- Công ty nên thành lập thêm phòng Marketing để thực hiện chức năng nghiên cứu thị trường xuất khẩu, tiếp thị sản phẩm ra nhiều nước trên thế giới, nâng cao uy tín và thương hiệu gạo của công ty.
- Thu tuyển thêm nhân viên mới có chuyên môn trong lĩnh vực xuất - nhập khẩu, tăng cường huấn luyện, tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngoại thương nhất là nghệ thuật đàm phán ký kết hợp đồng xuất - nhập khẩu, luật thương mại quốc tế, ngoại ngữ cho nhân viên trong bộ phận kinh doanh xuất - nhập khẩu.
- Xây dựng chế độ lương, thưởng, hoa hồng bán hàng đối với nhân viên trong phòng kinh doanh xuất - nhập khẩu và marketing; có chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên giỏi và nhiệt tình cống hiến cho việc kinh doanh xuất - nhập khẩu gạo của công ty.
- Thay đổi điều kiện thương mại từ việc xuất khẩu theo các điều kiện FOB,CFR, FCA sang điều kiện CIF.
- Mở các văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý ở thị trường tiêu thụ gạo lớn của công ty để thực hiện tốt chức năng phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
- Đẩy mạnh tiến độ thực hiện kế hoạch đăng ký sản phẩm có chất lượng cũng như tăng cường sự chứng nhận của các cơ quan quốc tế về sản phẩm gạo của công ty có chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Kết hợp với nông dân, thực hiện quy hoạch vùng trồng giống lúa chất lượng cao, ít sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón, cho năng suất cao và bao tiêu sản phẩm lúa của nông dân.
- Nâng cao hoạt động logistics chuyên nghiệp hơn để tích hợp hàng loạt các dịch vụ vận tải, giao nhận, thông quan xuất nhập khẩu thành một chuỗi liên tục nhằm đảm bảo hàng hóa được vận chuyển trọn gói từ nhà sản xuất – vận tải – người tiêu dùng. Khi công ty thực hiện tốt khâu này không những giúp công ty thu được nguồn ngoại tệ lớn mà ngành công nghiệp logistics cũng như vận tải, bảo hiểm, ngân hàng trong nước phát triển mạnh.
GVHD: Th.s Nguyễn Lan Duyên SVTH: Nguyễn Minh Phúc_DH5KD Trang 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dương Hữu Hạnh. Kỹ thuật ngoại thương - nguyên tắc và thực hành. Nhà xuất bản thống kê 2000.
TS.Đoàn Thị Hồng Vân. Đàm phán trong kinh doanh quốc tế. Nhà xuất bản thống kê 2001.
Đỗ Hữu Vinh. Bảo hiểm và giám định hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Nhà xuất bản tài chính.
GS.TS. Võ Thanh Thu. Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhà xuất bản thống kê. Trung tâm Thông tin Phát triển nông nghiệp – nông thôn, Viện Chính sách và Chiến lược PTNNNT. Báo cáo thường niên: Ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2007 và triển vọng 2008. Nhà xuất bản thống kê. www.mofa.gov.vn/quocte/africa03/Kinh%20te%20thuong%20mai.htm www.sbsc.com.vn/news/detail.do?category=IN&id=14637 www.binhduongtpc.gov.vn/htmls/commerce_detail_vn.php?setid=13&id=136 www.vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=10&id=1d9e6ec993 5623 www.binhduongtpc.gov.vn/htmls/commerce_detail_vn.php?setid=13&id=125 www.ppd.gov.vn/ttbaochi/ttinbaochi176.htm www.gemadept.wordpress.com www.my.opera.com/CNQTDN/blog/xuat-khau-gia-cif-nhap-khau-gia-fob
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hợp đồng mua bán………1
Phụ lục 2: Tờ khai hàng hóa xuất khẩu………..3
Phụ lục 3: Hóa đơn thương mại………..5
Phụ lục 4: Phiếu liệt kê hàng hóa………7
Phụ lục 5: Vận đơn đường biển………...9
Phụ lục 6: Bảng đính kèm………..11
Phụ lục 7: Giấy chứng nhận xuất xứ………..15
Phụ lục 8: Giấy chứng nhận phun trùng………...17
Phụ lục 9: Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật……….19
Phụ lục 10: Giấy chứng nhận trọng lượng, số lượng, chất lượng, bao bì…………...21
Phụ lục 11: Giấy chứng nhận giám định và khử trùng………...23