh hưởng đến thẩm phán ở các phương diện là rất lớn. Việc bảo đảm sự độc lập của thẩm phán không thể trông chờ vào một hay một vài quy định pháp luật mà phải có cơ chế mang tính tổng thể với đầy đủ các yếu tố từ pháp luật cho đến các vấn đề về tổ chức thực hiện, về nhận thức, quan niệm cho đến yếu tố con người, truyền thống, văn hóa… Vì thế, nhận thức đúng đắn các vấn đề lý luận về tính độc lập của thẩm phán và vai trò của sự độc lập của thẩm phán sẽ thúc đẩy nhu cầu tổng kết lý luận về cơ chế bảo đảm sự độc lập của thẩm phán với các vấn đề như: cơ sở hình thành, ý nghĩa của cơ chế bảo đảm sự độc lập của thẩm phán, các yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập của thẩm phán, nội dung về bảo đảm sự độc lập của thẩm phán. Từ nền tảng lý luận, pháp lý đó, vấn đề bảo đảm sự độc lập trên thực tế của thẩm phán ở tỉnh Thanh Hóa sẽ được làm rõ từ tình hình thực tế cho đến nguyên nhân.
Chương 2
THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM SỰ ĐỘC LẬP CỦA THẨM PHÁN QUA THỰC TIỄN Ở TỈNH THANH HÓA