Các phương pháp phân định biển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu lực pháp lý của Đảo trong phân định biển theo Pháp luật và thực tiễn quốc tế Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 51 - 53)

1.3. Tổng quan về phân định biển và tranh chấp phân định biển

1.3.3. Các phương pháp phân định biển

1.3.3.1. Phương pháp đường trung tuyến/cách đều

Đây là phương pháp áp dụng trong trường hợp các Quốc gia có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện nhau. Theo phương pháp này, đường ranh giới để phân định biển chính là đường mà tất cả các điểm nằm trên đường đó đều các đều các điểm gần nhất của đường cơ sở d ng để tính chiều rộng lãnh hải của các Quốc gia [8].

Phương pháp đường trung tuyến/cách đều thường được áp dụng để phân định lãnh hải. Tuy nhiên để áp dụng phương pháp này, các Quốc gia phải xem xét thích đáng đến những hoàn cảnh cụ thể để đạt được một kết quả công bằng.

1.3.3.2. Phương pháp đường trung tuyến có điều chỉnh

Theo phương pháp này, trong quá trình phân định biển các bên hữu quan cần phải xem xét, cân nhắc các yếu tố cụ thể như: yếu tố hình dạng bờ biển, yếu tố đảo, yếu tố hàng hải… để từ đó tìm ra được những giải pháp công bằng được các bên công nhận. Các giải pháp đó đương nhiên mang tính đặc th và thích ứng với từng trường hợp phân định cụ thể [8].

1.3.3.3. Giải pháp tạm thời trong phân định biển

nào mà chỉ quy định các quốc gia có v ng biển chồng lấn trong khi chờ ký kết thỏa thuận phân định, dựa trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và không phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát.

Qua thực tiễn phân định biển quốc tế cho thấy, trong các hình thức dàn xếp tạm thời, việc thành lập các khu thăm dò khai thác chung (Joint Development) là phổ biến hơn cả. Có thể tìm thấy các mô hình về dàn xếp tạm thời trong một số trường hợp như: Thỏa thuận ngày 22/2/1958 giữa Baren và Arap Xeut; Thỏa thuận Pháp - Tây Ba Nha 29/1/1974. Thỏa thuận Malaysia và Thái Lan trong Vịnh Thái Lan 21/12/1979… Việt Nam cũng có hai Điều ước quốc tế về vấn đề khai thác chung v ng chồng lấn trong Vịnh Thái Lan giữa Việt Nam và Malaysia ngày 5/6/1992 (Việt Nam và Malaysia đã ký kết thỏa thuận thương mại giữa Petrovietnam và Petronas ngày 9/7/1992 khai thác chung trong v ng chồng lấn giữa hai nước; Hiệp định Hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2000.

1.3.3.4. Các phương pháp khác

- Phương pháp phần kéo dài tự nhiên của biên giới trên bộ: đến nay mới chỉ có 3 trường hợp thỏa thuận phân định có áp dụng phương pháp này là Thỏa thuận 21/6/1972 giữa Brazin và Uruguay; Thỏa thuận 4/6/1974 giữa Giambia và Sênêgan; Thỏa thuận 23/8/1975 giữa Colombia và Equado;

- Phương pháp đường vuông góc đối với hướng đi chung của bờ biển: vụ phân định thềm lục địa giữa Ginê và Ginê Bisau;

- Phương pháp đường kinh tuyến và vĩ tuyến: Tuyên bố Santiego ngày 18/8/1952 giữa Chile, Pêru và Equado; Hiệp định 23/8/1975 giữa Colombia và Pêru; Hiệp định 17/6/1980 giữa Pháp và Vênzuela…

Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng của nó, các quốc gia khi giải quyết việc phân định biển có thể lựa chọn cho mình giải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu lực pháp lý của Đảo trong phân định biển theo Pháp luật và thực tiễn quốc tế Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 51 - 53)