Mặc dù các văn bản trước đây có đề cập đến các vấn đề như: giá cả, phương thức thanh tốn, thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, thẩm quyền giải quyết các tranh chấp …song các quy định này không được cụ thể, rõ ràng như trong các quy định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Với mục tiêu bảo đảm thực hiện nguyên tắc tự do hợp đồng trên tinh thần tơn trọng bản chất đích thực của hợp đồng, Pháp Lệnh đã chỉ rõ: Các bên có quyền thỏa thuận và ghi giá cả cụ thể vào hợp đồng kinh tế, có quyền thay đổi giá trong q trình thực hiện hợp đồng kinh tế (Điều 15); phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận (Điều 17); thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế do các bên thỏa thuận (Điều 18); các tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng kinh tế được giải quyết bằng cách tự thương lượng giữa các bên với nhau hoặc đưa ra Trọng tài kinh tế (Điều 7); hoặc, các bên có quyền đưa vào hợp đồng kinh tế những thỏa thuận khác không trái pháp luật (Điều 20)…
2.2.1.2. Những hạn chế của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế trong việc khẳng định nguyên tắc tự do hợp đồng khẳng định nguyên tắc tự do hợp đồng
Bên cạnh những tiến bộ đạt được, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế qua thực tế kiểm nghiệm đã bộc lộ những khiếm khuyết nhất định. Vì mới chuyển sang nền kinh tế mới mà khởi điểm trước đó là nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp nên dấu ấn của cơ chế cũ vẫn còn mang đậm nét, tri thức về nền kinh tế thị trường còn thiếu, tư duy pháp lý về nền kinh tế thị trường còn hạn hẹp, những văn bản pháp luật trong giai đoạn này vì thế khơng tránh khỏi những hạn chế, bất cập khi điều chỉnh các quan hệ pháp
luật; nguyên tắc tự do hợp đồng mặc dù đã được thể hiện trong các quy định pháp luật nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do đó đã làm cho nguyên tắc này chưa phát huy được hết tác dụng của nó. Cụ thể: