Thực hiện xã hội hóa giámđịnh tư pháp trong một số lĩnh vực giámđịnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám định tư pháp trong tố tụng hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 109 - 111)

3.4. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác giámđịnh tƣ pháp

3.4.5. Thực hiện xã hội hóa giámđịnh tư pháp trong một số lĩnh vực giámđịnh

Xã hội hóa là một định hướng có ý nghĩa to lớn mang tính chiến lược nhằm huy động tiềm năng kinh tế và nhân lực của mọi thành phần kinh tế và của toàn xã

hội. Xã hội hóa không chỉ khai thác, phát huy được tiềm năng và các nguồn mà còn tạo ra sự cạnh tranh trong hoạt động giám định, nâng cao năng lực hoạt động giám định. Tuy nhiên, các tổ chức giám định ngoài công lập hoạt động vì lợi ích kinh tế nên khó tránh khỏi trường hợp vì mục đích lợi nhuận mà họ có thể đưa ra KLGĐ sai lệch ảnh hưởng đến tố tụng. Xã hội hóa các hoạt động tư pháp nhằm mục đích hạn chế các tiêu cực do sự phình to của bộ máy nhà nước, giảm bớt gánh nặng cho bộ máy nhà nước, cho ngân sách nhà nước, tăng cường chất lượng hoạt động giám định phục vụ cho hoạt động tố tụng, huy động mọi nguồn lực xã hội cho sự phát triển của công tác tư pháp.

Giám định tư pháp là hoạt động không mang tính quyền lực nhà nước, không có tính phán xét, quyền uy mà là một hoạt động mang tính xã hội, dân sự, xuất phát từ bên trong nhu cầu thực tiễn cuộc sống. Hoạt động này suy cho cùng cũng là nhằm góp phần phụng sự công lý, bảo vệ quyền và lợi ích, nhu cầu chính đáng của công dân.

Xã hội hóa phải tiến hành theo lộ trình từng bước một. Trước hết, giai đoạn thứ nhất chúng ta phải chuẩn bị môi trường cho công tác xã hội hóa GĐTP: hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về GĐTP, chuẩn bị cơ sở vật chất. Giai đoạn thứ hai: xét công nhận tổ chức cá nhân, tổ chức có đủ năng lực thực hiện giám định. Tiếp đó là thực hiện xã hội hóa có sự quản lý của nhà nước.

Nội dung của việc xã hội hóa phải bao hàm cả về mặt tổ chức cả về đội ngũ người giám định tư pháp, về mặt tổ chức, ngoài hệ thống tổ chức giám định tư pháp do nhà nước đầu tư còn có các tổ chức chuyên môn ở mọi lĩnh vực giám định, nhất là lĩnh vực không có tổ chức giám định tư pháp tham gia hoạt động giám định tư pháp theo trưng cầu, yêu cầu giám định, tổ chức giám định tư pháp do tổ chức, cá nhân thành lập. Về đội ngũ người giám định tư pháp, cần lựa chọn nhà chuyên môn nào có đủ điều kiện ở các lĩnh vực giám định bất kỳ cơ quan, tổ chức chuyên môn, thậm chí là hành nghề tự do để các cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, cấp thẻ giám định viên tư pháp hoặc đưa vào danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc.

giám định tư pháp tư nhân ở một số lĩnh vực cụ thể. Các cá nhân, tổ chức chuyên môn thực hiện ở những lĩnh vực không thành lập, duy trì tổ chức giám định tư pháp như: văn hóa, tài chính, xây dựng, môi trường... Các tổ chức giám định tư pháp do nhà nước đầu tư được cung cấp dịch vụ giám định cho xã hội để huy động nguồn lực tài chính của tổ chức, cá nhân có yêu cầu cho việc duy trì và phát triển hoạt động giám định của tổ chức giám định tư pháp đó [14].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám định tư pháp trong tố tụng hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 109 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)