Thực tiễn áp dụng dấu hiệu hành vi phạm tội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi phạm tội trong luật hình sự việt nam (Trang 41 - 57)

2.2. Thực tiễn xét xử có liên quan đến hành vi phạm tội, một số tồn tại và những

2.2.1. Thực tiễn áp dụng dấu hiệu hành vi phạm tội

Thực tiễn là sự phản ánh vốn có của sự vật, hiện tượng. Chính vì thế mà dấu hiệu hành vi phạm tội trong thực tiễn áp dụng pháp luật được thể hiện rất rõ trong bảng số liệu thống kê về tình hình giải quyết các loại án hình sự trong giai đoạn từ

năm trên phạm vi toàn quốc và thông qua những bản án cụ thể trong phần thực tiễn áp dụng dưới đây.

2.2.1.1. Tình hình giải quyết các loại án có dấu hiệu hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 2005 - 2014

Bảng 2.4: Thống kê số liệu các loại án có dấu hiệu hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt buộc phải giải quyết tƣơng quan với tổng số vụ án phải

giải quyết trong toàn quốc giai đoạn 2005 – 2014

Năm Tổng số vụ án đã thụ lý Tổng số vụ án đã giải quyết Tổng số các vụ án còn tồn tại

Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo

2005 55.112 91.295 54.268 89.606 844 1.689 2006 62.166 103.733 60.868 100.773 1.480 2.960 2007 61.813 107.696 61.312 106.673 511 1.023 2008 64.381 112.387 63.059 109.742 1.322 2.645 2009 66.433 102.577 65.048 99.807 1.385 2.770 2010 57.902 101.194 55.221 95.241 2.681 5.953 2011 62.091 110.062 60.925 107.000 1.166 3.062 2012 68.131 124.438 67.369 123.652 762 786 2013 69.894 126.770 68.751 123.652 1.143 3.118 2014 69.638 127.614 68.415 124.540 1.224 3.074

Nguồn: Tòa án nhân dân tối cao (2005 - 2014), Thống kê tình hình xét xử của ngành Tòa án nhân dân các năm 2005 - 2014, Hà Nội.

Không có hành vi phạm tội thì sẽ không có tội phạm, thực tiễn xét xử tội phạm có dấu hiệu hành vi nguy hiểm là dấu hiệu bắt buộc là cơ sở để đề xuất những kiến giải có hiệu quả thiết thực trong việc hoàn thiện các quy phạm pháp luật. Nghiên cứu tình hình thực tiễn tội phạm với dấu hiệu hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt buộc của mỗi tội phạm phải giải quyết và đã giải quyết trong 10 năm từ năm 2005 đến năm 2014 cho thấy thực tiễn xét xử có sự biến động rõ rệt qua các năm, trong từng giai đoạn.

2.2.1.2. Thực tiễn xét xử có liên quan đến hành vi phạm tội qua một số bản án

Nếu nói rằng các quy phạm pháp luật đưa ra chỉ mang tính chất giải thích mà không có tính áp dụng thì cũng chỉ là lý thuyết suông, sáo rỗng. Chính vì thế mà thực tiễn áp dụng pháp luật chính là hình thức sống của các quy phạm pháp luật. Tính hợp lý, logic, và hiệu quả của quy phạm pháp luật được kiểm nghiệm và đánh giá qua thực tiễn xét xử. [Xem 70, tr. 16]. Dựa trên những tài liệu, bài báo, công trình nghiên cứu khoa học, giáo trình, những bản án được thu thập ngẫu nhiên, những quyết định giám đốc thẩm từ thời điểm năm 2005 - 2014 làm cơ sở đánh giá một cách toàn diện những ưu điểm, nhược điểm đối với dấu hiệu hành vi phạm tội trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành. Cụ thể:

1) Dấu hiệu hành vi phạm tội trong thực tiễn định tội danh

Quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự diễn ra phức tạp và đa dạng, được thể hiện ở ba giai đoạn: Định tội danh, định khung hình phạt và quyết định hình phạt. Trong đó, định tội danh là một giai đoạn quan trọng nhất trong ba giai đoạn trên, bởi vì, định tội danh được tiến hành thực hiện ở tất cả các giai đoạn của cả quá trình tố tụng hình sự từ giai đoạn khởi tố đến giai đoạn thi hành án. Định tội danh là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, là tiền đề cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hoá hình phạt một cách công minh, chính xác, đồng thời làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, xác định thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng,… góp phần đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân. [Xem 11, tr. 33].

Từ các vấn đề nêu trên cho thấy, khi định tội danh một trong các bước quan trọng đó là đòi hỏi người áp dụng phải đánh giá các tình tiết vụ án một cách khách quan, toàn diện, vô tư, không định kiến, không suy diễn. Phải dựa vào các chứng cứ đã thu thập được và đánh giá theo quy định của Bộ luật hình sự và tố tụng hình sự. Mỗi một tình tiết trong vụ án bước đầu đánh giá chúng một cách độc lập để thấy được sự thể hiện tính chất của nó là loại hành vi nào. Sau đó, chính tình tiết đó lại tiếp tục đặt trong mối quan hệ với các tình tiết khác trong vụ án, thì kết luận về tính

chất của tình tiết này mới là sự thể hiện về bản chất của nó trong cả quá trình. Đánh giá mỗi tình tiết của vụ án phải đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể trong tổng thế, biện chứng của cả quá trình phản ánh đúng diễn biến của vụ án đã xảy ra. Bởi vì cùng một tình tiết nhưng đặt trong mỗi hoàn cảnh khác nhau thì chúng khác nhau về bản chất. Kết luận về từng tình tiết độc lập, không thể phản ánh đúng về bản chất của tình tiết đó trong toàn bộ diễn biến của vụ án. Trong quá trình này, đương nhiên phải đối chiếu mức độ thiệt hại thực tế và mức độ thiệt hại mô tả trong cấu thành tội phạm. Cuối cùng, trên cơ sở đối chiếu đó, thì mới tiến hành ra một văn bản áp dụng pháp luật. Đối với những cấu thành tội phạm vật chất, thì bắt buộc cơ quan có thẩm quyền phải xác định được hậu quả đó. Vì nếu thiệt hại mà không do hành vi đó gây nên thì không thể truy cứu trách nhiệm cũng như định tội danh được. Tuy nhiên, trong thực tiễn, vấn đề này vẫn còn có những vướng mắc bởi lẽ việc lựa chọn một điều luật trong phần các tội phạm cụ thể và đối chiếu những dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm đó với những tình tiết của vụ án xảy ra trong thực tế vẫn có sự nhầm lẫn giữa có tội với không có tội, nhầm lẫn giữa tội danh này với tội danh khác. Cụ thể sai phạm được thể hiện dưới những dạng sau:

TRƯỜNG HỢP 1: Thực tiễn định tội danh có sai lầm liên quan đến hành vi phạm tội trong việc xác định một người có tội hay không có tội

Pháp luật hình sự Việt Nam đã quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” [42, Điều 2]. Điều này có nghĩa là, dưới góc độ pháp lý một người chỉ bị coi là tội phạm khi người đó thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành, họ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội mình đã gây ra. Do vậy, để biết được hành vi đó có được quy định trong Bộ luật hình sự hay không thì phải xác định hành vi đó có cấu thành tội phạm cụ thể nào đó hay không. Một hành vi được coi là hành vi phạm tội khi có đầy đủ các điều kiện cấu thành tội phạm cụ thể, người thực hiện hành vi đó phải chịu trách nhiệm hình sự. Ranh giới giữa hành vi bị coi là tội phạm với hành vi vi phạm pháp luật khác cần được làm sáng tỏ. Với mỗi hành vi phạm tội vi phạm ở mức độ khác nhau, trong hoàn cảnh

khác nhau thì việc xác định trách nhiệm pháp lý đối với hành vi đó là khác nhau. Việc xác định rõ ranh giới này sẽ hạn chế tối đa được tình trạng truy cứu trách nhiệm hình sự những trường hợp chưa đến mức phải bị coi là tội phạm hay trường hợp bỏ lọt tội phạm. [66, tr. 52].

Trên thực tế, đối với một người thực hiện hành vi mà xét trên nhiều khía cạnh như mức độ thiệt hại người đó gây ra, lỗi, động cơ, mục đích khi thực hiện tội phạm là nguy hiểm đáng kể cho xã hội mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người phạm tội đó sẽ coi thường pháp luật, khinh nhẹ các công cụ, chế tài để duy trì và bảo vệ xã hội, từ đó sẽ tiếp tục có những hành vi sai phạm khác nghiêm trọng hơn.

Nhưng ngược lại, khi một người thực hiện hành vi không nguy hiểm đáng kể mà họ lại bị truy cứu trách nhiệm hình sự, sẽ dẫn đến tâm lý hoang mang, sợ pháp luật, từ đó có cái nhìn ái ngại, không tin tưởng vào pháp luật, chỉ nhìn phiến diện vào pháp luật, vào tính trừng trị nghiêm khắc mà không thấy được tính chất nhân đạo, tính khoan hồng của pháp luật hình sự. Chính vì thế, là những người cầm cân nảy mực, là người sử dụng cán cân công lý, đòi hỏi các cơ quan, cán bộ tư pháp phải là những người có đạo đức vững mạnh, có trình độ chuyên môn cao, với tinh thần trách nhiệm không ngại khó ngại khổ để xác định chính xác hành vi nào là tội phạm nguy hiểm cho xã hội và cần được pháp luật xử lý nghiêm minh. Do đó, ngoài việc xác định đúng hành vi nguy hiểm cho xã hội, thì việc xác định hậu quả pháp lý mà hành vi đó gây ra cũng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu, nhất là trong những tội phạm có cấu thành vật chất. Qua thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử có thể nêu ra một số trường hợp điển hình, cụ thể về việc xác định tội phạm mà không đưa ra được căn cứ chính xác.

Thứ nhất, còn tồn tại trường hợp truy tố đối với hành vi không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm

Trong trường hợp này, hành vi nguy hiểm cho xã hội được một người gây ra nhưng không đáng kể để xử lý về hình sự, hoặc việc xác định hậu quả phạm tội với ý nghĩa là dấu hiệu bắt buộc để định tội danh còn phiến diện, mang tính áp đặt chủ quan, mà khách quan chưa có đầy đủ cơ sở căn cứ cho việc định tội danh. Bộ luật

hình sự Việt Nam, tại khoản 4 Điều 8 quy định rất rõ: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm của hành vi đó là không đáng kể, thì không bị coi là tội phạm mà phải xử lý bằng biện pháp hình sự khác” [42, Điều 8]. Thực tế, tại một số bản án xử oan, thì chính những hành vi với tính chất nguy hiểm không đáng kể này lại được ghi nhận và đưa ra để truy tố xét xử, định khung hình phạt một cách chủ quan. Hay nói cách khác hành vi của họ không cấu thành tội phạm nhưng lại bị tuyên án có tội.

Ví dụ: Khoảng 11 giờ 15 phút ngày 28/12/2013 Huỳnh Phương Nam điều khiển xe gắn máy biển số: 52P4 - 4974 đến bãi xe B4 tầng hầm toàn nhà thương mại Vincom số 72 Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1 để gửi xe. Tại đây Nam phát hiện trên xe gắn máy biển số: 51M1 - 06074 của anh Trịnh Minh Nhật và xe gắn máy biển số: 49N3 - 5707 của anh Đinh Phạm Yên Bình, trên yên xe có để chiếc nón bảo hiểm, Nam liền đến gần trộm cắp 02 chiếc nón. Trong lúc đi ra thì bị hai anh Phan Thế Thành, Nguyễn Ngọc Yên (bảo vệ tòa nhà) phát hiện bắt giữ Nam thu giữ tang vật đưa về phường lập biên bản phạm tội quả tang.

Ngoài vụ trộm cắp nêu trên Nam còn khai nhận: Ngày 11/10/2012 Nam điều khiển xe gắn máy biển số: 52P4 - 4974 đến bãi xe B4 tầng hầm tòa nhà thương mại Vincom trộm cắp chiếc phanh xe gắn máy biển số: 59V1 - 75011 của anh Võ Trung Tín đem bán cho Nguyễn Thanh Long giá 500.000 đồng đã lấy tiền tiêu xài hết. Theo kết luận thẩm định giá số: VC 14/02/06/HS ngày 20/2/2014 của Công ty cổ phần thông tin và thẩm định giá Miền Nam thì 02 chiếc nón bảo hiểm bị mất cắp trị giá là 200.000 đồng. Còn theo lời khai của anh Võ Trung Tín khi bị mất chiếc phanh thì anh đi thế chiếc phanh khác của xe với giá 1.038.000 đồng.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 87/2014/HSST ngày 16/4/2014 Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên bố bị áo Huỳnh Phương Nam phạm tội “Trộm cắp tài sản” và áp dụng khoản 1 Điều 138; điểm g, p khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự, xử phạt Huỳnh Phương Nam 01 năm 06 tháng tù, buộc bị cáo Huỳnh Phương Nam phải bồi thường cho anh Võ Trung Tín 1.038.950 đồng. Đối với Nguyễn Thanh Long, do Huỳnh Phương Nam khai là có mối quan hệ quen biết đã

lâu, tiêu thụ tài sản do trộm cắp nên phạm tội “Chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” và áp dụng khoản 1 Điều 250 Bộ luật hình sự, xử phạt Nguyễn Thanh Long chịu mức án 01 năm tù. Do không nhớ người đã bán số tài sản nên cơ quan điều tra không thu hồi được.

Ngoài ra, bản án còn xử lý vật chứng, buộc bị cáo phải nộp án phí, tuyên quyền kháng cáo cho bị cáo và những người bị hại.

Sau khi xử sơ thẩm, ngày 29/4/2014 bị cáo Huỳnh Phương Nam kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt với lý do án sơ thẩm xử nặng. Bị cáo Nguyễn Thanh Long xin xem xét lại bản án, vì bị cáo chỉ quen biết Huỳnh Phương Nam, mà không hề biết số tài sản Huỳnh Phương Nam bán cho mình là tài sản do trộm cắp mà có, nên bị cáo không có tội.

Tại phiên tòa:

Các bị cáo Huỳnh Phương Nam khai nhận hành vi phạm tội và giữ nguyên yêu cầu kháng cáo là xin giảm nhẹ hình phạt tù. Bị cáo Nguyễn Thanh Long kêu oan, không có tội.

Căn cứ vào các tài liệu và chứng cứ đã được thẩm tra tại phiên tòa phúc thẩm; căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo. Xét thầy Huỳnh Phương Nam đã có ý định trộm cắp từ trước nên đợi sơ hở thì chiếm đoạt tài sản của người khác. Bị cáo còn có 01 tiền án về tội “Trộm cắp tài sản”, 01 tiền sự về hành vi “Trộm cắp tài sản” chưa được xóa, nên mặc dù tài sản bị chiếm đoạt chưa đủ 2.000.000 đồng, tòa án cấp sơ thẩm vẫn xét xử và tuyên bố bị cáo phạm tội và áp dụng hình phạt là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Đối với bị cáo Nguyễn Thanh Long, sau khi kháng cáo, cơ quan Điều tra đã lấy lời khai lại và điều tra quan hệ của Long và Nam. Long và Nam quen biết nhau trong vài lần ăn nhậu. Số tài sản Nam bán cho Long là do Nam nói đó là tài sản cá nhân, bán đi để mua phanh xe mới, nên Long đã nhận lời bán hộ. Long hoàn toàn không biết đó là số tài sản do Nam trộm cắp mà có. Việc xử phạt Nguyễn Thanh Long 01 năm tù giam là không có cơ sở.

Vì các lẽ trên: Quyết định: Không chấp nhận kháng cáo của bị cáo Huỳnh Phương Nam, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Đối với Nguyễn Thanh Long, Tòa tuyên vô tội, yêu cầu trả tự do cho Long ngay lập tức. Án phí nộp theo quy định.

Thứ hai, còn tồn tại trường hợp không truy tố, xét xử những hành vi có dấu hiệu của tội phạm dẫn tới bỏ lọt tội phạm.

Ví dụ: Do có mâu thuẫn tình cảm từ trước với Nguyễn Văn Tuấn nên Ngô Hoài Ân rủ Đào Ngọc Dung và Hoàng Trọng Ba đang ngồi nhậu để đi tìm Tuấn đánh. Trên đường đi tìm Tuấn, Ân luôn miệng nói những lời kích động như: “Tao tìm được nó tao chém chết không tha”, “Đêm nay nó sẽ không còn đường về gặp ông bà già nó nữa”. Khi gặp Tuấn, do có sẵn men say lại thêm những lời nói của Ân làm cho kích động,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi phạm tội trong luật hình sự việt nam (Trang 41 - 57)