Một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ phát triển của một Quốc gia là trình độ dân trí của quốc gia đó. Trong thời kỳ giao lưu kinh tế quốc tế hiện nay thì vấn đề nhận thức nói chung, trình độ văn hóa pháp lý nói riêng của các chủ thể pháp luật lại càng quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là, trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng.
Có thể nói, tự do hợp đồng khơng thể có được khi mà trình độ dân trí trong xã hội cịn thấp kém và lạc hậu. Điều đó giải thích tại sao cũng là kinh tế thị trường nhưng mức độ tự do trong lĩnh vực kinh doanh ở nước ta trong các giai đoạn khác nhau là không giống nhau.
Trong bối cảnh mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, khi mà nhận thức của các thương nhân về các hoạt động kinh tế còn hạn chế, khi mà ý thức pháp luật và thói quen tuân thủ pháp luật của họ chưa cao thì Nhà nước ta khơng thể mở rộng tối đa quyền tự do kinh doanh nói chung, về quyền tự do hợp đồng nói riêng cho các thương nhân. Vì vậy, trong thời gian này, nguyên tắc tự do hợp đồng mặc dù đã được khẳng định song vẫn cịn nhiều hạn chế khi thực hiện. Ví dụ, trước đây đã là hợp đồng kinh tế thì tất nhiên phải được ký kết dưới hình thức văn bản mà khơng có bất cứ ngoại lệ nào. Phải quy định nghiêm ngặt hình thức văn bản của hợp đồng trong giai đoạn này như vậy là nhằm khắc phục các khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp của Tòa án hoặc Trọng tài. Ngày nay, khi ý thức pháp luật của thương nhân đã phần nào nâng cao, khi danh dự và uy tín đã trở thành yếu tố không thể thiếu của người kinh doanh thì việc mở rộng hình thức (chấp nhận cả hình thức miệng…) là điều hồn tồn có thể. Như vậy, việc mở rộng (chấp nhận mọi hình thức của hợp đồng) là việc làm khơng phải ở giai đoạn nào cũng được. Nó chỉ thích hợp khi trình độ văn
hóa nói chung và văn hóa pháp ly nói riêng của giới thương nhân đã được nâng cao.