Sự thể hiện dấu hiệu hành vi phạm tội theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi phạm tội trong luật hình sự việt nam (Trang 40 - 41)

2.1. Sự thể hiện dấu hiệu hành vi phạm tội theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành 1999 hiện hành

Mặt khách quan của cấu thành tội phạm bao gồm nhiều yếu tố, trong đó dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội đóng vai trò là yếu tố tĩnh, là dấu hiệu không thể thiếu trong tất cả các cấu thành cơ bản của các tội phạm cụ thể thì các dấu hiệu còn lại đóng vai trò là yếu tố động có thể thay đổi tùy từng cấu thành tội phạm cụ thể. Sự thể hiện đó được phản ánh rõ nhất trong phần 2.1.1 dưới đây.

2.1.1. Sự thể hiện dấu hiệu hành vi phạm tội với tư cách là dấu hiệu định tội theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành

Bất cứ tội phạm nào cũng dựa trên những hành vi phạm tội nhất định, và gây ra những thiệt hại nhất định, những dấu hiệu hành vi ấy được quy định rất rõ trong các cấu thành cơ bản của các tội phạm cụ thể theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành. Với ý nghĩa là dấu hiệu bắt buộc trong các cấu thành tội phạm hình thức, theo quan điểm của tác giả dấu hiệu hành vi phạm tội được thể hiện trong các cấu thành tội phạm dưới đây và được phân loại theo hai dạng hành độngkhông hành động (bất tắc vi) theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Các tội phạm có dấu hiệu hành vi phạm tội thể hiện dƣới dạng hành động theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - Phụ lục trang 78

Bảng 2.2: Các tội phạm có dấu hiệu hành vi phạm tội thể hiện dƣới dạng không hành động theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 - Phụ lục trang 89

Nhận xét: Trong 279 điều luật thuộc Phần các tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009), trong đó có 4 điều luật là Điều 92, Điều 277, Điều 292, Điều 315 mang tính chất giải thích khái niệm của nhóm tội phạm đó, còn lại 275 điều luật quy định về tội danh. Trong 275 điều luật chỉ có 9 điều luật là Điều 94, Điều 102, Điều 152, Điều 287, Điều 294,

Điều 305, Điều 306, Điều 307, Điều 314 mô tả dấu hiệu hành vi phạm tội dưới dạng không hành động (bất tắc vi), 258 điều luật mô tả dấu hiệu hành vi phạm tội dưới dạng hành động, còn lại 08 điều luật mô tả hành vi mang tính chất lưỡng tính.

2.1.2. Sự thể hiện dấu hiệu hành vi phạm tội với tư cách là dấu hiệu định khung theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành

Dấu hiệu định khung hình phạt chính là dấu hiệu quy định tội đã được pháp luật hình sự quy định, cho phép áp dụng khung hình phạt nhẹ hơn hoặc khung hình phạt nhẹ hơn so với khung áp dụng trong trường hợp thông thường. Với tư cách là dấu hiệu định khung, theo tác giả hành vi phạm tội được thể hiện trong hầu hết các tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành. Cụ thể tại:

Bảng 2.3: Các tội phạm có dấu hiệu hành vi phạm tội với tƣ cách là dấu hiệu định khung theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành –

Phụ lục trang 90

Trong 279 điều luật thuộc Phần các tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2009), trong đó có 4 điều luật là Điều 92, Điều 277, Điều 292, Điều 315 mang tính chất giải thích khái niệm của nhóm tội phạm đó, còn lại 275 điều luật quy định về tội danh. Trong 275 điều luật theo tác giả chỉ có 52 điều luật quy định dấu hiệu hành vi phạm tội với tư cách là dấu hiệu định khung hình phạt theo Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành. Dấu hiệu hành vi phạm tội với tư cách là dấu hiệu định khung hình phạt được chiếm tỉ lệ cao trong các nhóm tội ở Chương XII, Chương XIV, Chương XVI, Chương XVIII, Chương XIX, Chương XXI, Chương XXII.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi phạm tội trong luật hình sự việt nam (Trang 40 - 41)