1.7 Sự điều tiết của nhà nước đối với hoạt động sáp nhập công ty cổ
1.7.4 Sự dung hoà giữa vai trò điều tiết cạnh tranh với vai trò điều
động sáp nhập công ty cổ phần của nhà nƣớc
Mục đích của phần này là chứng minh tính cần thiết của hoạt động SN-với tư cách là một trong những cách thức dẫn đến tập trung kinh tế- lớn hơn những hệ quả cản trở hay tiêu diệt cạnh tranh mà hiện tượng này có thể gây ra cho nền
kinh tế. Vì thế sẽ đặt ra các trường hợp là các mức độ cạnh tranh mà hoạt động SN DN có thể tạo ra, từ đó chứng minh SN cần phải được thực hiện trên cơ sở các quy luật nội tại của thị trường, hạn chế sự can thiệp của nhà nước. Đó là một trong những lựa chọn khôn ngoan nhất của những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như VN. Tất cả các mô hình sẽ được nêu dưới đây được nhìn nhận trong mối quan hệ giữa hoạt động SN và hiện tượng hậu SN khi đã loại trừ những yếu tố về cạnh tranh nói chung. Giả sử hậu rằng SN tạo ra các cấp độ cạnh tranh khác nhau của thị trường.
Người ta thường dùng những thuật ngữ như độc quyền, lạm dụng vị trí thống lĩnh... làm cơ sở cho các quy định PL đối với kiểm soát hoạt động SN công ty nói chung.Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng SN, thâu tóm, tập trung kinh tế, không phải là cách thức duy nhất, càng không phải là nguyên nhân duy nhất tạo ra sự không hoàn hảo của thị trường mà chỉ là một hiện tượng, một biện pháp kinh tế trong vô vàn những yếu tố khác nhau. Để hiểu rõ hơn điều này, thử tìm hiểu đặc điểm các cấp độ mà một thị trường có thể đạt tới trong một hậu SN. Liệu sự thua lỗ, thất bại, rút lui của một hãng có phải lúc nào cũng là kết quả của hiện tượng hậu SN? Các cấp độ này bao gồm: (i) cạnh tranh hoàn hảo, (ii) cạnh tranh độc quyền, (iii) tập quyền bán, (iv) độc quyền.
Cạnh tranh hoàn hảo
Phần này trả lời câu hỏi liệu một thị trường cạnh tranh hoàn hảo có thể tạo ra một thị trường hoàn hảo hay không? Nếu là không thì có xuất phát từ nguyên nhân do hoạt động SN không? Từ đây sẽ cho thấy sức ép của hoạt động SN có thể tác động gì cho thị trường?
Trước hết cần tìm hiểu đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo
Một thị trường được coi là cạnh tranh hoàn hảo khi trong nó bao gồm nhiều hãng và không ai trong số này chiếm thị phần đáng kể. Cũng không có hãng
nào có khả năng thay đổi giá cả hàng hoá mà nó đã bán ra, thay vào đó, nó nhận giá.
Thông tin hoàn hảo: tất cả người mua và người bán đều có thông tin đầy đủ về cung cầu, giá cả.
Sản phẩm đồng nhất (sản phẩm của các hãng khác nhau đều như nhau)
Đều đem lại lợi ích cho nền kinh tế vì tất cả các hãng đều cố gắng mở rộng sản xuất
Rào cản gia nhập thị trường thấp hoặc hầu như không có. Đặc điểm này tạo điều kiện gia nhập cho mọi DN tiềm năng.
Sức hút lợi nhuận cùng với rào cản thấp thôi thúc nhiều hãng mới ra đời. Sự tham gia của các hãng này khiến cho việc tìm kiếm lợi nhuận trở nên khó khăn hơn. Kết quả là hiện tượng giảm giá diễn ra như một tất yếu để bảo đảm số lượng bán ra. Điều này có lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi lợi nhuận càng bị thắt chặt cho đế khi không còn (P=0) thì động cơ tham gia thị trường cũng không còn. Tình trạng này được các nhà kinh tế gọi là cân bằng dài hạn (số lượng tăng, giá giảm, lợi nhuận sấp xỉ số 0, chi phí sản xuất tối thiểu). Muốn thay đổi tình trạng này, nhà sản xuất buộc phải thay đổi cầu bằng cách đổi mới sản phẩm, cải tiến công nghệ, tiếp tục giảm giá...[5] Như vậy, tính chất hoàn hảo chỉ là tương đối vì nó không nguyên vẹn với mọi chủ thể trong nền kinh tế. Bản thân tính hoàn hảo tự sản sinh ra sự không hoàn hảo của thị trường mà không phải bắt nguồn từ nguyên nhân nào của tập trung kinh tế. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo buộc những hãng không chịu nổi quá trình vừa phân tích ở trên phải rút lui khỏi ngành. Tuy vậy, lại tạo ra động lực cho sự phát triển nói chung. Từ sự lao đao của người dân trồng mía đường vài năm trước cho đến người trồng vải ở Hải Dương trong những năm gần đây đã chứng minh nhận định này. Khi vải thiều được bán với giá 2000/kg (do có quá nhiều nơi trồng vải) thì từ “cạnh tranh” đã mất đi ý nghĩa tích cực của nó vì 2000VNĐ là không tương xứng với vật liệu, công sức đã bỏ ra. Rõ ràng, ở đây có sự phân bổ không đồng đều các nguồn lực xã hội.
Ngược lại, hoạt động SN DN có thể tạo ra những ảnh hưởng như sau đối với một thị trường cạnh tranh hoàn hảo:
Nếu trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo yêu cầu tính chất đồng đều giữa các hãng (không có hãng nào đủ mạnh để tạo ra khả năng thay đổi giá) thì hoạt động SN có thể phá vỡ tính chất này vì bản chất của nó là quá trình tích tụ các nguồn lực thị trường, phân loại DN mạnh yếu, tái cấu trúc lại thị trường (làm giảm số lượng DN trên thị trường một cách số học). Điều này đặc biệt đúng với hiện tượng SN không thân thiện.Khi một DN mạnh-là kết quả của quá trình cạnh tranh-thì cũng là nó, sẽ thực hiện sức mạnh của mình để tạo ra sự khác biệt trong thị trường như là một hệ quả tất yếu.
Sức mạnh của các DN lớn-bản thân nó đã là một rào cản gia nhập thị trường đối với các DN tiềm năng. Tuy vậy, cũng cần thấy rằng, bản thân mối đe doạ của việc bị SN đã tạo ra động lực cho việc phân bổ các nguồn lực xã hội một cách hiệu quả nhất. Điều này giải thích vì sao phần lớn các Kaisha ở Nhật Bản cho rằng, việc thua kém các đối thủ có thể có nghĩa là sẽ không bao giờ kiếm được lợi nhuận. Để giảm thiểu nguy cơ bị thua kém, các Kaisha đã lo lắng theo dõi hoạt động các đối thủ tới mức lạ thường. Nó có hai mục tiêu:”Làm tốt hơn, chứ không để tụt hậu. Nếu không tốt hơn được thì làm khác đi” [87]
Như vậy, nếu trong thị trường cạnh tranh mọi chủ thể kinh doanh đều có sức mạnh thị trường ngang nhau thì hoạt động SN có lẽ chẳng bao giờ diễn ra. Tuy thế, mô hình này chỉ đơn thuần về mặt lý thuyết, được dùng để đối chiếu với những mô hình cạnh tranh không hoàn hảo.
Tiếp tục điều giả sử là: hoạt động SN có thể dẫn tới thị trường độc quyền.
Độc quyền
Giả sử hậu SN là độc quyền, câu hỏi phần này là: liệu khoảng cách giữa các quy định hạn chế SN mà nhà quản lý sử dụng với các biện pháp mang tính thị trường có
đủ lớn để tạo ra những băn khoăn cho lựa chọn giữa một bên là giải pháp mang tính hành chính và một bên là giải pháp thị trường hay không? Lựa chọn giải pháp nào là tốt hơn?
Trước hết, cần hiểu một hãng độc quyền là hãng sản xuất hoặc cung ứng toàn bộ cho thị trường một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó. Thử tưởng tượng nền kinh tế sẽ như thế nào nếu mỗi ngành lại có một hãng độc quyền. Một tương lai u ám có thể dễ dàng được phác thảo:
Vì không bị trói chặt bởi giá thị trường cạnh tranh và để tối đa hoá lợi nhuận, hãng độc quyền sẽ thu hẹp sảnxuất, giảm sản lượng, đẩy giá thành sản phẩm tăng cao, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Vì động cơ duy trì vị thế độc quyền, hãng sẽ tạo ra những cản trở tham gia thị trường của các hãng tiềm năng khác. Nói cách khác, rào cản gia nhập bao quanh sức mạnh thị trường không những gạt ra ngoài các nhà cạnh tranh tiềm năng mà còn bóp chết những ý tưởng sáng tạo đầy hứa hẹn.
Người ta không tìm thấy áp lực giảm chi phí sản xuất và giảm giá ở những hãng độc quyền
Phân biệt đối xử về giá có thể là hiện tượng thường thấy trong nền kinh tế kiểu này. (Người bán duy nhất một hàng hoá như nhau với các giá khác nhau cho những người tiêu dùng khác nhau)
Người tiêu dùng không thể biết được chi phí cơ hội thực sự của hàng hoá và do vậy không thể cho phép họ có được sự lựa chọn tốt nhất
Khi tỷ lệ sản lượng, việc làm, việc phân bổ các nguồn lực, mức độ phân phối và phân phối thu nhập, mức độ và cấu trúc giá không đồng đều thì tác động xấu với nền kinh tế là một hệ quả tất yếu. [5]
Câu hỏi ngược lại là: liệu hoạt động SN có thể trở thành nguồn “độc trị độc” đối với tình trạng hậu SN như vậy hay không? Nói cách khác, trong tình trạng độc quyền-tình trạng được hình thành từ kết quả của những vụ SN, thì hoạt động SN có
thể tác động trở lại như thế nào đối với chính tình trạng độc quyền mà SN đã tạo ra? Có một vài logic trong chuyện này.
Động cơ chiếm được độc quyền (mà SN là một trong những cách thức hiệu quả cho ham muốn này) khiến DN phải tìm mọi phương thức hoạt động hiệu quả. Đó là tín hiệu tốt cho nền kinh tế.
Bản thân các DN độc quyền không phải lúc nào cũng chỉ là bộ máy “to xác cồng kềnh”. Chúng có thể là những cỗ máy đầy hiệu quả nhờ quy mô (economies of scale) dựa trên khả năng theo đuổi nghiên cứu và phát triển dài hạn, những sáng chế và cải tiến. Câu nói: “Buôn tài không bằng dài vốn” là xác đáng trong trường hợp này.
Bản thân hậu SN cũng tự tạo ra liều kháng thể mang tính thị trường- nơi các chủ thể lựa chọn những giải pháp phù hợp nhất (market choice) mà không cần trông đợi những quy định pháp lý nghiêm ngặt. Nói cách khác, việc kiềm chế độc quyền không hẳn chỉ đơn thuần là công việc của nhà nước. Chỉ cần động cơ lợi nhuận lợi thôi thúc thì dù là hãng độc quyền cũng vấp phải những ngáng trở của các chủ thể khác:
Chẳng hạn người tiêu dùng sẽ mua ít đi hoặc mua sản phẩm tương tự chức năng thay thế nếu giá tăng lên.
Cách này khiến hãng độc quyền mất đi khả năng đặt giá cao cùng lượng bán lớn và do vậy, mục tiêu lợi nhuận tối đa là không thể đạt được. Tính lãnh đạo của công chúng (cách mà người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm thay thế, điều chỉnh nhu cầu tiêu dùng theo sự biến động của giá cả hàng hoá…) là cơ chế phản độc quyền đầy hiệu quả.
Về phía các đối thủ cạnh tranh tiềm năng: họ có thể gia nhập thị trường khi những rào cản không quá lớn trong khi lợi nhuận độc quyền lại quá cao. Lấy ví dụ từ vụ xe Ford, đã có thời kỳ hãng này tăng giá xe và sơn toàn màu đen, hãng này gần như độc quyền chiếm thị trường xe con. Nhưng những đối thủ cạnh tranh nhìn thấy lợi nhuận cao nên đã đưa ra màu sắc và chức năng mới. Sức mạnh thị trường của Ford giảm đi rõ rệt.
Người ta thường gọi dạng thị trường kể trên là dạng thị trường có thể cạnh tranh được. Như vậy, khi rào cản gia nhập không quá khó thì những lực lượng của thị trường vẫn có thể chiến thắng độc quyền.
Về phía bản thân DN độc quyền, thực tế cho thấy độc quyền hiếm khi là một thực thể bền vững. Nó có thể bị tự huỷ hoại nếu phải gánh chịu chi phí quá mức hoặc không theo kịp với thay đổi và đòi hỏi của người tiêu dùng.
Những cách thức “xử lý nội bộ” kiểu này có thể đem lại hiệu quả cao hơn so với kiểm soát nhà nước. Và cũng có một gợi ý cho các quy định kiểm soát SN: sự cấm đoán SN là không cần thiết trong nhiều trường hợp. Nên chăng, những quy định chỉ cần vừa đủ để ngăn chặn DN mạnh dựng nên rào cản gia nhập quá lớn, mọi chuyện còn lại, hãy để thị trường tự cất tiếng nói của riêng nó. Tất nhiên, cách điều chỉnh này còn phải tính đến những sai số về tình hình chính trị, kinh tế của từng quốc gia. Phán quyết của Toà án tối cáo Hoa Kỳ, có lẽ xuất phát từ nhận định trên:
Năm 1912, tập đoàn thép Hoa Kỳ, một tập đoàn kiểm soát 1/2 toàn bộ sản lượng thép của Mỹ đã bị tố cáo là độc quyền. Hoạt động pháp lý chống lại tập đoàn này đến tận năm 1920 khi toà án tối cao, trong một quyết định mang tính bước ngoặt đã phán quyết rằng tập đoàn không phải là độc quyền vì nó không ngăn cản thương mại một cách bất hợp lý. Toà án đã đưa ra sự phân biệt thận trọng giữa khái niệm khổng lồ và độc quyền và cho rằng quy mô to lớn của một tập đoàn không nhất thiết là xấu. [Tư liệu Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, 2006].
Tập quyền bán
Hình thức SN theo chiều dọc thường tạo ra những tập quyền bán kiểu này vì tính chung mục đích (đều nhằm giảm chi phí giao dịch, ngăn cản đối thủ cạnh tranh mở rộng thị phần. Chẳng hạn như 1vụ SN giữa DN sản xuất và DN phân phối đem lại quyền kiểm soát việc cung cấp các sản phẩm. Ở VN, hình thức này có biến tướng đôi chút. Chẳng cần đến những vụ SN DN ồn ào, việc liên kết giữa DN sản xuất với các DN phân phối sân sau làm hình thành tình trạng hai giá trong nền kinh tế. Dạng này thường tồn tại dưới hình thức đại lý cấp 1, đại lý cấp 2… đối với các
mặt hàng thiết yếu như là xi măng, sắt thép, phân đạm…Theo đó, các giám đốc của DN sản xuất thiết lập các DN sân sau (hoặc tuỳ theo mối quan hệ), cung cấp hàng cho các DN này- đại lý cấp 1 theo giá danh nghĩa (thường do nhà nước quản lý ở mức trần), sau đó, đại lý cấp 2 mua lại theo chênh lệch giá rồi cung cấp tới các hệ thống đại lý bên dưới. Kết quả là người tiêu dùng phải chịu giá cao nhất.
Tiếp tục nghiên cứu về ảnh hưởng của tình trạng hậu SN-Tập quyền bán, đối với tính cạnh tranh trong nền kinh tế, có thể thấy, ngay cả trong trường hợp này, nguy cơ thao túng thị trường, thực hiện hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh là rất khó xảy ra do lợi ích của mỗi hãng trong tập quyền bán là tối đa hoá lợi nhuận và doanh số bán của riêng họ. Kết cấu của một tập quyền bán cho thấy luôn có xung đột tiềm ẩn trong lợi ích chung và bản thân các hãng, vì sự tăng thị phần của một hãng trong tập quyền bán làm giảm thị phần của các hãng còn lại. Sự xâm nhập vào thị phần của đối thủ sẽ đe doạ đến sự trả đũa từ các hãng khác (như hành vi giảm giá, sử dụng các công cụ quảng cáo tiếp thị, thay đổi bao bì sản phẩm, phân biệt hoá sản phẩm để làm sản phẩm của mình trở nên khác biệt và ưu việt hơn so với sản phẩm của các hãng khác…). Thị trường cước viễn thông ở VN giữa 3 mạng lớn (Vianphone, mobiphone, Viettel) có vẻ giống một tập quyền bán, mà các biện pháp “trả đũa” đã được thực hiện liên tiếp - giảm giá cước, các chiêu khuyến mãi... như chúng ta thấy trong thời gian vừa qua.
Băn khoăn là: trong một tập quyền bán thì rào cản để ngăn chặn nguy cơ thao túng thị trường không có nguyên nhân từ các biện pháp cấm đoán hay hạn chế hoạt động SN DN, mà bắt nguồn từ các tín hiệu lợi nhuận, từ động lực cạnh tranh. Điều này cho thấy, việc hạn chế hoạt động SN với lý do bảo vệ tính cạnh tranh của nền kinh tế, là không đủ cơ sở và lý lẽ thuyết phục.
Hơn nữa, trong thời đại hiện nay, chỉ cần một thông tin về SN có vẻ đáng tin cậy cũng đủ làm tăng hay giảm giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Việc tăng hay giảm giá này xuất phát từ tâm lý kỳ vọng của cổ đông (kỳ vọng vào sức mạnh
thị trường mà một DN hậu sáp nhập có thể sẽ đạt được. Thông thường, thông tin DN SN với một DN khác, cho thấy tình hình tài chính khả quan của DN SN đó). Sự