Công tác chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu gạo của công ty

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO potx (Trang 54 - 57)

Sau khi hoàn tất việc ký kết hợp đồng với khách hàng, bước tiếp theo công ty phải tiến hành ngay là công tác chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu. Đây là một khâu không kém phần quan trọng trong tất cả các khâu của quá trình xuất khẩu bởi vì một khi nguồn hàng xuất khẩu được chuẩn bị và lựa chọn kỹ lưỡng như việc tổ chức thu gom hàng hóa, phân loại hàng hóa, chất lượng, mẫu mã, bao bì,… phù hợp theo yêu cầu của khách hàng như đã ký kết trong hợp đồng thì hoạt động xuất khẩu của công ty mới thành công, đạt hiệu quả, uy tín và thương hiệu của công ty được củng cố và tăng cường trên thế giới.

GVHD: Th.s Nguyễn Lan Duyên SVTH: Nguyễn Minh Phúc_DH5KD Trang 45

Nguồn nguyên liệu gạo cho xuất khẩu được thu mua trực tiếp từ nông dân, thương lái lần lượt với các tỷ lệ như 20% và 30% số lượng nguyên liệu được thu mua. Đặc biệt là một tỷ lệ lớn chiếm đến 50% là các loại gạo thành phẩm được công ty thu mua từ các doanh nghiệp tư nhân chuyên thu mua gạo trong và ngoài tỉnh. Sản lượng lúa gạo nguyên liệu, gạo thành phẩm luôn được công ty cân đối theo lượng hàng xuất khẩu, do đó lượng thu mua sẽ thay đổi phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ của các nước trên thế giới.

Bảng 4.6: Số lượng lúa thu mua của công ty CP Du Lịch An Giang ( 2005 – 2007) Đơn vị tính: tấn 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Số lượng

lúa thu mua 101.720 152.002 192.955 50.282 49,43 40.953 26,94

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP Du lịch AG)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy số lượng lúa thu mua tăng qua 3 năm và số lượng năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2006 số lượng thu mua tăng 49,43% so với năm 2005 và sang 2007 tăng 26,94% so với năm 2006. Nguyên nhân là từ năm 2006 trở đi công ty thực hiện chính sách thu mua một khối lượng lớn nguyên liệu vào mùa thu hoạch rộ của nông dân trong tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận, khi đó sẽ thu mua được với số lượng lớn, giá hợp lý và chất lượng lúa tốt. Tuy nhiên, số lượng thu mua này không chênh lệch quá lớn so với số lượng gạo chế biến cho xuất khẩu, đảm bảo đủ nguồn hàng cho xuất khẩu và có một khối lượng lúa dư ra nhằm tạo nguồn dự trữ bắt buộc phục vụ cho công ty trong trường hợp nguồn nguyên liệu lúa trên thị trường quá khan hiếm và giá cao.

Tóm lại, chính sách cân đối lượng hàng thu mua theo lượng hàng xuất khẩu từng năm, kết hợp với các khâu thu mua - chế biến - bảo quản- xuất hàng được thực hiện một cách đồng bộ, chặt chẽ, hợp lí đã giúp cho công ty luôn có nguồn hàng xuất khẩu ổn định, sản xuất đảm bảo chất lượng theo yêu cầu xuất khẩu, giảm bớt chi phí lưu kho, chi phí bảo quản,… làm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới, góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty.

GVHD: Th.s Nguyễn Lan Duyên SVTH: Nguyễn Minh Phúc_DH5KD Trang 46

Sơ đồ 4.1Quy trình thu mua và chế biến lúa, gạo nguyên liệu, gạo thành phẩm tại công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phẩn Du lịch AG)

Nông dân Thương lái DNTN thu mua gạo Công ty thu mua Kiểm tra phân loại Thành phẩm Lúa Lúa bốc vỏ

(gạo chưa được lau)

Nhà máy xay lúa

Trấu cám

Lúa bốc vỏ (gạo chưa được lau)

Nhà máy lau bóng Cám Đóng gói, bao bì Xuất khẩu đi ngay Bảo quản (tạm trữ) Cám khô Cám ướt

GVHD: Th.s Nguyễn Lan Duyên SVTH: Nguyễn Minh Phúc_DH5KD Trang 47

4.4.8 Các phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng trong việc xuất khẩu gạo của công ty Cổ phần Du Lịch An Giang

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XUẤT KHẨU GẠO potx (Trang 54 - 57)