Cơ sở pháp lý của phân định biển

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu lực pháp lý của Đảo trong phân định biển theo Pháp luật và thực tiễn quốc tế Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 39 - 51)

1.3. Tổng quan về phân định biển và tranh chấp phân định biển

1.3.2. Cơ sở pháp lý của phân định biển

1.3.2.1. Các nguyên tắc trong phân định biển

nhận của cộng đồng quốc tế. Do đó, việc phân định phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc của pháp luật quốc tế. C ng với đó, do phân định biển là hoạt động có tính đặc th riêng, theo quy định của Công ước Luật biển năm 1982 (các Điều 15, Điều 74, Điều 83) và tham khảo các phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế liên quan vấn đề phân định có thể thấy nổi lên hai nguyên tắc cơ bản về phân định biển là: Nguyên tắc thỏa thuận và Nguyên tắc công bằng.

a) Nguyên tắc thỏa thuận

Phân định biển là vấn đề rất phức tạp, liên quan đến việc xác định giới hạn thu đắc các v ng biển trên cơ sở pháp luật quốc tế của ít nhất là hai quốc gia. Vì vậy, các quốc gia có liên quan cần thông qua đàm phán, thương lượng để thỏa thuận các phương pháp và tiêu chuẩn phân định. Công ước Luật Biển 1982 khi quy định về phân định các v ng biển giữa các quốc gia có bờ biển đối diện hay tiếp giáp tại các Điều 15, 74, 83 đều đưa nguyên tắc thỏa thuận lên hàng đầu. Các phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế ghi nhận nguyên tắc thảo thuận như:

Sự phân định này phải được mưu cầu và thực hiện qua một thỏa thuận tiếp theo một cuộc đàm phán thiện chí với ý định thực tế đạt tới kết quả tích cực [12, tr.293-294]. Các bên phải tiến hành đàm phán nhằm đi đến một thỏa thuận chứ không phải đơn thuần tiến hành một cuộc đàm phán hình thức, các bên có nghĩa vụ xử sự sao cho đàm phán có ý nghĩa, đó không phải là trường hợp một khi một trong các bên khăng khăng giữ lập trường riêng của mình mà không tr liệu một sự điều chỉnh nào cả [13, tr.85].

Để đạt đến kết quả, các bên trong quá trình đàm phán có thể nêu lên các yếu tố hoàn cảnh cụ thể để củng cố lập luận của mình. Tuy nhiên, cần phải dựa trên nguyên tắc công bằng hợp lý, hợp tình và có chú ý đến tất cả mọi hoàn cảnh thích đáng, tính đến tầm quan trọng của các lợi ích có liên quan đối

Điều này đã được Nhà nước Việt Nam thể chế hóa tại Khoản 3 Điều 4 Luật Biển Việt Nam 2012: Nhà nước giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước bằng biện pháp hòa bình, ph hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, pháp luật, thực tiễn Quốc tế. Trong thực tiễn phân định biển với các nước liên quan, lập trường nhất quán của Việt Nam là căn cứ luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tiến tới các hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên trong khu vực phân định để đạt được một giải pháp công bằng mà các bên chấp nhận được.

b) Nguyên tắc c ng bằng

Công ước Luật Biển 1982 quy định thảo thuận giữa các quốc gia liên quan trong một vụ phân định biển phải đi đến một giải pháp công bằng (Điều 15, Điều 59, Điều 74, Điều 83). Tuy nhiên phương pháp phân định nào có thể cho giải pháp công bằng thì Công ước Luật Biển không quy định rõ ràng.

Như vậy, từ những quy tắc được quy định trong Unclos và thực tiễn phân định biển, công bằng với vai trò là một nguyên tắc nền tảng được áp dụng trong phân định biển giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện, bao hàm các nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, công bằng không nhất thiết phải là bằng nhau về mặt diện tích phân định; công bằng phải phản ánh thực tế của tất cả các hoàn cảnh đặc th hiện diện trong khu vực có giá trị hiệu lực đến việc phân định như: sự tồn tại của đảo trong khu vực phân định, hình dạng bờ biển khúc khuỷnh, lồi lõm, sự hiện diện của yếu tố lịch sử;…

Thứ hai, công bằng cũng có thể được nhìn nhận dưới khía cạnh phản ánh khách quan. Phân định biển được coi là "có thể chấp nhận được" giữa các bên dựa trên tính tỷ lệ giữa chiều dài bờ biển và diện tích phân định mặc d trong quá trình thỏa thuận phân định, các bên đã thực hiện những trao đổi,

nhượng bộ mang tính Chính trị - ngoại giao hoặc pháp lý khác nhau. Ở phương diện này sự công bằng thực chất dễ bị lạm dụng và xâm phạm, đặc biệt trong phân định v ng chồng lấn giữa một bên là quốc gia lớn và bên còn lại là quốc gia nhỏ yếu.

Thứ ba, trước khi tính đến phân định dứt điểm v ng chồng lấn, trong thời gian "quá độ" các bên có thể thỏa thuận hợp tác khai thác tài nguyên tại v ng chồng lấn. Các thỏa thuận này cũng đạt tới kết quả công bằng trong việc c ng khai thác và phân chia nguồn lợi khai thác, trong đó có tính đến tỷ lệ đóng góp và trách nhiệm giữa các bên. Ngoài ra, các bên cũng không được thực hiện những hành vi "có thể gây phương hại" hoặc "cản trở" việc đạt tới một thỏa thuận phân định cuối c ng được dựa trên nguyên tắc công bằng.

Thứ 4, trường hợp các bên không thể đi đến thỏa thuận trong thời gian hợp lý thì có thể sử dụng các thủ tục nêu ở phần XV Unclos để giải quyết tranh chấp về phân định. Việc lựa chọn các thủ tục này nhằm đi đến giải quyết dứt điểm tranh chấp và đưa ra một ranh giới phân định cuối c ng giữa các bên [6].

1.3.2.2. Quy định về phân định biển trong Công ước Luật biển 1982

Sau hơn 4 năm chuẩn bị và 9 năm đàm phán, ngày 10/12/1982, Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982), (tên tiếng Anh là United Nations Convention on the Law of the Sea), hay thường được gọi tắt là UNCLOS 1982, được 107 quốc gia, trong đó có Việt Nam ký tại Montego Bay, Jamaica.

Sau Hiến chương LHQ, Công ước Luật Biển 1982 được đánh giá là văn kiện pháp lý quốc tế quan trọng nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, được nhiều quốc gia ký kết và tham gia. Công ước Luật Biển 1982 có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Là một văn kiện pháp lý đa phương đồ sộ, bao gồm 320 điều khoản và 9 Phụ lục, với hơn 1000 quy phạm pháp luật, Công ước Luật Biển 1982 đã đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cộng đồng quốc tế về

một trật tự pháp lý quốc tế mới đối với tất cả các vấn đề về biển và đại dương, bao gồm cả đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

Công ước Luật Biển 1982 thực sự là một bản hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế bởi Công ước không chỉ bao gồm các điều khoản mang tính điều ước mà còn là văn bản pháp điển hóa các quy định mang tính tập quán. Công ước Luật Biển 1982 thể hiện sự thỏa hiệp mang tính toàn cầu, có tính đến lợi ích của tất cả các nước trên thế giới, d là nước công nghiệp phát triển hay là nước đang phát triển… Công ước không chấp nhận bảo lưu mà đòi hỏi các quốc gia phải tham gia cả gói, có nghĩa là việc phê chuẩn hoặc tham gia Công ước đòi hỏi quốc gia phải có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các điều khoản của Công ước.

Công ước Luật Biển 1982 đã tr định toàn bộ các quy định liên quan đến các v ng biển mà một quốc gia ven biển có quyền được hưởng, cũng như những quy định liên quan đến việc sử dụng, khai thác biển và đại dương, cụ thể là: Quy chế pháp lý của tất cả các v ng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; Chế độ pháp lý đối với biển cả và V ng-di sản chung của loài người; Các quy định hàng hải và hàng không; Việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển bao gồm tài nguyên sinh vật và không sinh vật; Vấn đề bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh trật tự trên biển; Việc giải quyết tranh chấp và hợp tác quốc tế về biển; Quy chế hoạt động của cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương, Ủy ban ranh giới ngoài thềm lục địa, tòa án Luật Biển quốc tế, hội nghị các quốc gia thành viên Công ước…

Tính đến nay, đã có 168 nước phê chuẩn và tham gia Công ước Luật Biển 1982 (Azerbaijan là quốc gia thứ 168 gia nhập ngày 16/6/2016) [57].

Những nội dung quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế về biển đã được quy định trong Công ước Luật Biển 1982. Liên quan đến việc hoạch định ranh giới các v ng biển, Công ước Luật biển có các quy định tiêu biểu sau:

Thứ nhất, Quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải 12 hải lý và được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với v ng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đến 200 hải lý từ đường cơ sở. Quốc gia cũng có thể có thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý và trong trường hợp là quốc gia quần đảo còn có thêm v ng nước quần đảo.

Thứ hai, Ranh giới lãnh hải, v ng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa được xác định ph hợp với các quy định về giới hạn của các v ng này theo Công ước. Đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải được quy định tại Điều 15 của Công ước. Việc hoạch định v ng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Công ước quy định cụ thể tại Điều 74 & 83.

Thứ ba, Các quốc gia thành viên phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước, trong đó có các tranh chấp về việc phân định các v ng biển chồng lấn. Các tranh chấp có thể được giải quyết bằng con đường đàm phán, thương lượng hoặc được giải quyết thông qua các biện pháp trung gian, hòa giải hoặc được trình lên giải quyết thông qua Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS, được thành lập theo Công ước), Tòa án công lý quốc tế (ICJ) hoặc trọng tài. Cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật biển 1982 được quy định trong Phần XV, bao gồm các quy định chung (Mục 1), các thủ tục bắt buộc dẫn tới các quyết định bắt buộc (Mục 2), các ngoại lệ và giới hạn đối với việc áp dụng (Mục 3) cũng như các quy định trong các Phụ lục 5 (Hòa giải), 6 (Tòa án Quốc tế về Luật Biển), 7 (Tòa Trọng tài) và 8 (Tòa Trọng tài đặc biệt) của Công ước.

Sau khi Công ước Luật Biển 1982 ra đời và có hiệu lực, các quốc gia ven biển đã ra các tuyên bố để khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình đối với những v ng biển được mở rộng theo quy định của Công ước. Quy chế pháp lý đối với lãnh hải đã trở thành biện pháp giải tỏa cho các yêu sách xung đột giữa các quốc gia với nhau. Lưu thông

hàng hải qua v ng lãnh hải và các dải hẹp giờ đây dựa trên các nguyên tắc pháp lý. Các quốc gia ven biển đã tận dụng các điều khoản lợi thế cho phép mở rộng v ng EEZ ra tới 200 hải lý dọc theo bờ biển. Các quốc gia không có biển được quyền tiếp xúc với biển hoặc từ biển cũng được quy định một cách rõ ràng. Quyền được tiến hành các nghiên cứu khoa học biển giờ đây được dựa trên các nguyên tắc mà không thể vì lý do gì để từ chối. Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương đã thành lập năm 1994, đang thực hiện chức năng tổ chức và kiểm soát các hoạt động dưới biển sâu ngoài v ng thuộc quyền tài phán quốc gia, nhằm điều hành việc khai thác và bảo tồn các nguồn tài nguyên của biển. Tòa án Luật Biển quốc tế cũng đã được thành lập năm 1996 và có quyền lực để giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển phát sinh từ việc áp dụng hay hiểu biết về Công ước.

Sau khi Công ước Luật Biển 1982 được thông qua ngày 30/4/1982, Việt Nam là một trong 107 quốc gia tham gia ký Công ước tại Montego Bay. Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước ta đã ra Nghị quyết về việc phê chuẩn văn kiện pháp lý quan trọng này. Điểm 1 trong Nghị quyết nêu rõ: "Bằng việc phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật Biển 1982, nước CHXHCN Việt Nam biểu thị quyết tâm c ng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển". Quốc hội khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các v ng nội thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với v ng tiếp giáp lãnh hải, v ng EEZ và thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam. Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai v ng đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời cũng tuyên bố rõ lập trường của Nhà nước ta là giải quyết hòa bình các bất đồng liên quan đến Biển Đông trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế,

đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven Biển Đông đối với v ng EEZ và thềm lục địa; Trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản lâu dài, các bên liên quan cần duy trì hòa bình, ổn định trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng, không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Tham gia Công ước Luật Biển 1982, Việt Nam là quốc gia ven biển, được thừa nhận có v ng lãnh hải rộng 12 hải lý, v ng EEZ rộng 200 hải lý, thềm lục địa rộng ít nhất 200 hải lý và có thể mở rộng tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở. Diện tích các v ng biển và thềm lục địa mà nước ta được hưởng theo quy định của Công ước, khoảng gần một triệu ki-lô-mét vuông, rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền.

Công ước Luật Biển 1982 đã trở thành cơ sở pháp lý quốc tế vững chắc, quan trọng, được thừa nhận và luôn được viện dẫn trong cuộc đấu tranh cam go, phức tạp để bảo vệ các v ng biển và thềm lục địa, các quyền và lợi ích chính đáng của nước ta trên biển. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với v ng đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bên cạnh những chứng cứ lịch sử, pháp lý chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã được xác lập liên tục, hòa bình từ lâu đời đối với hai v ng đảo, Công ước là công cụ pháp lý để phản bác những yêu sách phi lý của Trung Quốc đối với cái gọi là "đường lưỡi bò" chiếm đến 80% diện tích Biển Đông, vốn là v ng biển nửa kín được bao bọc bởi 9 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Công ước Luật Biển 1982 cũng là cơ sở pháp lý chung cho việc phân định v ng biển và thềm lục địa chồng lấn giữa nước ta với các nước xung quanh Biển Đông như Cam-pu-chia, Thái Lan, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a… góp phần tạo dựng sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, tạo môi trường ổn định, hòa bình, hợp tác và phát triển trong Biển Đông.

Sau 30 năm kể từ khi ra đời, không thể phủ nhận tầm quan trọng và vị trí pháp lý của Công ước Luật Biển 1982 trong đời sống luật pháp quốc tế. Tại Hội nghị lần thứ 22 các quốc gia thành viên của Công ước, tổ chức tại Niu Y-oóc tháng 6-2012, một lần nữa Công ước được khẳng định là thành tựu của nhân loại bởi những quy định của nó là kết quả của sự hợp tác-đấu tranh-xây dựng nhiều năm giữa các quốc gia trên thế giới với các chế độ chính trị, trình độ phát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu lực pháp lý của Đảo trong phân định biển theo Pháp luật và thực tiễn quốc tế Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 39 - 51)