Tự do lựa chọn đối tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật việt nam (Trang 34 - 36)

Quyền tự do giao kết hợp đồng sẽ chỉ là hình thức nếu các chủ thể hợp đồng khơng được tự do lựa chọn đối tác trong quan hệ hợp đồng. Khi thiết lập quan hệ hợp đồng, điều quan trọng mà chủ thể hợp đồng quan tâm là giao kết hợp đồng với ai (đối tượng giao kết), người đó có khả năng như thế nào đối với việc thực hiện hợp đồng sẽ được giao kết. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với giao kết hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, bởi lẽ nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các nhà kinh doanh. Do vậy, khi giao kết hợp đồng, các chủ thể căn cứ vào nội dung công việc cần thực hiện để tìm đối tác phù hợp. Sự can thiệp về mặt ý chí đối với các chủ thể khi lựa chọn đối tác hợp đồng như cưỡng ép, đe dọa … đều bị coi là bất hợp pháp và đương nhiên hợp đồng đó khơng có giá trị pháp lý.

Có thể nói, trong giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là những hành vi giao dịch cam kết quan trọng.

Đề nghị giao kết hợp đồng là quyết định đơn phương có chủ ý của

một người bày tỏ ý định giao kết hợp đồng theo những điều kiện xác định với một hay nhiều người khác.

Hợp đồng được giao kết khi có sự thống nhất về ý chí giữa bên đề nghị giao kết và bên chấp nhận giao kết hợp đồng về một nội dung xác định. Đối với hành vi giao dịch trong giai đoạn này thì nguyên tắc tự do đóng vai trị quan trọng. Mọi sự thể hiện ý chí phải xuất phát từ sự tự

nguyện, khơng thể mang tính áp đặt hay cưỡng bức, theo đó Bên đề nghị có quyền tự do đưa ra lời đề nghị, cịn phía đối tác khi nhận được lời đề nghị thì có quyền tự do lựa chọn để đi đến quyết định chấp nhận hay không chấp nhận lời đề nghị. Do vậy, đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực khi đáp ứng hai yêu cầu cơ bản: (i) thể hiện được ý chí giao kết hợp đồng và (ii) có nội dung mang tính xác định. Nếu thiếu ý chí xác lập các nghĩa vụ pháp luật của bên đưa ra đề nghị thì đề nghị đó khơng được coi là đề nghi giao kết hợp đồng và không dẫn đến trách nhiệm của người đã đưa ra nó. Đề nghị giao kết hợp đồng nếu thỏa mãn các yêu cầu kể trên sẽ có hiệu lực vào thời điểm được gửi tới cho người nhận. Trong thời hạn đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực, người nhận có quyền chấp nhận và hợp đồng sẽ được giao kết. Nói cách khác, đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực làm phát sinh trách nhiệm của bên đề nghị và quyền của bên nhận có thể ràng buộc bên đề nghị bởi các nghĩa vụ hợp đồng. Nguyên tắc tự do được thể hiện hơn khi quy định người đề nghị có quyền rút lại đề nghị ngay cả khi đã đưa ra lời đề nghị trước đó. Tuy nhiên, nguyên tắc tự do hợp đồng cũng có những chừng mực nhất định để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho đối tác tham gia giao dịch, do đó trách nhiệm của bên đề nghị vì thế có giới hạn của nó (trong một số trường hợp) - đề nghị giao kết không rút lại được (không hủy ngang). Cụ thể, tại khoản 1, điều 53- Luật thương mại Việt Nam năm 1997 đã có quy định thời hạn hiệu lực của chào hàng là 30 ngày, kể từ ngày được chuyển đi, nếu không được ấn định trước trong chào hàng. Tại điều 2 -205 Luật thương mại nhất thể Mỹ (UCC) quy định: chào hàng bằng văn bản đã được ký bởi thương nhân hứa khơng hủy ngang thì khơng được rút lại trong thời hạn đã cam kết, hoặc trong một thời hạn hợp lý không quá 03 (ba) tháng, nếu không cam kết chi tiết trong chào hàng.

Sau khi đề nghị giao kết hợp đồng được chuyển tới người nhận, người này có thể: chấp nhận hoặc từ chối hoặc sửa đổi... Như vậy, chấp

nhận này phải được chuyển đến cho người đề nghị thì hợp đồng mới được coi là đã xác lập. Về nguyên tắc, Bên nhận được tự do quyết định có chấp nhận giao kết hợp đồng hay khơng.

1.2.2.3.Tự do thỏa thuận những nội dung của hợp đồng

Nội dung của hợp đồng là toàn bộ các điều khoản mà các bên thỏa thuận trong hợp đồng (khi giao kết). Việc trao quyền cho các chủ thể thỏa thuận những nội dung của hợp đồng là tất nhiên, phù hợp với bản chất của hợp đồng. Các chủ thể có quyền thỏa thuận các nội dung của hợp đồng về đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán và các nội dung khác của hợp đồng sao cho các nội dung đó phù hợp với lợi ích của các bên. Với quyền tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng, các chủ thể có khả năng rất lớn để tự tạo cho mình các quyền và nghĩa vụ cụ thể, nhưng khơng được xâm hại tới những lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nguyên tắc tự do hợp đồng trong pháp luật việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)