Sử dụng các đặc điểm của công ty mẹ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề pháp lý về sáp nhập công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 38)

1.5 Các phương pháp thực hiện sáp nhập công ty cổ phần

1.5.4 Sử dụng các đặc điểm của công ty mẹ

Trong trường hợp một công ty sở hữu cổ phần nhiều đến mức có thể đạt được quyền chi phối đối với công ty khác, thì công ty đó được gọi là công ty mẹ. Việc sở hữu số lượng lớn cổ phần của DN khác, được sử dụng là phương pháp hữu hiệu để hình thành một hệ thống DN lớn mạnh bằng việc chi phối DN khác. Các DN Chaebol của Hàn Quốc hay keiretsu của Nhật cũng mang tính cách công ty mẹ vừa có lĩnh vực kinh doanh của mình vừa chi phối DN khác (xem phân tích kỹ hơn ở chương 2).

1.5.5 Hợp tác đầu tƣ

Đây là trường hợp hai hoặc hơn 2 CTCP cùng đầu tư vốn mua hay thành lập một CTCP thứ 3. Hợp tác đầu tư là một cách thức tiếp cận SN mang tính thân thiện. Tuy vậy, điều này không loại trừ trường hợp, tính chất tiếp cận thân thiện biến đổi thành hành vi thâu tóm không thân thiện. Ở Việt Nam, phương pháp này diễn ra nhiều nhất dưới các hình thức hợp tác đầu tư, cổ đông chiến lược…mà các nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn.

SN có thể được phân chia đa dạng theo hình thức giao dịch, hình thức kết hợp, ý thức giao dịch…

Theo hình thức kết hợp có thể phân chia thành: SN theo chiều ngang (Horizontal), SN theo chiều dọc (Vertical), SN theo kiểu hỗn hợp (Conglomerate).

- SN theo chiều ngang là SN giữa các công ty cùng một lĩnh vực kinh doanh, từ đó tạo ra một hãng có sức cạnh tranh cao, giảm thiểu đối thủ cạnh tranh, tiết kiệm chi phí do quy mô (Economies of Scale). Có thể lấy ví dụ trường hợp SN giữa JPMorgan và BankOne trong lĩnh vực tài chính, hay thương vụ SN lớn nhất trong lĩnh vực ngân hàng từ trước đến nay giữa hai ngân hàng Algemene Bank Nederland (ABN) và Amsterdamsche-Rotterdamsche Bank (AMRO).

- SN theo chiều dọc là SN giữa các công ty cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng khác nhau về phân khúc thị trường. Sự SN này sẽ tạo ra giá trị thông qua tận dụng kinh nghiệm và khả năng của các công ty trong một chuỗi (Supply chain) nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng.

- SN theo kiểu hỗn hợp là SN giữa các công ty khác nhau hoàn toàn về lĩnh vực kinh doanh, từ đó tạo ra các tập đoàn lớn hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực như trường hợp Deawoo.

Theo phương thức thanh toán thì có thể chia làm mua bằng tiền mặt, mua bằng cổ phiếu, và hình thức mua khác.

Hình thức mua bằng cổ phiếu (swapping) là trường hợp DN chủ động sử dụng cổ phiếu của mình để mua cổ phiếu của DN bị động (các DN cùng nhau trao đổi cổ phiếu). Hình thức mua khác có thể là hình thức A&D (acquisition & Development). Việc mua lại và phát triển DN trong dạng này là hình thức trung gian giữa phát triển kỹ thuật (R&D) và M&A. Đây là phương thức SN phổ biến của các DN lớn hay các DN đầu tư mạo hiểm có quy mô vừa và nhỏ. Đối tượng của A&D là các DN có vốn nhỏ. Sau khi mua DN có nhiều hạn chế về lợi nhuận và tăng trưởng, bên mua sẽ tiến hành thay đổi DN đó và xúc tiến lĩnh vực kinh doanh mới.

Theo chủ thể kết hợp có thể chia thành SN giữa các DN trong nước, SN của DN trong nước đối với DN nước ngoài, SN của DN nước ngoài đối với DN trong nước.

Theo hình thức giao dịch

Sáp nhập hợp nhất, sáp nhập thành lập mới, sáp nhập ba bên, sáp nhập hai bƣớc, sáp nhập nghịch

SN là hình thức pháp luật mạnh nhất của kết hợp từ hai DN trở nên thông qua kết hợp hay thống nhất lại trở thành một. Có hai phương pháp cụ thể là SN hợp nhất và SN rồi thành lập mới. Việc một công ty được giữ lại, còn công ty kia giải thể, tài sản và cổ đông của công ty đó được được nhập toàn bộ vào công ty được giữ lại là được gọi là SN hợp nhất DN (merger). Việc giải thể tất cả các công ty rồi thành lập công ty mới và nhập toàn bộ tài sản và cổ đông của các công ty bị giải thể vào công ty mới được gọi là SN rồi thành lập mới (consolidation).

Bên cạnh SN hợp nhất và SN rồi thành lập mới, còn có SN 3 bên (triangular merger) và SN 2 bước (two-step merger). SN 3 bên có ý nghĩa là một bên tiến hành SN hợp nhất với công ty con mà công ty mẹ nắm quyền chi phối hoàn toàn, rồi dùng công ty con mua lại cổ phiếu của công ty mẹ, sau đó SN gián tiếp với công ty mẹ. Đây gọi là SN với mục đích tránh thủ tục biểu quyết đại hội đồng cổ đông của công ty mẹ về việc SN.

SN 2 bước là phương pháp đầu tiên là đạt được quyền chi phối thông qua chào mua công khai, rồi sau đó tiến hành SN ở bước thứ 2. Có nghĩa là, ở bước 1 sẽ mua DN là đối tượng SN thông qua chào mua công khai, ở bước 2 tiến hành SN hợp nhất, sau đó tiến hành SN thành lập DN mới. Theo đó có thể gọi đây là hình thức biến tướng của SN hợp nhất và SN rồi thành lập DN mới.

Một hình thức SN nữa là SN nghịch. Hình thức này diễn ra khi một công ty tư nhân mua lại 1 DN đã niêm yết trên sàn GDCK. Bằng hình thức này, công ty đi mua (công ty chủ động) từ công ty phi đại chúng sẽ trở thành công ty đại chúng, có

cổ phiếu được giao dịch trên TTCK mà không mất chi phí liên quan đến phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng (IPO), có thể huy động vốn trên TTCK ở những lần sau và có thể bán cổ phần với giá cao hơn sau khi đã mua lại.

Mua doanh nghiệp

Mua DN là việc một tập hợp các cổ đông nào đó tiến hành mua hay đạt được quyền chi phối DN từ một tập hợp các cổ đông khác. Mua DN có ý nghĩa là đạt được quyền chi phối của DN, cho nên nó bao hàm cả việc tư nhân hoá DN (going private) và đạt được quyền chi phối của DN thông qua tận dụng sự uỷ quyền (proxy contest). Tận dụng sự uỷ quyền là việc một nhóm cổ đông được các cổ đông khác uỷ quyền biểu quyết rồi sử dụng quyền đại diện để đưa ra ý kiến của mình tại đại hội đồng cổ đông.

Chuyển nhƣợng

Ngược lại với mua và SN DN, chuyển nhượng DN là việc sau khi phân chia các vấn đề của DN như thanh toán nợ, nhân viên hay bộ phận kinh doanh đang vận hành thua lỗ, sẽ tiến hành chuyển nhượng và tái cơ cấu DN. Theo đó, người ta có thể biểu hiện từ “chuyển nhượng DN” bằng từ khác là “tái cơ cấu DN” (restructuring). Ở đây có các hình thức phân chia thành lập, chia tách thành lập, phân chia công khai, phân chia chuyển nhượng và chuyển nhượng hoàn toàn. Trong các dạng này, có hai dạng hay được tiến hành nhiều nhất là Spin-off: Công ty tách một phần hoạt động của mình thành lập công ty mới độc lập. Cổ phần của công ty mới được chia cho các cổ đông hiện hữu của công ty. Và Carve-out: theo đó, công ty tách một phần hoạt động của mình thành lập công ty mới và bán cổ phần công ty mới ra công chúng.

Theo ý thức giao dịch

Theo việc có hay không có ý thức giao dịch giữa các bên liên quan có thể chia ra thành SN thân thiện (SN được ủng hộ) và SN không thân thiện (SN bị phản đối, SN thù địch). SN thân thiện là dạng SN mà người lãnh đạo của DN là đối tượng bị mua đồng ý ủng hộ đề nghị mua DN và thuyết phục các cổ đông về việc đó.

Ngược lại, SN không thân thiện (SN bị phản đối) là việc mua cổ phiếu bằng các thủ đoạn cưỡng bức mà không có sự đồng ý của người lãnh đạo DN là đối tượng bị mua. Việc này phát sinh chủ yếu trong trường hợp DN mua (DN chủ động) muốn thực hiện mục đích giành được quyền kinh doanh, còn người lãnh đạo DN mục tiêu lại muốn duy trì quyền kinh doanh. SN không thân thiện chủ yếu được tạo thành bởi các phương pháp mua cổ phần ở thị trường và tận dụng sự uỷ quyền (proxy fight), chào mua cổ phiếu công khai (tender offer/take-over bid: TOB).

Cách phân chia này cũng giải thích vì sao cùng một thương vụ, nhưng có lúc người ta gọi là mua bán, có lúc lại gọi là SN. Nhiều người cố gắng đi tìm sự khác nhau của hai dạng này. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng chỉ khác nhau về mặt thuật ngữ. Điều này giải thích vì sao M&A trở thành một thuật ngữ luôn đi cạnh nhau mà không thể tách ra. Trong nhiều trường hợp, vai trò của người mua và người bán DN chuyển hoá lẫn nhau. Ví dụ điển hình của trường hợp này ở VN là vụ:

BIDV và hợp đồng “mua ngược”

Sự việc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) mua lại phần vốn góp của phía nước ngoài trị giá 2,5 triệu đô la Mỹ trong liên doanh Bảo hiểm Việt - Úc hồi đầu năm 2006 dường như không còn mấy người nhớ bởi số tiền đó chẳng thấm gì so với năng lực của BIDV hay các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường. Nhưng trên thị trường tài chính nội địa, một doanh nghiệp trong nước mua lại phần vốn góp của đối tác nước ngoài trong liên doanh là điều lạ, bởi từ trước đến nay sự việc chỉ xảy ra theo chiều ngược lại.

Sự việc bắt đầu khi Công ty Bảo hiểm QBE, hiện là một trong 25 công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới và là đối tác 50-50 trong liên doanh muốn mua lại số vốn góp của BIDV để thêm quyền tự chủ. Nhưng BIDV không đồng ý. Phía Úc chuyển sang đòi giữ lại 10%, BIDV cũng không chịu. Sau nhiều lần thương lượng, BIDV đã mua lại 50% phần vốn góp theo sổ sách ban đầu của Công ty Bảo hiểm QBE để thành lập Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) hoạt động trong lĩnh vực phi nhân thọ [61]

Cũng có những vụ SN, ban đầu là thân thiện, nhưng sau đó lại chuyển sang dạng không thân thiện và trường hợp ngược lại. Hơn nữa, do bản chất các phương pháp tiến hành SN thường đan xen nhau, nên cũng khó để nhận biết được tâm lý thực sự của hai bên trong thương vụ (là thân thiện hay không thân thiện), nên có những cách gọi khác nhau như vậy. Vì thế, có những trường hợp, về bản chất là thâu tóm, SN nhưng cả hai bên thoả thuận gọi là mua bán để bảo vệ hình ảnh của công ty bị thâu tóm trước công chúng do tâm lý cho là công ty bị SN thường là công ty nhỏ hoặc hoạt động kinh doanh “có vấn đề”, mặc dù sự thực không phải lúc nào cũng vậy và tâm lý này có thể làm giảm giá cổ phiếu trên TTCK hoặc gây ra những bất lợi cho cả hai bên SN.

Kỹ thuật tấn công đối với sáp nhập không thân thiện

Việc nghiên cứu các kỹ thuật tấn công và phòng ngự đối với SN không thân thiện có ý nghĩa trong quá trình lập pháp đối với hoạt động SN DN. Theo đó, PL về hoạt động SN DN chỉ thực sự tạo ra những điều kiện và cơ hội ngang bằng nhau cho cả DN chủ động và DN bị động khi nó được hình thành và xây dựng từ chính những phương thức kinh doanh mà các chủ thể SN đang thực hiện trong thực tiễn thương mại.

Do hoạt động M&A còn mới mẻ, nên trên thực tế, các kỹ thuật này hầu như chưa từng được thực hiện ở VN. Tuy vậy, đây lại là những kỹ thuật quen thuộc của hoạt động M&A trên thế giới. Trong thời gian tới, khi các công ty 100% vốn nước ngoài trong nhiều lĩnh vực sẽ được phép thành lập ở VN cùng với sự “đổ bộ” vốn dĩ đã ồ ạt của đội ngũ thương gia nước ngoài, các kỹ thuật này sẽ được du nhập dễ dàng và chắc chắn sẽ diễn ra một cách nhộn nhịp. Việc tìm hiểu các biện pháp này do đó là cần thiết với nhà làm luật VN nếu ý tưởng bảo vệ cho giới thương nhân nước nhà trước nguy cơ bị thâu tóm bởi các thương nhân nước ngoài vẫn là một yêu cầu cơ bản của cơ quan thẩm quyền. Vì thế, không nên quan niệm đơn thuần

rằng đây chỉ là những nghiệp vụ thuộc lĩnh vực kinh tế mà bỏ qua trong cách nhìn của nhà làm luật.

 Phương pháp sau khi mua một số lượng cổ phần nhất định của DN, sẽ uy hiếp các cổ đông lớn đang nắm giữ quyền kinh doanh, và bán lại số cổ phiếu đó ra bên ngoài với giá đắt. Người ta gọi những người này là Greenmailer. Nếu các cổ đông lớn không tuân theo, có thể sẽ tước đoạt quyền kinh doanh. Người ta gọi những người này là thợ săn DN (Corporate Raider)

 Phương pháp sau khi sở hữu thêm cổ phần thông qua người thứ 3 tin cậy, bất thần tiến hành bỏ phiếu tại đại hội đồng cổ đông và chiếm lấy quyền kinh doanh (parking).

 Chào mua công khai: Là hành vi mua cổ phiếu công khai từ các cổ đông của DN ở bên ngoài thị trường. Các cổ đông sẽ bán cổ phiếu với giá đắt hơn so với bên trong DN. Để bảo vệ quyền kinh doanh, luật một số nước quy định: nếu định mua thêm từ 25% tổng số cổ phần trở lên, thì tổng số cổ phần nắm giữ phải đạt tỷ lệ “50% + 1 cổ phần”.

 Phương pháp tuyên bố chào mua công khai và khuyên người chủ DN không nên kháng cự. Đây là phương pháp được thực hiện giữa những người lãnh đạo cao nhất của DN (Bear hug)

 “Tháo bỏ chướng ngại vật”:Là phương pháp mua đứt DN có sức cạnh tranh tốt với mục đích xâm nhập một thị trường nào đó mà không có “đổ máu”.

 Phương pháp mua DN có đầy đủ giá trị nội tại, nhưng thiếu năng lực cạnh tranh và giá cổ phiếu giảm, sau khi làm cho hoạt động kinh doanh của DN trở nên tốt sẽ bán lại với giá đắt (turn around)

Kỹ thuật phòng ngự đối với sáp nhập không thân thiện

 Phương pháp sử dụng người thứ 3 tin cậy có nguồn vốn rất lớn để bảo vệ quyền kinh doanh (White knight)

 Phương pháp người phòng ngự đối đầu trực tiếp như mua gom lại cổ phiếu của người tấn công. Là chiến lược cùng chết. Hai bên cùng gây ra các vết thương không thể chữa lành (Pac man)

 Là chiến lược quy định rõ ràng trong điều lệ DN rằng khi nghỉ việc, cán bộ DN sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc với số tiền rất lớn hoặc có thể mua cổ phiếu với giá rẻ để làm tăng thêm gánh nặng người tấn công sẽ phải chi trả khi mua DN (Golden Parachute)

 Phương pháp giống như Golden Parachute, khi nhân viên bị thôi việc, sẽ được hưởng một số tiền trợ cấp rất lớn.

 Phân tán nhiệm kỳ của cán bộ DN : Là phương pháp điều chỉnh thời gian và thay đổi điều lệ để cán bộ không thôi việc ngay một lần, mà sẽ nghỉ dần theo thứ tự.

 Quy định rõ tư cách - số lượng cán bộ : Là phương pháp hạn chế số lượng và tư cách cán bộ trong điều lệ để gây khó khăn trong việc người tấn công bổ nhiệm cán bộ.

 Quyền phân phối cổ phần mới cho người thứ 3 tin cậy : Là phương pháp quy định trước các điều khoản làm căn cứ để có thể phát hành tăng vốn cho người thứ 3 theo chỉ định của Hội đồng quản trị.

 Sử dụng linh hoạt cổ phần ưu đãi không có quyền biểu quyết : Là phương pháp pháp hành cổ phần ưu đãi mà cổ đông lớn nhất hay sử dụng. Đầu tiên là quy định cổ phiếu đó sẽ không được hưởng cổ tức, nhưng sau đó 1 năm đến khi tổ chức đại hội đồng cổ đông thì cổ phiếu đó sẽ được quyền biểu quyết, và trở thành công cụ bảo vệ quyền kinh doanh.

 Poison Pill : Là phương pháp quy định các điều khoản làm căn cứ để phát hành trái phiếu chuyển đổi có thể tự động chuyển đổi thành cổ phiếu khi xuất hiện người tấn công. Vì từ khi phát hành trái phiếu chuyển đổi cho đến khi chuyển đổi thành cổ phiếu thường mất trên 6 tháng cho nên trở thành công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Một số vấn đề pháp lý về sáp nhập công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 38)