Khái niệm “quy chế pháp lý của đảo” và “hiệu lực pháp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu lực pháp lý của Đảo trong phân định biển theo Pháp luật và thực tiễn quốc tế Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 57 - 59)

2.1. Khái niệm “quy chế pháp lý của đảo” và “hiệu lực pháp lý của đảo” trong phân định biển đảo” trong phân định biển

2.1.1. Các định nghĩa

“Quy chế pháp lý của đảo” nhìn chung có thể hiểu là toàn bộ những

quy định pháp lý được đặt ra có tính ràng buộc các chủ thể (chủ yếu và trước hết là các quốc gia) phải tuân theo khi thực hiện các hành xử có liên quan đến các đảo. Phần VIII UNCLOS 1982 sử dụng thuật ngữ “chế độ các đảo” (Regime of islands) còn được hiểu là những gì mà đảo được hưởng tương ứng với các điều kiện định ra. Khi đảo đáp ứng được những điều kiện nhất định, nó sẽ được hưởng các quyền nhất định mà cụ thể là được hưởng những phạm vi v ng biển khác nhau, hay nói cách khác là tạo ra các quyền lợi và phạm vi quyền ở mức độ khác nhau cho các quốc gia.

“Hiệu lực pháp lý của đảo” trong phân định biển được hiểu khái quát

là vai trò có tính pháp lý của đảo hay những tác động, ảnh hưởng của đảo đến việc phân định biên giới (lãnh hải) hay ranh giới biển (vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, thềm lục địa mở rộng) chồng lấn giữa các quốc gia. Ban đầu, hiệu lực pháp lý của đảo mang chỉ tính quy định lý thuyết, dựa trên quy chế pháp lý mà luật pháp quốc tế trao cho chúng. Trong quá trình giải quyết tranh chấp đối với v ng chồng lấn, tức quá trình phân định, hiệu lực lý thuyết đó dần được chuyển hóa thành hiệu lực mang tính thực tế thông qua việc các quốc gia thỏa thuận với nhau hay việc các tòa xem xét thực tế các yếu tố để gán cho chúng một vai trò cụ thể trong tác động đến đường phân định mà các

bên yêu cầu tòa giải quyết. Hiệu lực của đảo trong phân định biển trở thành có giá trị pháp lý chính thức khi tác động của đảo được chấp nhận và biểu hiện ở đường phân định trong hiệp định phân định do các bên hữu quan ký kết hay trong phán quyết phân định biển được các tòa ban hành.

2.1.2. Ý nghĩa, vai trò của “hiệu lực pháp lý của đảo” trong phân định biển

Đảo có vai trò, tác động đến phân định biển là điều không thể phủ nhận mặc d điều này không được nói đến trong các ngôn từ của UNCLOS 1982. Thay vào đó, Công ước đã ghi nhận về quyền tạo ra các v ng biển của đảo tại Điều 121. Theo đó, một cấu trúc địa lý trên biển khi đáp ứng được các điều kiện “là v ng đất tự nhiên, có nước bao bọc xung quanh và luôn ở trên mực nước biển kể cả khi thủy triều lên cao” sẽ được coi là một “đảo” (island) và có nội thủy c ng lãnh hải 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Một “đảo” khi đáp ứng được điều kiện “thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng” sẽ có tất cả các v ng biển như đất liền, bao gồm cả nội thủy, lãnh hải, v ng tiếp giáp lãnh hải, v ng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

C ng là quốc gia ven biển nhưng một quốc gia có đảo sẽ có lợi thế hơn so với việc không có đảo đó. Khi đảo xuất hiện tại một khu vực chồng lấn, quốc gia sở hữu đảo được quyền đưa ra yêu sách trao cho đảo hiệu lực thích hợp trong việc mở rộng thêm v ng biển họ được hưởng tại khu vực chồng lấn. Vai trò của việc xem xét hiệu lực của đảo càng rõ ràng hơn trong trường hợp quốc gia gồm các phần lãnh thổ chỉ là các đảo (quốc đảo), nếu như luật pháp quốc tế chỉ dành quyền mở rộng cho các quốc gia lục địa, sẽ không đảm bảo nguyên tắc công bằng và bình đẳng chủ quyền cho các quốc đảo. Việc trao cho đảo hiệu lực trong phân định biển chính là sự khẳng định và là sự thống nhất, toàn diện của nguyên tắc đất thống trị biển, đồng thời chính là đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cho các quốc gia, góp phần vào việc thiết lập và duy trì trật tự trên các v ng biển và đại dương trên thế giới.

2.2. Quy chế pháp lý cụ thể của đảo theo quy định của C ng ước Luật Biển 1 2

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu lực pháp lý của Đảo trong phân định biển theo Pháp luật và thực tiễn quốc tế Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 57 - 59)