Có thể khẳng định, năng lực quản lý của Nhà nước là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới nguyên tắc tự do hợp đồng. Tự do hợp đồng sẽ không được đảm bảo trọn vẹn nếu như năng lực của các cán bộ chuyên trách trong các cơ quan nhà nước còn non kém, bảo thủ và lạc hậu. Năng lực quản lý của Nhà nước biểu hiện trên hai phương diện cơ bản, đó là: (i) năng lực xây dựng pháp luật; (ii) năng lực áp dụng pháp luật. Cụ thể:
Trong qúa trình xây dựng pháp luật, nhất là trong lĩnh vực hợp đồng, nếu như Nhà nước khơng nhận thức được bản chất đích thực của hợp đồng trên cơ sở khoa học và biện chứng thì sẽ khơng thể đưa ra được các quy định nhằm đảm bảo nguyên tắc tự do hợp đồng trên thực tế. Mặt khác, việc hồn thiện chế định hợp đồng nói chung, nguyên tắc tự do hợp đồng nói riêng đòi hỏi nhà lập pháp khơng những phải có năng lực phân tích, so sánh, tổng quát và chọn lọc từ kinh nghiệm xây dựng pháp luật hợp đồng trên thế giới mà còn phải biết cách vận dụng sao cho phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế – xã hội và hệ thống pháp luật thực định ở Việt Nam.
Nội dung quyền tự do hợp đồng còn chịu ảnh hưởng rất lớn bởi khả năng “hành pháp” áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước. Điều này có nghĩa là khi năng lực quản lý, xét xử và các hoạt động áp dụng pháp luật khác của nhà nước được nâng cao thì khả năng mở rộng quyền tự do nói chung và tự do hợp đồng nói riêng của cơng dân sẽ được bảo đảm và ngược lại. Lấy ví dụ trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, trước đây, do chúng ta mới bước vào xây dựng kinh tế thị trường, nhà nước còn yếu về mọi mặt, cả về nhận thức lẫn năng lực hoạt động thực tiễn nên quyền tự do kinh doanh bị hạn chế rất nhiều. Tính hạn chế này được thể hiện ở nhiều chỗ:
thứ nhất, nhiều mặt hàng, ngành nghề bị cấm; thứ hai, nhiều chủ thể bị cấm hành nghề; thứ ba, nhiều ngành nghề, mặt hàng được đưa vào diện kinh doanh có điều kiện (thực chất là phải có giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và các loại chứng chỉ khác). Hậu quả là quyền tự do kinh doanh trên thực tế là chưa được bảo đảm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho rằng sự hạn chế đó là hợp lý bởi vì chúng ta nên “sức đến đâu làm đến đó”, “quăn đến đâu mở đến đó”. Tuy nhiên, quan điểm này hiện nay đã và đang bị đả phá, phê phán vì Nhà nước khơng thể kéo cuộc sống xuống để nó ngang tầm với mình mà phải tự mình vươn lên ngang tầm với cuộc sống. Nói cách khác, Nhà nước khơng nên lấy khả năng giám sát của mình để áp đặt cho cuộc sống, cản trở cuộc sống mà phải vì cuộc sống mà tự hồn thiện, vươn lên, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống xã hội.
Giống như quyền tự do kinh doanh, quyền tự do hợp đồng cũng bị ảnh hưởng lớn bởi khả năng hoạt động thực tiễn của Nhà nước. Ví dụ, từ những năm 90 đến trước khi ban hành BLDS 2005, ở nước ta, chủ thể hợp đồng kinh tế đã bị hạn chế một cách gắt gao (Hợp đồng kinh tế chỉ có thể được ký kết giữa pháp nhân với pháp nhân và giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh). Như vậy, Nhà nước đã hạn chế quyền tham gia ký kết hợp đồng kinh tế như một bộ phận cần thiết của quyền tự do hợp đồng. Sự hạn chế này không phải ngẫu nhiên mà có mà nó đã được quy định bởi năng lực xét xử của các tòa án ở nước ta lúc bấy giờ. Nhà nước không cho phép mọi chủ thể (hàng triệu cá nhân và nhóm kinh doanh) ký kết hợp đồng kinh tế vì nếu như vậy thì số lượng hợp đồng kinh tế sẽ rất nhiều, các tòa kinh tế (do mới thành lập) sẽ không đủ lực lượng và năng lực để giải quyết kịp thời, chính xác. Đây là ví dụ minh họa tốt về việc năng lực hoạt động của Tịa án nói riêng và của Nhà nước nói chung đã ảnh hưởng thế nào đến việc xác định nội dung quyền tự do hợp đồng ở nước ta trong thời gian qua.
Chương 2