Pháp luật Việt Nam hiện hành về giámđịnh tƣ pháp trong tố tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám định tư pháp trong tố tụng hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 52)

hình sự

2.2.1. Đối tượng của giám định tư pháp

Đối tượng của GĐTP trong lĩnh vực hình sự chủ yếu qua 3 lĩnh vực là giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần và giám định kỹ thuật hình sự.

Giám định pháp y là việc sử dụng những kiến thức, phương pháp, khoa học kĩ thuật, nghiệp vụ để kết luận về phương diện y học những vẫn đề liên quan đến điều kiện chết người, thương tích... theo văn bản trưng cầu của các CQTHTT nhằm phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử. GĐTP trong lĩnh vực pháp y là việc nghiên cứu, ứng dụng hầu hết khoa học kĩ thuật vào việc xác định mức độ tổn hại sức khỏe, nhân phẩm con người, nguyên nhân tử vong bởi những hành vi xâm hại đến thân thể khi cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu giám định làm căn cứ cho việc khởi tố vụ án, xác định tội danh, định khung hình phạt... Do vậy đối tượng của giám định pháp y là những thương tích mà trên cơ thể sống; tử thi; dấu vết, tang vật như: máu, tinh dịch, nước bọt, mồ hôi, nước tiểu; vật gây thương tích như bom, súng, đạn, vật sắc nhọn, vật tày; trên hồ sơ, tài liệu...[14, tr.72].

Giám định pháp y tâm thần là việc sử dụng kiến thức trong lĩnh vực y học tâm thần để xem xét những vấn đề có liên quan đến sức khỏe tâm thần của con người, xác định chính xác những đối tượng bị nghi rối loạn tâm thần có bị bệnh tâm thần hay không. Mục đích của giám định pháp y tâm thần nhằm giám định tình trạng sức khỏe, sức khỏe tâm thần của bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng. Giám định khả năng chịu trách nhiệm hình sự dựa trên hai tiêu chuẩn: tiêu chuẩn y học đó là vấn đề chuẩn đoán bệnh (đối tượng bị bệnh gì, mức độ nặng hay nhẹ?) và tiêu chuẩn pháp luật xem xét khả năng nhận thức hành vi (có khả năng nhận thức, giảm hay mất khả năng nhận thức), xem xét khả năng kiềm chế hành vi. Chính vì thế nên đối tượng của giám định pháp y tâm thần là trạng thái tâm thần của con người.

Giám định kĩ thuật hình sự sử dụng những kiến thức, phương pháp khoa học kĩ thuật, nghiệp vụ chuyên môn trong khoa học hình sự để xác định hoặc truy

nguyên các hiện tượng vật chất như con người, sự vật, hiện tượng liên quan đến vụ án hình sự. Hoạt động giám định kĩ thuật hình sự thực hiện các nhiệm vụ truy nguyên nhằm làm sáng tỏ vụ án hình sự với mục đích xác định và chứng minh sự đồng nhất của các hiện tượng vật chất có liên quan đến vụ án hình sự với những hình thức vật chất đã được xác định, thu thập trong quá trình điều tra. Đối tượng của hoạt động giám định kĩ thuật hình sự là: chất ma túy, chữ viết, chữ ký, tài liệu, đường vân, dấu vết súng đạn, cơ học...[14, tr.73]

Hiện nay trong các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động GĐTP chưa có văn bản nào quy định rõ nếu đối tượng GĐTP là người thì người đó có quyền và nghĩa vụ gì. Trong trường hợp đối tượng giám định là bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại thì tùy theo yêu cầu của từng vụ án và theo trưng cầu của CQTHTT, NTHTT các đối tượng trên có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 49, 50, 51, 55 BLTTHS. Tuy nhiên, các điều luật này chỉ quy định chung về quyền và nghĩa vụ của họ chứ không có quy định cụ thể nào liên quan đến hoạt động GĐTP đối với họ cũng như trong khi thực hiện GĐTP thì họ có những quyền và nghĩa vụ gì, trong khi tại Điều 158 có quy định về quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định nhưng cũng chỉ quy định quyền chung cho họ với tư cách là người tham gia tố tụng chứ không phải với tư cách là đối tượng giám định và chưa quy định nghĩa vụ cụ thể.

Theo quy định tại Điều 155 Bộ luật TTHS, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 thì CQTHTT, NTHTT bắt buộc phải trưng cầu giám định, như vậy trong trường hợp này bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng không được từ chối giám định. Cũng theo quy định của Luật TTHS, khi xét thấy cần thiết, cơ quan tiến hành tố tụng có thể trưng cầu giám định đối với bị can, bị cáo và trong mọi trường hợp họ không được từ chối giám định. Riêng đối với người bị hại, ngoài quy định phải đi giám định trong các trường hợp bắt buộc thì họ có quyền từ chối giám định, chính điều này đã gây ra không ít khó khăn cho CQTHTT, NTHTT nhất là đối với các tội phạm cố ý gây thương tích, tội phạm hiếp dâm. Trong trường hợp này CQTHTT sẽ không có cơ sở để có thể xử lý

người phạm tội khi mà chính người bị hại từ chối giám định, từ chối cơ hội để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình [14, tr.74].

Ví dụ: Chị Nguyễn Thị H và Lương Thị T cùng quê lên Hà Nội mua đồng nát, giấy vụn. Hai người kết bạn với nhau, thuê nhà ăn ở chung. Ngày 23/12/2010, hai người cãi nhau. H đã dùng đòn gánh phang ngang lưng T làm T vỡ lá lách, phải đi bệnh viện phẫu thuật cắt bỏ. Sự việc được công an phường nơi đó xác minh, lập hồ sơ ban đầu. Tuy nhiên, sau khi đánh T, H nhận thấy lỗi lầm của mình, đã nhanh chóng đưa đưa T vào bệnh viện chăm sóc, đồng thời chịu mọi chi phí phẫu thuật và chữa trị. Vì vậy khi ra viện, mặc dù cơ quan điều tra nhiều lần yêu cầu nhưng Lương Thị T từ chối giám định. Trong vụ án này, theo bệnh án T bị cắt bỏ lá lách. Căn cứ điểm 12, Chương VI, Bản quy định tiêu chuẩn thương tật (ban hành kèm theo Thông tư liên bộ Y tế - Thương binh và xã hội số 12/TT – LB ngày 26/7/1995) thì trường hợp người bị cắt bỏ lá lách được xác định là mất từ 31 – 35% sức lao động. Do đó với hành vi dùng đòn gánh tre (hung khí nguy hiểm) đánh làm Lương Thị T bị vỡ lá lách phải cắt bỏ thì H phải bị truy tố theo khoản 3 Điều 104 BLHS với khung hình phạt từ 5 năm đến 15 năm tù. Tuy nhiên, do T kiên quyết từ chối giám định nên vụ án đang “án binh bất động”, chưa kết thúc được.

Mặt khác, khi đối tượng giám định không phải là người như tinh dịch, mồ hôi, nước tiểu, chữ ký, vân tay hay vật thuộc sở hữu của người cũng khiến các CQTHTT gặp nhiều khó khăn khi những người liên quan không hợp tác.

Như vậy do thiếu các quy định về quyền và nghĩa vụ của các đối tượng GĐTP khi đối tượng giám định là người nên việc bảo vệ quyền và lợi ích của các đối tượng giám định cũng như ràng buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong hoạt động tố tụng là rất khó khăn. BLTTHS cần có những quy định cụ thể đối với các đối tượng này.

2.2.2. Trình tự, thủ tục giám định tư pháp

2.2.2.1. Căn cứ giám định

Hoạt động giám định trong vụ án hình sự được tiến hành khi có những căn cứ sau:

- Nguyên nhân dẫn đến chết người chưa được xác định, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động.

- Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ.

- Tình trạng về tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức hoặc khai báo đúng đắn của họ đối với những tình tiết của vụ án.

- Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó.

- Chất độc, chất ma túy, chất phóng xạ, tiền giả.

- Những trường hợp cần thiết khác cần phải giám định trong quá trình giải quyết vụ án [7, tr.349].

2.2.2.2. Trưng cầu giám định

Trưng cầu giám định là việc cơ quan hoặc người tiến hành tố tụng đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, kết luận một vấn đề về chuyên môn, kỹ thuật cần được làm rõ trong vụ án hình sự trong những trường hợp do pháp luật quy định hoặc khi cần thiết.

Có thể thấy trưng cầu giám định là một biện pháp tố tụng quan trọng được CQTHTT thực hiện nhằm thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án. Cụ thể việc trưng cầu giám định được sử dụng nhằm xác định thủ phạm, phương pháp, phương tiện, thủ đoạn phạm tội... từ đó làm cơ sở áp dụng các biện pháp như bắt giữ, khám xét, hỏi cung...

Ngoài ra việc trưng cầu giám định còn được sử dụng để nhằm xác định đối tượng tác động của tội phạm và những thiệt hại xảy ra, góp phần xác định khách thể trực tiếp của tội phạm, xác định có hay không có tội phạm xảy ra, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Hoạt động giám định bao gồm những hoạt động xác định các vấn đề chuyên môn cần làm rõ dưới tác dạng các câu hỏi; yêu cầu các tổ chức hoặc cá nhân nhất

Hoạt động giám định được tiến hành dựa trên quyết định trưng cầu giám định của CQTHTT, NTHTT (khoản 2 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012). Theo quy định của BLTTHS 2003 thì: Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công điều tra vụ án hình sự; Viện trưởng Viện kiểm sát, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng có thẩm quyền trưng cầu giám định.

Quyết định trưng cầu giám định là văn bản pháp lý quan trọng do người có thẩm quyền trưng cầu giám định thực hiện và phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hình thức và nội dung theo quy định của pháp luật. Khi ra quyết định trưng cầu giám định thì quyết định đó phải bằng văn bản và ghi đầy đủ nội dung cụ thể cần giám định. Quyết định trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì, họ tên người được trưng cầu giám định hoặc tên cơ quan trưng cầu giám định, ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người giám định. Quy định này hoàn toàn phù hợp, chặt chẽ bởi thông qua đó chủ thể giám định thực hiện hoạt động giám định đúng trọng tâm được đề cập tới. Như vậy, khi định hình được vấn đề cần giám định, hiệu quả giám định sẽ cao hơn, người thực hiện giám định sẽ nhanh chóng đưa ra sản phẩm của quá trình giám định, đảm bảo sự chính xác cao.

Sau khi được CQTHTT gửi quyết định trưng cầu giám định thì tổ chức giám định, người giám định có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện giám định. Trong trường hợp tổ chức giám định tư pháp hoặc tổ chức chuyên môn được trưng cầu giám định thì người đứng đầu tổ chức đó cử người thực hiện giám định và chịu trách nhiệm về việc cử người đó. Người thực hiện giám định chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về KLGĐ. Trong trường hợp cá nhân được trưng cầu giám định thì người đó tiếp nhận và thực hiện việc giám định.

Theo quy định của BLTTHS thì việc thực hiện giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay khi có quyết định trưng cầu giám định (Điều 156 BLTTHS năm 2003). Câu hỏi đặt ra là tại sao chỉ có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án. Điều này

Thứ nhất, tiến hành tại cơ quan giám định bởi lẽ mỗi một cơ quan được thành lập để thực hiện chức năng, nhiệm vụ riêng của mình. Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ đó, họ phải được trang bị những phương tiện, kĩ thuật phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của mình. Giám định tư pháp là một công việc phức tạp, đòi hỏi phải sử dụng những kiến thức, phương tiện, nghiệp vụ chuyên ngành, phải được tiến hành theo một thủ tục chặt chẽ với thời gian cần thiết. Đồng thời tại cơ quan giám định sẽ đáp ứng được yêu cầu bảo mật về nội dung vụ án.

Thứ hai, tại hiện trường, việc tiến hành giám định đáp ứng được yêu cầu kịp thời của hoạt động điều tra và giải quyết vụ án. Hiện trường là nơi lưu giữ nhiều nhất dấu vết tội phạm. Có những dấu vết qua một thời gian ngắn sẽ biến mất, việc giám định ngay ở hiện trường sẽ hạn chế được việc mất dấu vết của vụ án, đồng thời cũng cho Điều tra viên một gợi ý tốt cho hướng điều tra của mình [14, tr.82].

Việc tiến hành giám định có thể có sự tham gia của Điều tra viên, Kiểm sát viên có thể cung cấp thêm cho Giám định viên những thông tin, tài liệu, những tình tiết có liên quan đến đối tượng cần giám định, mô tả kĩ hơn các dấu vết, đồ vật đã thu thập được và có thể đề xuất ý kiến về việc sử dụng phương tiện hoặc phương pháp giám định. Tuy nhiên khi đề xuất, tham gia ý kiến Điều tra viên, Kiểm sát viên không được áp đặt ý kiến chủ quan của mình đối với Giám định viên. Thông qua việc tham dự giám định, Điều tra viên, Kiểm sát viên có thể sớm biết những nhận định của quá trình giám định khi kết hợp với tài liệu, chứng cứ khác để đưa ra những phương pháp điều tra tiếp theo để nhanh chóng xác định sự thật khách quan của vụ án.

Trong trường hợp việc giám định không thể tiến hành theo thời hạn mà cơ quan trưng cầu giám định yêu cầu thì cơ quan giám định hoặc người giám định phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan đã trưng cầu giám định biết. Tuy nhiên theo điều 155 BLTTHS về quyết định trưng cầu giám định lại không quy định rõ về vấn đề thời hạn giám định. Điều này dẫn đến sự không thống nhất và đồng bộ trong các quy định của pháp luật, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc đảm bảo thời hạn [14, tr.83]

yêu cầu, trưng cầu giám định để làm căn cứ chứng minh tội phạm, thì hoạt động giám định bắt đầu được thực hiện. Thời điểm ra quyết định trưng cầu giám định có thể bất cứ lúc nào chủ thể tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết đối với vụ án hình sự nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Vì vậy điểm hạn chế nhất là thời gian cần thiết nhất cho việc tiến hành giám định để cho ra kết quả giám định lại không được quy định cụ thể trong cả BLTTHS 2003 và Luật Giám định tư pháp 2012. Điều này sẽ dẫn đến trường hợp:

Thứ nhất, thời hạn từ khi cơ quan, người giám định nhận được trưng cầu giám định đến khi có kết quả giám định, Luật không quy định thời hạn nếu xét ở khía cạnh nhất định cũng có sự hợp lý. Bởi lẽ, hoạt động giám định nhanh hay chậm phụ thuộc vào những vụ án cụ thể, tùy theo đối tượng giám định là gì và hiệu quả hoạt động của máy móc. Vấn đề không quy định thời hạn này để cho các chủ thể giám định không bị sức ép bắt buộc phải hoàn thành trong một khoảng thời gian nào đó nên KLGĐ sẽ đảm bảo tính chính xác, khách quan. Nếu như quy định thời hạn trả kết quả giám định thì không đảm bảo được sự chính xác của kết luận đó và hậu quả của sự sai sót đó còn tác động rất lớn đến việc giải quyết vụ án.

Thứ hai, nếu vấn đề thời gian để hoàn thành giám định là không giới hạn thì vụ án sẽ không được giải quyết trong thời hạn cho phép nếu như kết quả giám định đó là mấu chốt của vấn đề, có tính quyết định đến vụ án (đối với những trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tại khoản 3 Điều 155 BLTTHS 2003). Những trường hợp này bắt buộc CQTHTT phải đợi có KLGĐ mới có cơ sở để giải quyết vụ án. Nếu quá trình giám định kéo dài “không giới hạn” thì dẫn đến hậu quả không thể giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, kịp thời.

Thứ ba, nếu có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám định tư pháp trong tố tụng hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 52)