Mối quan hệ giữa dấu hiệu hành vi phạm tội với các dấu hiệu khác: phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi phạm tội trong luật hình sự việt nam (Trang 30 - 32)

1.3. Mối quan hệ giữa hành vi phạm tội với các dấu hiệu khác thuộc mặt khách

1.3.2. Mối quan hệ giữa dấu hiệu hành vi phạm tội với các dấu hiệu khác: phương

phương tiện, phương pháp thủ đoạn, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh

1) Phương tiện phạm tội

Phương tiện phạm tội là những dụng cụ, đồ vật hoặc quá trình của thế giới bên ngoài được chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội. trong cấu thành tội phạm cơ bản của một số tội phạm, phương tiện phạm tội được quy định là dấu hiệu định tội. Ngoài ra, căn cứ vào tính chất của phương tiện phạm tội, trong nhiều cấu thành tội phạm khác, nhà làm luật quy định phương tiện phạm tội là dấu hiệu của cấu thành tội phạm tăng nặng. [Xem 12, tr. 17]

2)Phương pháp, thủ đoạn phạm tội

Phương pháp, thủ đoạn phạm tội là cách thức thực hiện hành vi phạm tội, trong đó có cách thức sử dụng công cụ, phương tiện. Đây cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc của mọi cấu thành tội phạm. Trong số tội phạm phương pháp và thủ đoạn phạm tội là dấu hiệu định tội. Ví dụ: “Người nào dùng mọi thủ đoạn” khiến người lệ thuộc mình, hoặc người đang ở trong trạng thái quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu là dấu hiệu định tội trong tội cưỡng dâm tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật hình sựhay thủ đoạn “lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác” cản trở việc thực hiện quyền bầu cử và ứng củ của công dân là dấu hiệu định tội xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân được quy định tại Điều 126 Bộ luật hình sự.

Trong trường hợp khác, phương pháp và thủ đoạn được quy định là dấu hiệu của cấu thành tội phạm tăng nặng trong một số tội phạm như: “Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội trộm cắp tài sản hay “dùng thủ đoạn xảo quyệt” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 140 Bộ luật hình sự là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trong từng trường hợp luật pháp không quy định phương pháp, thủ đoạn phạm tội là dấu hiệu định tội, hoặc định khung tăng nặng thì thủ đoạn, phương tiện phạm tội có ý nghĩa là căn cứ đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và là căn cứ cụ thể để quyết định hình phạt. [Xem 12, tr. 18, 19]

3)Thời gian phạm tội

Thời gian phạm tội là một thời điểm hoặc một khoảng thời gian nhất định mà hành vi phạm tội diễn ra, được hiểu là thời kỳ cụ thể nhất định phản ánh bằng các sự kiện chính trị - xã hội. Trong luật hình sự Việt Nam, thời gian phạm tội được quy định là dấu hiệu định tội của một số tội phạm. Ngoài ra, trong những trường hợp thời gian phạm tội được phản ánh tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với hành vi phạm tội thông thường thì nó được quy định là dấu hiệu của cấu thành tội phạm tăng nặng (dấu hiệu định khung).

Thời gian phạm tội là dấu hiệu không bắt buộc trong tất cả các cấu thành tội phạm, nó không thể được hiểu một cách đơn giản là thời gian nhất định của một ngày, tháng, năm mà phải được hiểu là một thời kỳ nhất định phản ánh bằng các sự kiện chính trị, xã hội. Trong một số trường hợp thời gian phạm tội được quy định là dấu hiệu định tội: Ví dụ hành vi không chấp hành nghiêm chỉnh những quy định bảo đảm an toàn “trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện” là dấu hiệu định tội theo quy định tại khoản 1 Điều 332 Bộ luật hình sự là cấu thành tội phạm của tội vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn trong chiến đấu hoặc trong huấn luyện. Trong một số trường hợp thời gian phạm tội được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng. Ví dụ: Phạm tội trong chiến đấu được quy định tại Điều 330 tội vi phạm quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban và khoản 2 Điều 331 tội vi phạm các

quy định về bảo vệ, định khung hình phạt đặc biệt tăng nặng của cấu thành tội phạm đặc biệt tăng nặng - Khoản 3 Điều 318 Bộ luật hình sự tội cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, làm việc. [Xem 12, tr. 20, 21]

4)Địa điểm phạm tội

Địa điểm phạm tội là giới hạn lãnh thổi nhất định mà ở đó tội phạm bắt đầu được thực hiện, tội phạm kết thúc hoặc hậu quả của tội phạm xảy ra. Có thể hiểu địa điểm phạm tội là lãnh thổ mà ở đó có sự kiện phạm tội, đó có thể là một điểm hoặc một vùng lãnh thổ nhất định. Luật hình sự quy định địa điểm phạm tội là dấu hiệu định tội của một số tội phạm. Trong một số trường hợp, địa điểm phạm tội mà tính chất đặc biệt của nó phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cao hơn so với trường hợp phạm tội thông thường nên được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt. [Xem 12, tr. 22]

5) Hoàn cảnh phạm tội

Hoàn cảnh phạm tội là tổng hợp tất cả những tình tiết khách quan xung quanh việc thực hiện tội phạm, là bối cảnh cụ thể khi tội phạm diễn ra. Hoàn cảnh phạm tội là yếu tố để người phạm tội sử dụng để thực hiện tội phạm và có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Hoàn cảnh có thể được hiểu là điều kiện khách quan được người phạm tội sử dụng để đạt được mục đích của mình. Trong luật hình sự, việc xác định hoàn cảnh phạm tội có ý nghĩa trong việc định tội hoặc định khung hình phạt. [Xem 12, tr. 23]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi phạm tội trong luật hình sự việt nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)