của Việt Nam với các quốc gia láng giềng
3.2.1. Phân định biển Việt Nam - Thái Lan
Hiệp định phân định ranh giới trên biển giữa Việt Nam và Thái Lan trong vịnh Thái Lan được ký vào ngày 09/8/1997. Hiệp định là kết quả của một phần tư thế kỷ đàm phán giữa Việt Nam và Thái Lan dựa trên các căn cứ về giải thích, áp dụng Luật Biển trong phân định v ng chồng lấn giữa hai nước. Đây là Hiệp định phân định biển đầu tiên được ký kết tại Khu vực Đông Nam Á sau khi Công ước 1982 có hiệu lực, đồng thời đây cũng là Hiệp định phân định biển đầu tiên Việt Nam ký kết với nước láng giềng. Theo đó, Đảo Thổ Chu được hưởng 32.5% hiệu lực. Việt Nam được hưởng một phần ba diện tích và Thái Lan được hưởng hai phần ba diện tích của 6.074km2 v ng biển chống lấn. Đường phân chia thảo thuận là một đường thẳng kẻ từ điểm c (70
49'0" Bắc, 103002'30" Đông) tới điểm K (80
46'54,7754" Bắc, 102012'11,5342" Đông). Điểm C là điểm cực Bắc của V ng phát triển Thái Lan - Malaysia trong Vịnh
Thái Lan. Điểm K năm trên đường thẳng cách đều giữa đảo Thổ Chu của Việt Nam và Poulo Wai của Campuchia. Đường biên giới trên biển này sẽ là ranh giới thềm lục địa và v ng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam và Thái Lan. Trong trường hợp có cấu trúc dầu hoặc khí duy nhất hoặc mở khoáng sản nằm vắt ngang đường biên giới, hai quốc gia phải trao đổi thông tin, tìm kiếm thảo thuận để phân chia khai thác và lợi ích công bằng.
Hình 3.1. Bản đồ đường phân định ranh giới biển Việt Nam - Thái Lan theo Hiệp định phân định năm 1997
Mặc d đảo Thổ Chu thỏa mãn các điều kiện để được hưởng hiệu lực toàn phần nhưng trong quá trình đàm phán và thương lượng hai bên đã thống nhất Đảo Thổ Chu được hưởng 32.5% hiệu lực. Trong quá trình phân định biển, đảo Thổ Chu được lấy làm điểm cơ sở phân định nhưng chỉ có một tác dụng khiêm tốn. Trường hợp cho đảo hưởng hiệu lực toàn phần sẽ dẫn đến hướng đi của đường ranh giới bị lệch một cách hết sức rõ rệt, do đó không
của việc phân định ranh giới, để tìm được kết quả công bằng, hai bên Việt Nam - Thái Lan chỉ dành cho đảo hiệu lực một phần, không để cho đảo được hưởng hiệu lực toàn phần.
3.2.2. Phân định biển Việt Nam - Indonesia
Indonexia là quốc gia láng giềng có quy chế quốc gia quần đảo nằm tương đối xa Việt Nam. Giữa hai quốc gia có vấn đề vạch ranh giới chung v ng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Ngày 26/6/2003 hai nước đã ký kết Hiệp định về phân định ranh giới thềm lục địa. Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 29/5/2007. Hai bên sẽ tiếp tục đàm phán để ký kết Hiệp định V ng biển chồng lấn giữa hai nước trong thời gian tới và giải quyết phân định về đặc quyền kinh tế.
Hình 3.2. Bản đồ đường phân định ranh giới thềm lục địa Việt Nam - Indonesia theo Hiệp định phân định năm 2003
Bờ biển lục địa Việt Nam và bờ biển Calimantan, Indonesia, cách nhau khoảng 474 hải lý, khoảng cách gần nhất giữa các đảo của hai bên là 246 hải
Căn cứ vào các quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 về việc xác định phạm vi v ng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, hai nước có một v ng biển, thềm lục địa chồng lấn cần phân định.
Năm 1969, Indonesia tuyên bố giới hạn thềm lục địa của mình dựa theo nguyên tắc đường trung tuyến tính từ đường cơ sở quần đảo Indonesia và đường cơ sở của các quốc gia hữu quan. Năm 1971, Việt Nam Cộng hoà đã vạch ranh giới đặc nhượng dầu khí trên thềm lục địa của mình, dựa theo trung tuyến tính từ bờ biển Việt Nam và bờ biển đảo Bornéo, Indonesia. Năm 1972, Indonesia và Việt Nam Cộng hòa đã tiến hành đàm phán phân định v ng biển chồng lấn có diện tích khoảng 40.000km2, được hình thành bởi 2 đường trung tuyến: trung tuyến đảo - đảo và trung tuyến bờ - bờ.
Tháng 6 năm 1978, Việt Nam và Indonesia nối lại đàm phân định v ng chồng lấn rộng khoảng 98.000km2, được hình thành bởi đường ranh giới tự nhiên (rãnh sâu) và trung tuyến đảo - đảo. Sau đó, Việt Nam đã đề xuất đường phân định mới, “đường dung hòa”, nằm giữa đường rãnh ngầm và đường trung tuyến bờ - bờ, thu hẹp v ng chồng lấn xuống còn 40.000km2. Qua 10 vòng đàm phán cấp chuyên viên, v ng chồng lấn đã được thu hẹp lại còn khoảng 4.500km2
.
Trải qua 2 vòng đàm phán cấp Chính phủ, 10 vòng đàm phán cấp chuyên viên, 12 vòng đàm phán không chính thức, 4 cuộc trao đổi hẹp cấp trưởng đoàn chuyên viên và 1 vòng đàm phán về kỹ thuật hải đồ, ngày 26 tháng 6 năm 2003, Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia đã được ký kết. Đây cơ sở tạo sự ổn định phát triển cho các v ng biển, thu hẹp những v ng bất đồng.
3.2.3. Phân định biển Việt Nam - Trung Quốc
Sau 27 năm đàm phán (từ năm 1973) và trên cơ sở Công ước Pháp - Thanh 1887, Việt Nam và Trung Quốc ngày 25/12/2000 đã kí kết Hiệp định phân định vịnh bắc Bộ nhằm phân định biên giới lãnh hải, v ng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trong vịnh bắc bộ. Việt Nam được 53,23%; Trung Quốc
"Việc phân định biên giới v ng Vịnh Bắc Bộ từ cuối thế kỷ 19 đã chiếu theo Công ước Pháp - Thanh 1887 ký kết giữa Pháp, nhân danh triều đình nhà Nguyễn ở Bắc Kỳ và nhà Thanh. Mục đích chính là phân định phần địa giới. Công ước đó đúng ra không ấn định lãnh hải mà chỉ đặt ra đường cơ sở (đường kinh tuyến đông 105 độ 43 phút Paris) để quyết định quyền sở hữu các hải đảo ngoài biển. Tuy nhiên Chính phủ Việt Nam coi đường cơ sở đó tương đương với đường biên giới lãnh hải. Quan điểm này chính quyền Bắc Kinh phản bác, không công nhận.
Năm 1974, Việt Nam thúc đẩy việc phân định. Việc điều đình diễn ra trong ba đợt: 1974, 1977-8, 1992-2000; hai đợt đầu gặp bế tắc khi quan hệ Hà Nội - Bắc Kinh ở tình thế xung đột, không giải quyết được. Mãi đến sau khi bình thường hóa bang giao (1991) mới có đồng thuận chung vào năm 1993 để tiến tới Hiệp định" [28].
Các điểm d ng làm cơ sở phân chia:
Điểm số 01: vĩ độ 21O28'12".5 Bắc, kinh độ 108O06'04".3 Đông Điểm số 02: vĩ độ 21O28'12".7 Bắc, kinh độ 108O06'04".6 Đông Điểm số 03: vĩ độ 21O27'50".1 Bắc, kinh độ 108O05'57".7 Đông Điểm số 04: vĩ độ 21O27'39".5 Bắc, kinh độ 108O05'51".5 Đông Điểm số 05: vĩ độ 21O21'28".2 Bắc, kinh độ 108O05'39".9 Đông Điểm số 06: vĩ độ 21O27'23".1 Bắc, kinh độ 108O05'38".8 Đông Điểm số 07: vĩ độ 21O27'08".2 Bắc, kinh độ 108O05'43".7 Đông Điểm số 08: vĩ độ 21O16'32" Bắc, kinh độ 108O08'05"Đông Điểm số 09: vĩ độ 21O12'35" Bắc, kinh độ 108O12'31"Đông Điểm số 10: vĩ độ 20O24'05" Bắc, kinh độ 108O22'45"Đông Điểm số 11: vĩ độ 19O57'33" Bắc, kinh độ 107O55'47"Đông Điểm số 12: vĩ độ 19O39'33" Bắc, kinh độ 107O31'40"Đông Điểm số 13: vĩ độ 19O25'26" Bắc, kinh độ 107O21'00"Đông Điểm số 14: vĩ độ 19O25'26" Bắc, kinh độ 107O12'43"Đông
Điểm số 15: vĩ độ 19O25'26" Bắc, kinh độ 107O12'43"Đông Điểm số 16: vĩ độ 19O12'55" Bắc, kinh độ 107O09'34"Đông Điểm số 17: vĩ độ 18O42'52" Bắc, kinh độ 107O09'34"Đông Điểm số 18: vĩ độ 18O13'49" Bắc, kinh độ 107O34'00"Đông Điểm số 19: vĩ độ 18O07'08" Bắc, kinh độ 107O37'34"Đông Điểm số 20: vĩ độ 18O04'13" Bắc, kinh độ 107O39'09"Đông Điểm số 21: vĩ độ 17O47'00" Bắc, kinh độ 107O58'00"Đông
Từ điểm 1 đến 9 phân định lãnh hải, điểm 9 đến 21 phân định v ng đặc quyền kinh tế.
"Ngoài việc phân định lãnh hải và v ng đặc quyền kinh tế, chính quyền Bắc Kinh đòi giải quyết vấn đề ngư dân đánh cá trong Vịnh. Kết quả là bản đồng thuận ngư nghiệp (tiếng Anh: Fishery Agreement) đặt ra khu đánh cá chung (Common Fishery Zone) khoảng 30.000km2 trong Vịnh Bắc bộ. Sự thảo thuận này có hiệu lực 12 năm lại thêm 3 năm gia hạn.
So sánh hai bản đồng thuận ngư nghiệp Hoa - Nhật ở biển Hoa Đông và Đồng thuận ngư nghiệp Việt - Hoa ở Vịnh Bắc bộ thì khu đánh cá chung ở Vịnh Bắc bộ lớn hơn nhiều" [44].
Đến nay vẫn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về việc phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc. Có quan điểm cho rằng việc phân định này còn thiếu công bằng và gây thua thiệt cho phía Việt Nam. Nhìn lại Công ước Pháp -Thanh 1887 đã phân định vịnh Bắc bộ theo kinh tuyến 108o3', hiệp định đã gây thiệt hại cho phía Việt Nam. Công ước Pháp - Thanh có hai điểm đáng chú ý đó là:
"Những hòn đảo ở về phái Đông của đường kinh tuyến Paris 105o
43' kinh độ Đông, có nghĩa là đường thẳng Bắc Nam đi qua đông điểm đảo Trà Cổ và tạo thành đường biên giới cũng được giao cho Trung Hoa.
Các đảo "Go Tho" (đảo Cô Tô) và những đảo khác ở về phía Tây của đường kinh tuyến này thì giao cho Bắc Kỳ" [24].
Công ước 1887 chỉ dừng lại ở việc phân chia các đảo và lãnh hải ven bờ chứ không phân chia vịnh Bắc bộ nên việc phân chia lại vịnh Bắc bộ là cần thiết. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng Việt Nam đã có những nhượng bộ đối với Trung Quốc trong việc tính hiệu lực phân định biển của hai đảo Bạch Long Vĩ và Cồn Cỏ. Cụ thể Bạch Long Vĩ chỉ được hưởng 25% hiệu lực còn Cồn Cỏ chỉ được hưởng 50% hiệu lực khi đối chiếu với bờ biển Hải Nam. Mặc d hai đảo này đủ điều kiện để có một hiệu lực đầy đủ. Nếu hai đảo này có hiệu lực toàn phần thì ranh giới sẽ lệch nhiều về hướng Đông và phần nào đó sẽ có lợi hơn cho phía Việt Nam. Mặt khác, tại Hiệp định về ngư nghiệp,
Nam. Sản lượng ước tính có thể cung cấp mỗi năm đạt 600.000 tấn nhưng thực tế sản lượng khai thác lại chiếm đến hơn 1.000.000 tấn cá, việc này gây nhiều hệ lụy cho môi trường sinh vật biển tại v ng biển này. Việt Nam lại phải chịu thêm một hậu quả bất lợi.
Ngược lại, có quan điểm cho rằng Hiệp định phân chia Vịnh Bắc bộ 2000 là công bằng. Hiệp định Vịnh Bắc Bộ bao gồm 21 điểm phân định, trong đó điểm 1 đến 9 là ranh giới lãnh hải 12 hải lý và điểm 9 đến 21 là ranh giới v ng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa xa bờ hơn 12 hải lý.
Trong phần lớn v ng biển hữu quan trong Vịnh Bắc Bộ, bờ biển Việt Nam và Trung Quốc đối diện nhau. Vì vậy, theo luật quốc tế thì đường trung tuyến có điều chỉnh là nguyên tắc phân định công bằng nhất.
Thông tin chính thức của Việt Nam là:
- Ranh giới trong Vịnh là một đường trung tuyến có điều chỉnh.
- Đảo Cồn Cỏ được 50% hiệu lực, đảo Bạch Long Vĩ được khoảng 25% hiệu lực.
- Tỷ lệ diện tích Việt Nam, Trung Quốc đạt được, 1.135:1, gần bằng tỷ lệ chiều dài bờ biển Việt Nam, Trung Quốc, 1.1:1, cho nên hiệp định Vịnh Bắc Bộ là công bằng.
Căn cứ vào Công ước 1982, giữa hai bên phải vạch đường biên giới biển trong lãnh hải ở khu vực cửa sông Bắc Luân, vạch đường ranh giới v ng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa trong vịnh. Nếu hai quốc gia đều định v ng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý thì do khoảng cách giữa bờ biển hai bên chưa đến 200 hải lý nên hầu hết vịnh bắc bộ trở thành v ng chồng lấn, rất khó khăn cho công tác quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ.
Năm 1993, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được sự thỏa thuận về mặt nguyên tắc về vạch đường bên giới biển trong Vịnh Bắc bộ là: “ Hai bên đồng ý sẽ áp dụng luật biển quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế để tiến hành
Bộ, hai bên cần theo nguyên tắc công bằng và tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong vịnh để đi đến một giải pháp công bằng”. Thỏa thuận nguyên tắc này hoàn toàn ph hợp với pháp luật và thực tiến quốc tế.
Bảy năm tiếp theo đó (từ năm 1994 – 2000), hai bên đã tiếp tục đàm phán về pháp luật quốc tế áp dụng trong hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của vịnh Bắc bộ, tính đến hoàn cảnh tự nhiên có liên quan như chiều dài và hướng đi, hình thái chung của đường bờ biển mỗi bên, sự hiện diện và hiệu lực của các đảo trong khu vực vịnh, kiểm tra tính công bằng của thỏa thuận theo phương thức của Tòa án quốc tế. Kết quả là hai bên đã thống nhất vạch một đường biên giới nối 21 điểm, trong đó đoạn từ 1-9 là bên giới lãnh hải, từ điểm 9-21 là ranh giới chung cho cả v ng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. Đường biên giới biển này trong vịnh Bắc bộ dài tổng cộng khoảng 500km.
Theo đường hoạch định, phía Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích vịnh; phía Trung Quốc được hưởng 46,77% diện tích vịnh. Về diện tích, v ng biển phía Việt Nam hơn phía Trung Quốc khoảng 8.205km2. Các đảo ven bờ Đông Bắc Việt Nam có hiệu lực một phần, đảo Bạch Long Vĩ nằm xa ngoài giữa Vịnh gần đường biên giới nhưng vẫn có hiệu lực 25%, đảo Cồn Cỏ có hiệu lực 50%. Tất cả các kết quả này đạt được là do hai bên áp dụng luật quốc tế, bao gồm cả việc sử dụng phương pháp đường trung tuyến có điều chỉnh và được quyết định bởi yếu tố điều kiện và hoàn cảnh địa lý tự nhiên khách quan của vinh Bắc bộ. Kiểm nghiệm về công bằng, tính tỷ lệ chiều dài bờ biển hai bên so với tỷ lệ diện tích đạt được đều là 1,1/1 nên kết quả trên là công bằng.
Hiệp định phân định vịnh Bắc bộ ý nghĩa vô c ng quan trọng, vì lần đầu tiên trong lịch sử đã vạch được đường bên giới chung giữa hai quốc gia trong một vịnh lớn, có tầm quan trọng đặc biệt về mọi mặt đối với cả hai quốc gia, bảo đảm công bằng cho cả hai bên. Tuy vậy cách xác định đường trung tuyến vẫn tồn tại nhiều điểm bất cập. Có một số tài liệu đã chứng minh khi vẽ
đến 27 hải lý ở khu vực các đảo Vĩnh Thực, đảo Trần, đảo Thanh Lam, đảo Cô Tô tỉnh Quảng Ninh, đảo Bạch Long Vĩ thuộc Hải Phòng, v ng cửa Ba Lạt, bờ biển Ninh Bình và khu vực nam Hà Tĩnh đối chiếu với bờ Tây và bờ Nam đảo Hải Nam của Trung Quốc.
Ở khu vực này, sự xuất hiện của các đảo và hiệu lực của các đảo có ảnh hưởng đến kết quả phân định biển, cụ thể: Bên phía đảo Hải Nam không có các đảo nhỏ nào nằm sát bờ mà có các đá, bãi đá được phía Trung Quốc chọn làm điểm cơ sở trong khi đó phía bờ biển Việt Nam có hai đảo nằm gần bờ được lựa chọn là hai điểm cơ sở (đảo Cồn Cỏ cách bờ 13 hải lý và đảo Lý Sơn cách bờ 12 hải lý). Ngoài ra giữa hai đảo này còn có một đảo nằm riêng biệt là C Lao Chàm, cách bờ 8 hải lý. Các đảo này là các đảo lớn nằm sát bờ, đặc biệt là Lý Sơn, C Lao Chàm có đời sống kinh tế riêng phát triển, có dân cư đông đúc sống định cư trên các đảo. Do đó, hai đảo này hoàn toàn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 121 Công ước Luật Biển năm 1982 và xứng đáng có v ng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa riêng. Thực tiễn quốc tế cho