1.2. Khái niệm về đảm bảo sự độc lập của thẩm phán và những yếu tố
1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập của thẩm phán trong hoạt
động tư pháp
Để hình thành nên một cơ chế bảo đảm sự độc lập của thẩm phán cần xem xét đến các yếu tố trực tiếp hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến sự độc lập của thẩm phán trên cả hai phương diện: độc lập cá nhân và độc lập trong hoạt động xét xử.
1.2.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập cá nhân của thẩm phán
Thẩm phán dù là người có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức nhưng bình diện chung thẩm phán vẫn là một công chức nhà nước và cuối cùng thẩm phán vẫn là những con người bình thường, có đời sống cá nhân những con người thông thường khác và đương nhiên cũng có khả năng bị chi phối bởi các yếu tố xung quanh. Các yếu tố thiết nghĩ có ảnh hưởng lớn đến sự độc lập cá nhân của thẩm phán bao gồm:
Thứ nhất, chế độ tuyển dụng, bổ nhiệm, nhiệm kỳ. Một chế độ tuyển dụng,
bổ nhiệm chức danh thẩm phán nghiêm túc, văn minh, không bị chi phối bởi các yếu tố bên ngoài sẽ giúp thẩm phán tránh được sự tác động bởi yếu tố được, mất của công việc.
Thứ hai, tiền lương và chế độ đãi ngộ: tiền lương và các chế độ phụ cấp là
cái mà bất cứ thẩm phán nào cũng quan tâm và do đó việc tiền lương ít ỏi, chế độ đãi ngộ không xứng đáng thì thẩm phán dễ tham nhũng
thừa nhận, tôn trọng, tôn vinh và trân quý sự độc lập của thẩm phán như một điều quý giá trong đời sống chính trị - xã hội là điều cần thiết để thẩm phán không bị những tác động từ các chủ thể khác. Đặc biệt, ý thức tôn trọng sự độc lập của thẩm phán ở người dân mà cụ thể hơn là những cá nhân, tổ chức là bị can, bị cáo, là bị đơn, nguyên đơn hay những người có liên quan đến vụ việc là có ý nghĩa quan trọng, hạn chế ảnh hưởng đến sự độc lập của thẩm phán.
Thứ tư, yếu tố truyền thông và dư luận. Một thẩm phán dù có trình độ chuyên
môn vững vàng và đạo đức tốt cũng khó tránh khỏi bị tác động nhất định bởi yếu tố truyền thông và dư luận. Dư luận và truyền thông có thể là chính nghĩa cũng có thể bị dẫn dắt vì một mục đích nào đó, điều đó sẽ rất nguy hiểm nếu thẩm phán không đủ bản lĩnh chính trị và không đủ năng lực, kỹ năng nghề nghiệp để xem xét vụ việc một cách khách quan.
1.2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự độc lập của thẩm phán trong hoạt động xét xử
Thứ nhất, mô hình tổ chức Tòa án. Thực tiễn cho thấy, mô hình tổ chức Tòa
án sẽ quy định cách thức tổ chức hệ thống Tòa án có tác động mạnh mẽ đến sự độc lập. Cho dù một nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân quyền hay tập quyền thì sự phân định rạch ròi giữa quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là đòi hỏi khách quan, cần thiết để hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước, đảm bảo cho hiệu lực hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong các nhánh quyền lực đó, tư pháp phải độc lập.
Thứ hai, mô hình tố tụng và pháp luật tố tụng. Mô hình tố tụng thẩm vấn hay
tranh tụng sẽ có ý nghĩa lớn trong việc ảnh hưởng đến sự độc lập của Tòa án. Với nguyên tắc tranh tụng được áp dụng hiện nay ở Việt Nam và hầu hết các nước, sẽ là tiền đề cho việc bảo đảm sự độc lập của thẩm phán.
Theo Hiến pháp 2013 thì: “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm” [36, Điều 103, Khoản 5]. Đây là nguyên tắc mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992. Cụ thể hóa quy định này của Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định: “Bảo đảm tranh tụng trong xét xử. Nguyên tắc tranh
tụng trong xét xử được bảo đảm. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử. Việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử theo quy định của luật tố tụng” [37, Điều 13].
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, Luật Tố tụng hành chính 2015, Bộ Luật Tố tụng hình sự cũng đã ghi nhận nguyên tắc này và cụ thể hóa bằng các quy trình tố tụng cụ thể bảo đảm sự độc lập của thẩm phán.