Thị trường Châu Á là thị trường tiêu thụ chiếm tỷ lệ lớn trên 70% sản lượng gạo xuất khẩu của công ty, mà đặc biệt là khu vực Đông Nam Á có điểm tương đồng về văn hóa nhưng cũng có điểm khác nhau. Do vậy, công ty cần phải nắm vững những đặc điểm về văn hóa, tập quán thương mại của từng thị trường ở khu vực này thông qua các Đại sứ quán của Việt Nam tại các nước này, hay thu thập thông tin về giá cả mặt hàng gạo qua các tài liệu, báo cáo thống kê của Bộ Thương mại Việt Nam. Và trong khả năng tài chính cho phép, công ty nên thành lập ngay một văn phòng đại diện hay lập một nhà phân phối hay đại lý bán sản phẩm gạo của công ty ở một số thị trường tiêu biểu trong khu vực Châu Á như Philippines, Indonesia, Malaysia,… để trực tiếp bán hàng hay phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng cũng như thu thập thông tin ý kiến phản hồi từ khách hàng đối với sản phẩm gạo của công ty.
Thị trường Châu Phi là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của công ty. Tuy vậy, kim ngạch trao đổi hai chiều giữa công ty với Châu Phi vẫn ở mức khiêm tốn. Để tạo ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu, công ty cần nhanh chóng tháo gỡ những vướng mắc, khắc phục những khó khăn trở ngại như:
- Công ty cần khắc phục tình trạng thông tin giữa hai bên quá hạn chế và ít ỏi. Khoảng cách về địa lý quá xa, thêm vào đó tại nhiều nước ở Châu Phi, Việt Nam chưa có Đại sứ quán, văn phòng liên lạc hay thương vụ nên công ty khó thu thập thông tin thương mại để có thể mở rộng cũng như thâm nhập vào các thị trường này. Tuy vậy, công ty có thể thu thập thông tin qua các báo, tạp chí thương mại hay qua phương tiện Internet,… giới thiệu về đất nước, văn hóa, thương mại tại khu vực Châu Phi.
- Công ty cần khắc phục tình trạng xuất khẩu thông qua vai trò trung gian của nước thứ ba, song song với việc đó công ty cần đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp vào các nước ở Châu Phi có khả năng thanh toán ngay. Công ty chỉ chấp nhận phương thức bán hàng trả chậm trong thời gian không quá 3 tháng đối với khách hàng truyền thống có uy tín,có quan hệ lâu bền với công ty. Để loại bỏ rủi ro do bán hàng qua trung gian, công ty nên xây dựng các đầu mối tiêu thụ gạo tại chỗ theo phương thức bán hàng cổ điển là mang hàng sang các nước này dự trữ trong kho và bán dần.
GVHD: Th.s Nguyễn Lan Duyên SVTH: Nguyễn Minh Phúc_DH5KD Trang 61
- Công ty cần cố gắng đẩy mạnh các cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với bạn hàng Châu Phi về nhu cầu, thói quen, tập quán tiêu dùng của thị trường mỗi nước. Và đặc biệt là công ty nên tăng cường thiết lập các mối quan hệ tin cậy, lâu dài với khách hàng nhằm khắc phục những vướng mắc về tài chính.
- Bên cạnh đó, công ty nên tận dụng chính sách của Chính phủ khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo như thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu đặc biệt là ưu tiên khu vực Châu Phi.
Thị trường Châu Âu, một phần Châu Úc đặc biệt yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và gạo phải đạt chất lượng cao. Vì vậy, công ty nên đẩy mạnh bao tiêu sản phẩm ở những khu vực trồng lúa chất lượng cao, năng suất cao để cung cấp ngày càng nhiều gạo theo yêu cầu của thị trường khó tính này song song với việc công ty nên cải tiến các thiết bị máy móc, công nghệ chế biến theo tiêu chuẩn của các nước Châu Âu nhằm sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, công ty cần khắc phục sự hạn chế thông tin về thị trường này bằng việc thu thập thông tin thương mại từ các Đại sứ quán, thương vụ của Việt Nam tại các thị trường này.