Mối quan hệ giữa dấu hiệu hành vi phạm tội với mối quan hệ nhân quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi phạm tội trong luật hình sự việt nam (Trang 32 - 40)

1.3. Mối quan hệ giữa hành vi phạm tội với các dấu hiệu khác thuộc mặt khách

1.3.3. Mối quan hệ giữa dấu hiệu hành vi phạm tội với mối quan hệ nhân quả

Dấu hiệu hậu quả của tội phạm là thiệt hại gây ra cho quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm. Bất cứ tội phạm nào cũng đều có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng dấu hiệu hậu quả của tội phạm không phải được mô tả trong tất cả các cấu thành tội phạm. Dấu hiệu này chỉ được mô tả trong trường hợp hành vi chỉ có tính nguy hiểm hoặc tính nguy hiểm đầy đủ của tội phạm khi gây ra hậu quả. Với ý nghĩa như vậy, dấu hiệu hậu quả nói chung phải được mô tả trong tất cả các cấu thành tội phạm vô ý. Vô ý là sự phủ định chủ quan ít nghiêm trọng hơn sự phủ định chủ quan của lỗi cố ý. Do vậy, chỉ trong sự thống nhất với sự phủ định

khách quan ở mức độ gây ra hậu quả thì hành vi mới có tính nguy hiểm của tội phạm. Đối với tội cố ý dấu hiệu hậu quả không phải được mô tả trong tất cả các cấu thành tội phạm mà chỉ trong một số cấu thành tội phạm. Những cấu thành tội phạm đòi hỏi phải có sự mô tả dấu hiệu hậu quả là các trường hợp hành vi chỉ có tính nguy hiểm hoặc tính nguy hiểm đầy đủ của tội phạm khi hành vi cố ý đó đã gây ra hậu quả hoặc khi hậu quả ở mức độ nhất định. Ví dụ : Hành vi giết người khi đã gây ra hậu quả chết người; hành vi cố ý gây thương tích có tính nguy hiểm của tội cố ý gây thương tích khi hậu quả thương tích đã ở mức độ nhất định (theo Bộ luật hình sự là thương tích có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên). [27, tr. 62]

Hậu quả của tội phạm là sự gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm và được thể hiện qua sự biến đổi tình trạng bình thường của bộ phận cấu thành khách thể hay còn được gọi là đối tượng tác động của tội phạm. Tính chất và mức độ của hậu quả phạm tội được xác định bởi tính chất và mức độ biến đổi của đối tượng tác động hoặc bởi đặc điểm (về chất và lượng) của chính đối tượng tác động đã bị hành vi nguy hiểm cho xã hội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động hoặc phản ánh đặc điểm (về chất và lượng) của đối tượng tác động. Từ đó dẫn đến việc xác định, đánh giá hậu quả của tội phạm trong thực tiễn áp dụng cũng được thực hiện thông qua việc xác định, đánh giá đặc điểm của từng đối tượng tác động hoặc sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động.

Cụ thể, hậu quả của tội phạm có thể được mô tả qua:

1) Sự biến đổi tình trạng bình thường của thực thể tự nhiên con người

Sự biến đổi này thường được gọi là thiệt hại thể chất. Thiệt hại này bao gồm thiệt hại về tính mạng (hậu quả chết người) như ở tội giết người, tội vô ý làm chết người và thiệt hại về sức khỏe (hậu quả thương tích hoặc các tổn hại cho sức khỏe) như có tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, tội vô ý gây thương tích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏe người khác. Bên cạnh thiệt hại về thể chất, tội phạm còn có thể gây ra thiệt hại tinh thần như thiệt hại đến nhân phẩm, danh dự, tự do của con người… Những thiệt hại này do khó xác định trong thực tế nên nói chung không được phản ánh trong cấu thành tội phạm. Ví dụ:

Trong cấu thành tội phạm, tội vô ý gây thương tích, dấu hiệu hậu quả được mô tả là thương tích có tỷ lệ thương tật từ 32% trở lên..

2) Sự biến dạng xử sự của con người

Hành vi khách quan có thể làm biến dạng xử sự của người khác. Trong những trường hợp như vậy, xử sự đã bị làm biến dạng (làm hoặc không làm một việc) được coi là kết quả của hành vi khách quan đã thực hiện của người phạm tội. Kết quả này có thể được phản ánh trong cấu thành tội phạm là một dấu hiệu khách quan - dấu hiệu hậu quả của hành vi xúi giục người khác tự sát hoặc của hành vi bức tử; xử sự sống sa đọa hoặc phạm pháp có thể là hậu quả của hành vi dụ dỗ người chưa thành niên phạm pháp… [27, tr. 63, 64]

3) Sự biến đổi tình trạng an toàn sang tình trạng nguy hiểm

Trước đây và hiện nay chúng ta đều thừa nhận có một số trường hợp hành vi chỉ cấu thành tội phạm nếu đã gây ra một tình trạng hết sức nguy hiểm. Ví dụ: Trong bản tổng kết số 10/NCPL ngày 6/1/1968 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn đường lối xử lý tội vì thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm quy tắc an toàn lao động gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản có đoạn viết: “Có một số trường hợp cá biệt, tuy hậu quả tác hại chưa xảy ra cũng cần xử lý về hình sự. Đây là các trường hợp vi phạm rất nghiêm trọng quy tắc an toàn, tạo ra một tình trạng hết sức nguy hiểm, có khả năng gây thiệt hại hết sức to lớn về người và của...”.

Hiện nay, trong Bộ luật hình sự Việt Nam cũng có một số cấu thành tội phạm có dấu hiệu tình trạng hết sức nguy hiểm. Về hình thức diễn đạt, các điều luật này đều ghi: “Có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trong”. Khả năng thực tế dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nói ở đây chính là tình trạng hết sức nguy hiểm mà hành vi vi phạm đã gây ra. Dấu hiệu này không chỉ đơn thuần chỉ tính chất của hành vi vi phạm, vì có hành vi vi phạm xét về tính chất là nghiêm trọng nhưng đặt trong điều kiện nhất định chưa hẳn đã có khả năng thực tế sẽ dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và ngược lại có hành vi có tính chất vi phạm không nghiêm trọng nhưng trong điều kiện nhất định khác lại có khả năng đó. Trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng chính là trường hợp hành vi vi phạm đã gây ra một tình trạng hết sức nguy hiểm - tình trạng có khả năng thực tế

dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Trong những trường hợp này, để xác định trách nhiệm hình sự, không những phải xác định có tình trạng hết sức nguy hiểm mà còn phải xác định tình trạng đó là do hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự gây ra. Như vậy, tình trạng hết sức nguy hiểm phải được coi là một dạng biểu hiện của hậu quả nguy hiểm cho xã hội. [27, tr. 65, 66]

4) Sự biến đổi tình trạng bình thường của các đối tượng vật chất là khách thể của quan hệ xã hội

Sự biến đổi này thường được gọi là thiệt hại vật chất. Các thiệt hại này có thể dưới dạng tài sản bị phá hoại, bị phá hủy, bị hủy hoại, bị hư hỏng,… Ví dụ : Trong cấu thành tội phạm tội hủy hoại tài sản, dấu hiệu hậu quả của tội phạm được mô tả là thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng trở lên…

5) Đặc điểm về chất hoặc về lượng của đối tượng vật chất bị hành vi phạm tội tác động đến

Tính chất và giá trị của tài sản có thể quy định mức độ thiệt hại gây ra cho khách thể như trường hợp tài sản bị chiếm đoạt, bị sử dụng trái phép hoặc bị chiếm giữ trái phép… Ví dụ: Trong cấu thành tội phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản, dấu hiệu hậu quả của tội phạm được mô tả qua tính chất của tài sản (cổ vật có giá trị lịch sử, văn hóa) hoặc qua giá trị của tài sản (từ năm triệu đồng trở lên)…

Theo nguyên tắc của luật hình sự thì chủ thể chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả nguy hiểm cho xã hội nếu hậu quả đó do chính hành vi của họ gây ra. Do vậy, khi mô tả dấu hiệu hậu quả của tội phạm trong cấu thành tội phạm, nhà làm luật phải thể hiện được rằng hậu quả là do hành vi của chủ thể gây ra. Có hai cách thể hiện điều này, nhà làm luật có thể trực tiếp khẳng định hành vi khách quan gây ra hậu quả ngay trong cấu thành tội phạm và qua đó gián tiếp ghi nhận dấu hiệu quan hệ nhân quả. Ví dụ: Điều 202 Bộ luật hình sự (cấu thành tội phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ) quy định: “Người nào… vi phạm quy định về… gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác…”. Cách thể hiện này được sử dụng trong trường hợp có sự biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động. Đối với

Ví dụ: Điều 141 Bộ luật hình sự (cấu thành tội phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản) quy định: “Người nào cố tình không trả lại…hoặc không giao nộp… tài sản có trị giá từ năm triệu đồng…”. Với hai cách thể hiện dấu hiệu hậu quả trong luật như vậy, nhà làm luật có yêu cầu khác nhau đối với việc xác định trách nhiệm hình sự về hậu quả đã xảy ra.

Trong trường hợp thứ nhất, người áp dụng phải xác định:

a) Chủ thể có hành vi như được mô tả trong cấu thành tội phạm; b) Có xảy ra hậu quả như được mô tả trong cấu thành tội phạm; c) Giữa hành vi và hậu quả đó có quan hệ nhân quả với nhau.

Trong trường hợp thứ hai, người áp dụng chỉ phải xác định chủ thể có hành vi và hành vi đó gắn với đối tượng có đặc điểm như được mô tả trong cấu thành tội phạm. Trong trường hợp này, người áp dụng không phải xác định quan hệ nhân quả do dấu hiệu hậu quả được phản ánh qua chính đặc điểm của đối tượng. Nhưng không vì thế mà cho rằng cấu thành tội phạm không mô tả dấu hiệu hậu quả. [Xem 27, tr. 68, 69]

Trong thực tế, quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội phạm được thể hiện dưới một số dạng cụ thể.

Trong đó có những dạng quan hệ nhân quả thông thường là quan hệ nhân quả đơn trực tiếp và quan hệ nhân quả kép trực tiếp nhưng cũng có những dạng quan hệ nhân quả đặc biệt là quan hệ nhân quả dây chuyền và quan hệ nhân quả gián tiếp.

Quan hệ nhân quả đơn trực tiếp là dạng quan hệ nhân quả trong đó chỉ có một hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân của hậu quả nguy hiểm cho xã hội còn quan hệ nhân quả kép trực tiếp là dạng quan hệ nhân quả trong đó có nhiều hành vi trái pháp luật cùng đóng vai trò là nguyên nhân.

Đối với hai dạng quan hệ nhân quả này, không có đòi hỏi gì đặc biệt đối với việc thể hiện nó trong cấu thành tội phạm. Quan hệ nhân quả dây chuyền là dạng quan hệ nhân quả trong đó khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi trái pháp luật là nguyên nhân không phải là khả năng trực tiếp. Hành vi trái pháp luật chỉ có khả năng thực tế trực tiếp đưa đến hành vi trái pháp

luật khác (hành vi trái pháp luật thứ hai). Hành vi trái pháp luật mới phát sinh này đã trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong những điều kiện nhất định. Ở đây tồn tại hai quan hệ nhân quả trực tiếp khác nhau: quan hệ hành vi nhân quả trái pháp luật thứ nhất với hành vi trái pháp luật thứ hai và quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật thứ hai với hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Nếu như vậy sẽ có quan hệ nhân quả thứ ba: quan hệ nhân quả dây chuyền.

Với đặc điểm đặc biệt như vậy, dạng quan hệ nhân quả này đòi hỏi phải được thể hiện trong cấu thành tội phạm khác trường hợp bình thường. Nhà làm luật phải mô tả để thể hiện:

a) Có sự tồn tại hai hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội; b) Giữa hành vi thứ hai và hậu quả nguy hiểm cho xã hội có quan hệ nhân quả với nhau.

Quan hệ nhân quả gián tiếp là dạng quan hệ nhân quả trong đó hành vi trái pháp luật là nguyên nhân phải thông qua một hiện tượng khác (có thể là một hành vi trái pháp luật) mới gây ra được hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Quan hệ nhân quả giữa hành vi thiếu trách nhiệm với hậu quả thiệt hại (như do bị mất cắp) trong tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước (Điều 144 Bộ luật hình sự) là ví dụ về dạng quan hệ nhân quả gián tiếp.

Với đặc điểm như vậy, dạng quan hệ nhân quả này đòi hỏi phải được thể hiện trong cấu thành tội phạm khác trường hợp bình thường. Nhà làm luật phải mô tả để thể hiện:

a) Có sự tồn tại hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội; b) Có sự tồn tại sự kiện khác mà qua đó hành vi có quan hệ nhân quả với hậu quả… [27, tr. 69, 70]

Trên cơ sở lý luận về quan hệ nhân quả của phép biện chứng duy vật, khoa học luật hình sự đã vận dụng để xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội, tạo cơ sở để giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Khoa học luật hình sự đã giới hạn phạm vi những hiện tượng có thể là nguyên nhân và kết quả đồng thời tạo cơ sở để xác định mối

quan hệ nhân quả trong luật hình sự. Theo đó, nguyên nhân chỉ có thể là hành vi trái pháp luật và kết quả chỉ có thể là hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả xảy ra trong thực tế nếu hậu quả đó so hành vi của họ gây ra hay nói cách khác giữa hành vi phạm tội và hậu quả nguy hiểm có quan hệ nhân quả với nhau. Nếu hậu quả của tội phạm được luật hình sự quy định là dấu hiệu bắt buộc thì quan hệ nhân quả cũng là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm mặc dù nó không được phản ánh trực tiếp. Nghiên cứu một số quy định về tội phạm trong Bộ luật hình sự, có thể thấy có hai cách thể hiện mối quan hệ nhân quả. Thứ nhất, nhà làm luật có thể trực tiếp khẳng định việc hành vi phạm tội gây ra hậu quả trong cấu thành tội phạm, qua đó gián tiếp ghi nhận dấu hiệu quan hệ nhân quả. Thứ hai, nhà làm luật chỉ cần mô tả hành vi và đặc điểm của đối tượng gắn liền với hành vi đó.

Nói tóm lại, nội dung mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm trong luật hình sự:

Thứ nhất, hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian. Hành vi trái pháp luật với tính chất là nguyên nhân phải xuất hiện trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội với tính chất là kết quả. Nếu căn cứ này không thỏa mãn thì có thể loại trừ khả năng tồn tại quan hệ nhân quả. Nếu hành vi trái pháp luật không xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội về mặt thời gian thì cũng không có mối liên hệ giữa hành vi và hậu quả, đồng thời cũng không có cơ sở để khẳng định hậu quả xảy ra trong thực tế là kết quả của hành vi trái pháp luật do chủ thể thực hiện.

Thứ hai, hành vi trái pháp luật độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với một hoặc nhiều hiện tượng khác phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội. Hành vi trái pháp luật thường chứa đựng khả năng trực tiếp là biển đổi tình trạng bình thường của các đối tượng tác động của tội phạm và gây thiệt hại cho khách thể. Việc nhận biết khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả chứa đựng trong hành vi phạm tội rất cần thiết, nó là một trong những yếu tố xác định sự tồn tại của quan hệ nhân quả. Xác định được khả năng này sẽ có cơ sở để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi phạm tội trong luật hình sự việt nam (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)