Tổng quan về Biển Đ ng và vấn đề chủ quyền của Việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu lực pháp lý của Đảo trong phân định biển theo Pháp luật và thực tiễn quốc tế Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 88 - 91)

3.1.1. Vị trí địa lý của Biển Đông

Biển Đông còn gọi là biển Nam Trung Hoa theo tên tiếng Anh (The South China Sea) và tiếng Pháp Mer de Chine Méridionale, là một biển rìa Tây Thái Bình Dương.

Theo quy định của Uỷ ban Quốc tế về biển, tên của các biển rìa thường dựa vào địa danh của lục địa lớn gần nhất hoặc mang tên của một nhà khoa học phát hiện ra chúng. Biển Đông nằm ở phía Nam đại lục Trung Hoa nên có tên gọi là biển Nam Trung Hoa. Tuy nhiên, địa danh biển không có ý nghĩa về mặt chủ quyền như một số người ngộ nhận.

Biển Đông là biển rìa lớn nhất của Thái Bình Dương, có diện tích khoảng 3.447 triệu km2, trải rộng từ vĩ độ 3 độ Bắc đến 26 độ Bắc (chiều dài khoảng 1.900 hải lý) và từ kinh độ 100 độ Đông đến 121 độ Đông (nơi rộng nhất của Biển Đông không quá 600 hải lý). Biển Đông là biển nửa kín được bao bọc bởi 9 quốc gia (gồm Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam) và 1 v ng lãnh thổ (Đài Loan) [58].

Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Năm trong số mười tuyến đường biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông gồm: tuyến Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Xuy-ê, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, Úc, Niu Di Lân; tuyến Đông Á đi qua kênh đào Panama đến bờ Đông Bắc Mỹ và Caribe; tuyến Đông Á đi Úc và Niu Di Lân, Nam Thái Bình Dương; tuyến Tây Bắc Mỹ đến Đông Á và

Đông Nam Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. Trong khu vực Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biển, trong đó có hai cảng vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng Singapore và Hồng Công. Thương mại và công nghiệp hàng hải ngày càng gia tăng ở khu vực.

Nhiều nước ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống còn vào con đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và cả Trung Quốc. Đây là mạch đường thiết yếu vận chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và 45% trong số đó phải đi qua v ng Biển Đông.

Lượng dầu lửa và khí hoá lỏng được vận chuyển qua v ng biển này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama. Khu vực Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4 trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai - Wetar). Đặc biệt eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz).

Nạn cướp biển và khủng bố trên Biển Đông ở mức cao, đặc biệt sau vụ tấn công khủng bố tự sát vào tàu chở dầu của Pháp tháng 10 năm 2002. Do đó, v ng biển này hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế, nhất là đối với Mỹ và Nhật Bản. Biển Đông còn có liên hệ và ảnh hưởng đến khu vực khác, nhất là Trung Đông. Vì vậy, việc Biển Đông bị một nước hoặc một nhóm nước liên minh nào khống chế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế của các nước khu vực.

Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông. Trung Quốc có 29/39 tuyến đường hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70% lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua Biển Đông [61].

3.1.2. Vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông

Việt Nam là quốc gia ven Biển Đông có chiều dài bờ biển khoảng 3260km, trải qua 16 vĩ độ (giữa vĩ tuyến 7 độ Bắc và vĩ tuyến 23 độ Bắc). Biển Đông có vai trò đặc biệt quan trọng cả về kinh tế - xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng,… đối với Việt Nam.

Theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982 mà Việt Nam là thành viên, Việt Nam có quyền mở rộng các v ng biển (v ng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) thuộc quyền tài phán của mình ph hợp với luật pháp quốc tế. Thực tế Việt Nam đã thực hiện quyền này bằng các Tuyên bố pháp lý chính thức [25] và bằng việc ban hành Luật Biển Việt Nam năm 2012. Các văn bản pháp lý này tạo điều kiện để Việt Nam nâng cao vị thế của mình trong khu vực, phát triển kinh tế biển, giao thông vận tải biển, du lịch biển, khai thác tài nguyên biển,… Hầu hết các tuyến đường hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông đều đi qua các v ng biển thuộc quyền tài phán của Việt Nam là điều kiện để Việt Nam phát triển dịch vụ cảng biển, hàng hải và tìm kiếm cứu nạn.

Tuy nhiên, cũng chính từ các quy định tiến bộ của Luật biển quốc tế hiện đại với những khái niệm mới về v ng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đã làm xuất hiện nhiều v ng biển chồng lấn cần phải tiến hành phân định. Các quốc gia trước kia không có chung đường biên giới nay lại trở thành các nước láng giềng trên biển. Những quy định mới này cũng khiến Việt Nam đứng trước nhiều thách thức: Vấn đề chủ quyền trên v ng đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc, vấn đề chủ quyền đối với v ng đảo Trường Sa, vấn đề

phân định ranh giới các v ng biển theo Công ước Luật Biển năm 1982 và vấn đề xác định ranh giới ngoài thềm lục địa.

Ngoài các thỏa thuận phân định biển quan trọng mà Việt Nam đã ký kết với các quốc gia (bao gồm: Hiệp định giữa Việt Nam và Thái Lan về phân định ranh giới trên biển giữa hai nước trong Vịnh Thái Lan ngày 9/8/1997; Hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc về phân định lãnh hải, v ng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong Vịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000; Hiệp định giữa Việt Nam và Indonesia về phân định ranh giới thềm lục địa ngày 26/6/2003), Việt Nam còn phải giải quyết rất nhiều các tranh chấp phức tạp trên biển, không chỉ là tranh chấp về phân định các v ng biển chồng lấn mà còn phải đấu tranh để bảo vệ chủ quyền đối với hai v ng đảo Hoàng Sa và Trường Sa [58].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hiệu lực pháp lý của Đảo trong phân định biển theo Pháp luật và thực tiễn quốc tế Luận văn ThS. Luật 60 38 01 (Trang 88 - 91)