c .Về á loại hợp đồng thông dụng
3.2.2.1. Xoá bỏ sự độc quyền trong nền kinh tế
Xu hướng pháp luật ở nước ta hiện nay là tạo cơ sở pháp lý để mở rộng sản xuất hàng hóa, thúc đẩy giao lưu dân sự, góp phần tạo nên một thị trường hàng hóa thống nhất trong cả nước với mục tiêu cơ bản là xóa bỏ sự độc quyền trong nền kinh tế. Theo đó, mọi hàng hóa và dịch vụ, mọi hình thức tài chính phải được tự do dịch chuyển trong phạm vi thị trường cả nước, trừ những trường hợp thật cần thiết vì lý do bảo vệ an ninh và trật tự an tồn xã hội, tính mạng và sức khỏe công dân. Càng ngày trong pháp luật nước nhà sẽ càng quan tâm tới các giao dịch hợp đồng, kèm theo đó là những hình thức bảo vệ bên có quyền và bên có nghĩa vụ, những phương thức ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên. Cá nhân và pháp nhân là những nhân vật trung tâm của pháp luật nói chung, pháp luật hợp đồng nói riêng. Vị trí của họ được xác định bởi nguyên tắc tự do, tự nguyện và bình đẳng trong các giao kết hợp đồng.
Pháp luật bảo đảm các lợi ích cho các chủ thể, tạo cơ sở pháp lý để họ có thể thỏa mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của mình và của xã hội. Thơng qua các hợp đồng, các chủ thể có thể thỏa thuận với nhau về bất cứ điều gì, với bất cứ điều kiện nào miễn là không trái pháp luật, đạo đức xã hội, không xâm phạm đến các quyền, các lợi ích hợp pháp và chính đáng của cá nhân, pháp nhân, lợi ích của Nhà nước và lợi ích chung của cộng đồng.
Như vậy, xóa bỏ độc quyền trong nền kinh tế đồng nghĩa với việc Nhà nước tạo mơi trường pháp lý bình đẳng, an tồn cho các thành phần
kinh tế, chống cạnh tranh không lành mạnh. Muốn làm được điều này, Nhà nước ta cần phải thực hiện một số nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho các chủ thể pháp
luật
Tự do kinh doanh là vấn đề quan trọng đã được Hiến pháp 1992 ghi nhận và đảm bảo:“Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của
pháp luật” (Điều 57) và được thể hiện trong các đường lối, chính sách đổi
mới về kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.
Một trong những địi hỏi cơ bản, có tính ngun tắc khi xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta, nhất là trong lĩnh vực kinh tế hiện nay là đảm bảo cho các yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường phát huy được tác dụng. Chúng ta phải xác định được các yêu cầu của nền kinh tế thị trường và thể chế hóa chúng khơng chỉ trong các nguyên tắc chung mà trong mỗi chế định và quy phạm cụ thể, tránh tình trạng các nguyên tắc cơ bản thì “mở” cịn các quy phạm cụ thể thì “khép”. Nền kinh tế thị trường có những quy luật vận động nội tại của nó. Khơng thể có sự phát triển của kinh tế thị trường thực sự nếu như quyền tự do sở hữu (đảm bảo sự bình đẳng thực sự giữa các chủ thể thuộc nhiều thành phần sở hữu khác nhau), quyền tự do thành lập doanh nghiệp (bao gồm quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh, địa điểm kinh doanh, mơ hình doanh nghiệp…), quyền tự do hợp đồng, quyền tự do cạnh tranh theo pháp luật, quyền tự định đoạt trong lĩnh vực giải quyết các tranh chấp, tính tự chủ của các chủ thể kinh tế không được đảm bảo. Để thực hiện được điều này, pháp luật cần có mơi trường pháp lý đảm bảo cho Quyền tự do kinh doanh được phát huy một
cách triệt để mà một trong những nội dung của nó là nguyên tắc tự do hợp đồng.Trong điều kiện đất nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường thì việc thiết lập cơ chế thích hợp cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh là nhiệm vụ quan trọng bởi nó khơng tồn
tại sẵn như là địi hỏi khách quan, nội tại. Mâu thuẫn cơ bản nhất của việc phát triển quyền tự do kinh doanh là bản thân nó chứa đựng nguy cơ xung đột với lý tưởng công bằng xã hội. Việc nhà nước ta khẳng định xây dựng nền kinh tế định hướng XHCN có nghĩa là các giá trị tích cực của các quyền tự do kinh tế sẽ phải được phát huy và các tác động tiêu cực của chúng đối với lý tưởng cơng bằng xã hội, bình đẳng sẽ phải được hạn chế. Nếu nhấn mạnh khía cạnh cơng bằng xã hội mà coi nhẹ quyền tự do kinh doanh thì sẽ khó tạo ra được sự phồn vinh cho đất nước. Do đó, để tìm được cơ chế thích hợp cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh… không phải là điều dễ dàng. Để có nó, cần phải thay đổi hàng loạt các chế định pháp luật và các chính sách có liên quan đến vấn đề sở hữu, hợp đồng, thuế, tín dụng, …
Thứ hai, Cần tạo cơ chế chống cạnh tranh khơng lành mạnh và kiểm sốt độc quyền trong nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy các chủ thể kinh doanh. Vì thế, cạnh tranh trở thành quy luật kinh tế phổ biến. Nó đem lại diện mạo và sắc thái riêng cho nền kinh tế thị trường. Dưới góc độ pháp lý, cạnh tranh bao hàm hai khía cạnh: lành mạnh và không lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh là sự cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, trong sự tôn trọng lợi ích của tất cả các đối thủ cạnh tranh, lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng. Ngược lại, cạnh tranh không lành mạnh là sự cạnh tranh tự do, tùy tiện, bất chấp pháp luật và lợi ích của các chủ thể khác như một số các hành vi: đầu cơ để lũng đoạn thị trường, bán phá giá để cạnh tranh, gièm pha thương nhân, quảng cáo gian trá, lừa dối khách hàng, xâm phạm các quyền về sở hữu công nghiệp…Điều này dễ dẫn đến sự độc quyền trong kinh tế. Do đó chúng ta phải tăng cường kiểm soát độc quyền bằng các phương thức cơ bản sau:
(i) Hạn chế sự lợi dụng vị thế độc quyền của doanh nghiệp nhà nước, tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế
Trước đây, các đơn vị kinh tế nhà nước thường lợi dụng vị thế độc quyền hoặc thống lĩnh của mình để lũng đoạn thị trường. Để hạn chế thực trạng trên thì Nhà nước càng phải có cơ chế kiểm sốt chặt chẽ đối với “vị trí‟ này bằng cách tiếp tục thu hẹp dần phạm vi lĩnh vực, ngành nghề cần thiết phải thành lập mới doanh nghiệp nhà nước hoặc duy trì các doanh nghiệp thuộc sở hữu 100% vốn nhà nước, nhường chỗ cho sự tham gia của các thành phần kinh tế khác. Ngược lại, đối với kinh tế ngoài quốc doanh, quy chế pháp lý ngày càng nên mở rộng, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế này đóng vai trị chủ động và tích cực hơn trong nền kinh tế. Kinh tế tư bản nước ngồi cần được khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, trừ những lĩnh vực và địa bàn gây thiệt hại đến quốc phịng, an ninh quốc gia, di tích lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục và môi trường sinh thái. Xuất phát từ tinh thần đó, Đảng và Nhà nước ta cần tiếp tục thực hiện chủ trương xóa bỏ dần ngành và địa phương chủ quản, xác lập địa vị tài sản của các Doanh nghiệp nhà nước,…
Trước đây, các đơn vị kinh tế, dù có quyền ký kết các giao kết dân sự, nhưng về thực chất vẫn là những đơn vị hành chính. Mặc dù có các giao kết dân sự nhưng vẫn chưa phải là cơ sở để nói rằng, đã có các chủ thể thực sự bình đẳng, được quyền tự do thực hiện các giao kết đó. Khác với trước đây, khi mà “chỉ tiêu kế hoạch”, “chỉ tiêu pháp lệnh” là cơ sở xác lập nghĩa vụ, quyết định nội dung của nghĩa vụ, thì ngày nay, khi nói đến nghĩa vụ là nói đến tự do và độc lập trong việc thể hiện và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Do đó, pháp luật càng phải tạo điều kiện cho các đơn vị kinh tế khơng chỉ là những đơn vị hành chính đơn thuần mà cịn là những chủ thể độc lập, những bên của các quan hệ kinh doanh (chống độc quyền nhà nước). Mặt khác, Pháp luật cũng phải có những quy định cụ thể
nhằm chống độc quyền giữa các đơn vị, tập đoàn kinh tế trong nền kinh tế hội nhập, tránh hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé”.
(ii) Kiểm soát giá cả
Để bảo vệ quyền - lợi ích hợp pháp của người sản xuất, người tiêu
dùng, góp phần ổn định đời sống nhân dân, duy trì sự cạnh tranh lành mạnh, Nhà nước quy định giá, khung giá chuẩn với một số mặt hàng chủ lực, thiết yếu đối với nhân dân như: giá điện, khung gía đất, giá xăng dầu…Mục đích của việc kiểm soát giá cả của Nhà nước là để đảm bảo tính ổn định của các hàng hóa, dịch vụ chủ yếu phục vụ sản xuất và tiêu dùng, ngăn chặn tình trạng tùy tiện nâng giá hoặc hạ giá để cạnh tranh không lành mạnh, hoặc lợi dụng vị thế độc quyền của một số doanh nghiệp nhà nước, một số tập đoàn kinh tế lớn để lũng đoạn thị trường, theo đó làm rối loạn mơi trường kinh doanh, hạn chế quyền tự do của các chủ thể khi giao kết hợp đồng.
Thứ ba, Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quyền tự do cạnh tranh lành mạnh
Mặc dù nội dung quy định còn sơ sài nhưng pháp luật về cạnh tranh ở nước ta đã đạt được một số thành công bước đầu trong việc thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh. Song nhìn chung, pháp luật về cạnh tranh ở nước ta cịn nhiều thiếu sót, cần khắc phục cho phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Đó là:
(i) Kích thích sự tự do cạnh tranh bằng một môi trường pháp lý thực sự hiệu quả
Để chống độc quyền trong nền kinh tế, bên cạnh việc tạo ra cơ chế kiểm soát chặt chẽ đối với mọi hoạt động kinh doanh của chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật, Nhà nước cần xác định các hành lang pháp luật cho hoạt động của thị trường bằng các phương thức đặc trưng của Nhà nước
như: khuyến khích các họat động kinh doanh, tạo ra và bảo đảm tốt hoạt động của thị trường hàng hóa, thị trừơng vốn và thị trường lao động, bảo đảm sự bình đẳng của các thành phần kinh tế (tiến tới giảm dần đi sự cách biệt về pháp lý, về cơ chế, chính sách đối với các thành phần kinh tế hay từng nhóm chủ thể kinh doanh. Nghĩa là phải đặt các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trong một sân chơi thức sự bình đẳng, cơng bằng - điều này không đồng nghĩa với việc đồng nhất vai trị vị trí của chúng trong nền kinh tế), tạo điều kiện thúc đẩy để các chủ thể pháp luật tự do hành động trong khuôn khổ pháp lý “làm tất cả những gì mà luật khơng cấm”, thực hiện triệt để nguyên tắc tự do hợp đồng.
(ii) Sự can thiệp của Nhà nước bằng pháp luật trong một số trường hợp cần thiết trên cơ sở tôn trọng và đảm bảo nguyên tắc tự do hợp đồng
Có thể nói, tự do hợp đồng là nguyên tắc quan trọng trong nền kinh tế thị trường, nó góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ sở hữu thực hiện quyền năng của mình, và vấn đề chúng ta đề cặp ở đây là tự do tìm kiếm lựa chọn đối tác, xác lập các điều kiện và nội dung hợp đồng, tự do thỏa thuận để áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, tự do thỏa thuận thay đổi một số nội dung trong qúa trình thực hiện hợp đồng… Nhưng, thực tế cho thấy, hợp đồng vẫn thường được sử dụng như
một phương tiện để một người buộc một người khác phải phụ thuộc vào mình: “Trong mối quan hệ giữa một bên yếu và một bên mạnh, ý chí sẽ tạo
ra sự lệ thuộc cịn pháp luật sẽ giải phóng họ” (Đại cương về pháp luật
hợp đồng (Corinne Renault – Brahinsky) của Nhà Pháp luật Việt – Pháp – Nxb.Văn hóa – Thơng tin, 2002). Sự thiếu cân bằng trong quyền lực và khả năng thương lượng của các bên địi hỏi phải có sự can thiệp nhất định của pháp luật nhằm kiểm soát các điều khoản và quy định của hợp đồng. Vấn đề cơ bản ở đây khơng phải là chúng ta phủ nhận vai trị của tự do ý chí trong hợp đồng mà chúng ta tránh tuyệt đối hóa vai trị ý chí của các chủ
thể giao kết hợp đồng nhằm lập lại sự cân bằng trong hợp đồng giữa các bên, tạo sự ổn định cần thiết về giới hạn tự do hợp đồng trong một số lĩnh vực nhất định.
Có thể khẳng định, ở một chừng mực nào đó nếu tự do giao kết mà khơng có sự can thiệp hợp lý của Nhà nước, thì từ chỗ nó là một điều kiện của thị trường sẽ có thể trở thành vật cản của nó. Đó là các trường hợp các Doanh nghiệp lớn, nhờ độc quyền trong những lĩnh vực sản xuất nhất định, đã khống chế các đối tác của mình trong kinh doanh: về tiêu thụ sản phẩm, về điều kiện dịch vụ,…làm cho các đối tác khơng cịn cơ hội để thỏa thuận, cịn các doanh nghiệp lớn thì tha hồ phân chia khu vực ảnh hưởng và thị trường với nhau, khai thác, chiếm lĩnh nhằm làm “bá chủ” thị trường. Do đó sự can thiệp của Nhà nước là để hạn chế sự tự do giao kết kiểu như vậy, là một trong những biện pháp chống độc quyền nhằm duy trì điều kiện bình thường cho sự phát triển của thị trường: ngăn ngừa cạnh tranh khơng bình đẳng, cạnh tranh khơng lành mạnh (như cản trở tiếp cận thị trường); chống độc quyền (độc quyền tự nhiên và độc quyền thuộc về chính sách); bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng (phòng ngừa kinh doanh gian dối và những sự lừa đảo trong kinh doanh, phịng các sản phẩm khơng đảm bảo chất lượng và yêu cầu…). Ngoài việc Nhà nước đứng ra bảo vệ, còn có những chế định mà qua đó Nhà nước thừa nhận và tạo ra những khả năng để công dân, tổ chức tự bảo vệ các quyền- lợi ích hợp pháp và chính đáng của họ).
Như vậy, sự phát triển bình thường của thị trường địi hỏi phải có vai trị điều tiết của Nhà nước, hoặc thông qua các biện pháp kinh tế, hoặc thậm chí kể cả những trường hợp buộc phải sử dụng các biện pháp hành chính. Nhà nước cần tạo ra cơ chế pháp luật. Điều quan trọng là ở chỗ những hạn chế đó khơng phải là ngun tắc phổ biến mà là sự ngoại lệ, biệt lập, phần lớn được xử lý trong những trường hợp cụ thể. Sự “biệt lập” ấy
trên thực tế không mâu thuẫn với quyền tự do giao kết hợp đồng, không làm mất đi bản chất pháp lý đích thực của hợp đồng, mà ngược lại, chúng cần cho thị trường được hoạt động bình thường vì xét về mặt khách quan, thị trường ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào cũng đều đòi hỏi sự điều tiết (khoa học, hợp lý) của Nhà nước. Đó là những trường hợp: Khi cần thiết,
vì lợi ích của người tiêu dùng và bảo đảm ổn định xã hội; vì lợi ích của cộng đồng hoặc của Quốc gia; khi cần bảo đảm các điều kiện cạnh tranh lành mạnh, chống độc quyền.
Bên cạnh mục tiêu chống độc quyền trong nền kinh tế thì sự can thiệp (trực tiếp hay gián tiếp) của Nhà nước cịn có tác dụng thúc đẩy các tiến bộ trong một số lĩnh vực đang ngày càng phát triển và chiếm ưu thế hiện nay, nhất là trong lĩnh vực khoa học và cơng nghệ (vì đây là những lĩnh vực địi hỏi có nguồn vốn lớn, thời gian thu lợi nhuận lâu, và có nhiều rủi ro hơn).