2.4. Thực tiễn quốc tế về hiệu lực pháp lý của đảo trong phân
2.4.1. Hiệu lực của đảo xem xét trong thực tiễn phân định giữa các
nhóm quốc gia
2.4.1.1. Hiệu lực của đảo trong phân định biển giữa các quốc gia lục địa
Trong vụ thềm lục địa Biển Bắc giữa Đan Mạch, Tây Đức và Hà Lan (ba quốc gia lục địa) năm 1969, ICJ lập luận rằng “các đảo nhỏ (islet), đá
(rock) và những phần nhỏ nhô ra bờ biển” không được tính đến trong phân định ranh giới thềm lục địa [51]. Điều này loại bỏ quan điểm cho rằng tất cả các đảo (island) đều có các v ng biển như nhau. Mặc d ICJ thừa nhận các Công ước về lãnh hải và thềm lục địa không có sự phân biệt chính thức giữa các đảo (island), tuy nhiên Tòa cho rằng diện tích (size) và vị trí (location)
của đảo là các yếu tố đầu tiên cần thiết để xác định tác động của đảo đối với các ranh giới biển cần phân định.
2.4.1.2. Hiệu lực của đảo trong trường hợp phân định biển giữa đảo riêng biệt (quốc đảo hoặc đảo xa bờ của quốc gia ven biển) và quốc gia lục địa
Trong Vụ phân định thềm lục địa giữa Libyan và Malta (1982-1985), Libyan là quốc gia thuộc lục địa châu Phi trong khi Malta là một quốc đảo (island State). Thực tế việc Malta là quốc đảo cũng làm phát sinh những tranh cãi giữa các bên. Các bên đều thống nhất rằng danh nghĩa đối với thềm lục địa là như nhau giữa một đảo và đất liền. Tuy nhiên, Libya lập luận rằng không có sự khác biệt nào giữa một quốc đảo với một đảo có mối liên hệ chính trị với quốc gia chính; và trong khi danh nghĩa là như nhau, một đảo được đối xử theo cách cụ thể trong phân định thực tế như trường hợp quần đảo Channel trong Phán quyết ngày 30/6/1977 của Tòa Trọng tài phân định thềm lục địa giữa Vương quốc Anh và Pháp. Malta lập luận rằng mình không đòi hỏi bất kỳ địa vị ưu tiên nào cho quốc đảo, nhưng sự khác nhau giữa quốc đảo và các đảo có mối liên hệ chính trị với quốc gia đất liền. Theo quan điểm của Malta, không chỉ trong trường hợp các đảo độc lập mà pháp luật quốc tế trao hiệu lực đa dạng cho chúng, t y theo các yếu tố như kích thước, vị trí địa lý, dân cư và kinh tế [35].
Trong quan điểm của ICJ, không có vấn đề một quốc đảo có các loại địa vị đặc biệt với thềm lục địa; d cho Malta nhấn mạnh rằng mình không đòi hỏi địa vị như vậy. Đơn giản là Malta hoàn toàn độc lập, quan hệ giữa bờ biển của nó với bờ biển các láng giềng khác với những gì nó có được nếu nó là một phần lãnh thổ của một trong các nước kia. Nói cách khác, Ranh giới biển trong khu vực sẽ khác nếu các đảo của Malta không tạo nên một quốc gia độc lập mà chỉ là một phần lãnh thổ của các quốc gia xung quanh. Điều này liên quan không chỉ đến hoàn cảnh Malta là một nhóm đảo và một quốc gia độc lập, mà còn là vị trí của các đảo trong phạm vi địa lý rộng lớn, đặc biệt là vị trí của nó trong một biển nửa kín [35].
Tòa bác bỏ một lập luận khác của Malta, bắt nguồn từ sự bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, theo đó những phần mở rộng trên biển do chủ quyền của mỗi nước tạo ra phải có giá trị pháp lý tương tự như nhau, bất kể chiều dài của các bờ biển là như thế nào. Tòa xét thấy rằng nếu các quốc gia ven biển có quyền bình đẳng như nhau, tất yếu và ngay từ đầu, đối với các thềm lục địa của chúng, điều này không ngụ ý một sự bình đẳng trong phạm vi của những thềm lục địa đó, và từ đó sự viện dẫn đến chiều dài của các bờ biển với tư cách là một cân nhắc có liên quan không thể bị loại trừ tiên nghiệm (a priori) [35].
Do vậy, có thể đưa đến một kết luận rằng, hải đảo d lớn cũng không thể nào bình đẳng với đất liền lục địa mà cần phải xem xét đến tỷ lệ chiều dài bờ biển liên quan, đồng thời vai trò của đảo sẽ khác đi nếu là quốc gia độc lập.
2.4.1.3. Phân định biển giữa các đảo riêng biệt của các quốc gia lục địa
Trường hợp phân định biển giữa các đảo riêng biệt của các quốc gia lục địa có thể kể đến vụ phân định khu vực giữa đảo Greenland của Đan Mạch và đảo Jan Mayen của Na Uy được giải quyết bởi ICJ từ năm 1988-1993.
Trong phán quyết ngày 14/6/1993, ICJ đã đưa ra các kết luận có tính định nghĩa về “hoàn cảnh đặc biệt” và “trường hợp có liên quan” trong phân định biển. Theo đó, “Hoàn cảnh đặc biệt” (special circumstances) là những hoàn cảnh có thể làm thay đổi kết quả được tạo ra do việc áp dụng hoàn toàn/ không đủ tiêu chuẩn (unqualified) nguyên tắc trung tuyến/cách đều [34]. Còn “Trường hợp có liên quan” (relevant circumstances) được hiểu là những thực tế cần thiết phải được tính đến trong quá trình phân định [34].
Cũng tương tự như khi giải quyết tranh chấp phân định biển chồng lấn giữa các quốc gia lục địa hay giữa đảo với quốc gia lục địa, khi tiến hành giải quyết phân định tại khu vực chồng lấn giữa đảo Greenland của Đan Mạch và đảo Jan Mayen của Na Uy, ICJ cũng xem xét các vấn đề pháp lý trước khi xác định đường phân định, đó là các vấn đề như: vấn đề luật áp dụng; đường trung
tuyến tạm thời; vấn đề cách hiểu về các hoàn cảnh đặc biệt và các trường hợp có liên quan; sự chênh lệch chiều dài bờ biển liên quan (relevant coast) của hai bên; việc truy cập các nguồn tài nguyên tại khu vực chồng lấn; các yếu tố dân cư và kinh tế; yếu tố an ninh; hành xử của các bên. Như vậy, trong vụ việc này, Tòa không phân tích hiệu lực của các đảo với tư cách là một hoàn cảnh đặc biệt tác động đến việc phân định. Bản thân chính hai đảo Greenland và Jan Mayen đã là hai hoàn cảnh đặc biệt với hiệu lực toàn phần áp dụng cho bờ biển lục địa của Đan Mạch và Na Uy.