Đối tƣợng, nội dung và thủ tục giámđịnh tƣ pháp trong tố tụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám định tư pháp trong tố tụng hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 36 - 40)

hình sự

1.3.1. Đối tượng

Là một hoạt động quan trọng của TTHS, GĐTP có đối tượng là những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình chứng minh vụ án của CQTHTT. Tuy nhiên, việc xác định đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự lại phụ thuộc vào quy định của pháp luật từng quốc gia.

Từ pháp luật thực định, chúng ta có thể chia đối tượng của GĐTP gồm ba nhóm chính:

1. Nhóm vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

2. Nhóm vấn đề có liên quan đến giải quyết việc dân sự (giám định ADN, di chúc, hợp đồng...) trong vụ án hình sự và vụ án dân sự.

3. Nhóm vấn đề có liên quan đến vụ án hành chính (các quyết định cấp nhà, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy ủy quyền, Bằng cấp...)

Trong ba nhóm đối tượng trên, giám định tư pháp trong TTHS tập trung nghiên cứu và làm rõ về nhóm thứ nhất, đó là nhóm đối tượng giám định liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Về phương diện thực tiễn, có thể nói đối tượng giám định trong TTHS rất phong phú , đa dạng và không thể liệt kê đầy đủ được vì mỗi vụ án , mỗi loại tội phạm sẽ có những vấn đề cần giám định khác nhau , như: nếu vụ án ma túy thì đối tượng sẽ là “chất ma túy”; nếu vụ án là tai nạn giao thông thì đối tươ ̣ng giám định là dấu vết; vụ án giết người sẽ giám định tử thi ... Hoặc cùng là một loại tội , nhưng không phải các đối tượng giám định trong loại tội đó đều giống nhau . Cụ thể: cùng là vụ án giết người , nhưng nếu nguyên nhân chết do bị bắn thì cần giám định súng đạn; nếu chết do bị đâm thì cần giám định dao, kiếm; nếu chết do bi ̣ đầu đô ̣c , cần giám định thuốc độc...

Bên ca ̣nh đó, đối tượng giám đi ̣nh cũng có thể là đồ vâ ̣t , tài liệu, nhưng cũng có thể là con người; có thể là hữu hình nhưng cũng có thể là vô hình (giám định tâm

thần, giám định âm thanh). Do vậy, khi nghiên cứu đối tượng giámđịnhtrong tố tụng hình sự, chúng ta không xác định đối tượng cụ thể của hoạt động giám định, mà chúng ta chia thành các nhóm đối tượng giám định để phân biệt. Có thể chia các nhóm đối tượng giám định trong tố tụng hình sự như sau:

- Nhóm giám định pháp y: Các đối tượng giám định như: giám định tử thi; giám định các vấn đề có liên quan đến việc xâm hại tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm con người, các vụ án mạng, đánh người bị thương, xâm hại tình dục, loạn luân, giao cấu với trẻ em... (các mẫu vật có nguồn gốc từ cơ thể người có liên quan đến vụ án như máu, dấu vân tay, tóc,da, gàu, các loại lông...)

- Nhóm giám định pháp y tâm thần: Đối tượng giám định là năng lực trách nhiệm hình sự, khả năng nhận thức.

- Nhóm giám định kỹ thuật hình sự: Đối tượng giám định như: Dấu vết phương tiện giao thông; giám định cháy, nổ; giám định dấu vết cơ học; giám định dấu vết súng đạn; giám định hoá học pháp lý; giám định dấu vết vân tay, vân chân; giám định tài liệu (chữ kí, chữ viết, hình dấu, in ấn phẩm); giám định âm thanh…

- Nhóm giám định các chuyên ngành khác, như: tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả…

Với bốn nhóm đối tượng giám đi ̣nh nêu trên , chúng ta có thể k hái quát được tương đối đầy đủ các vấn đề cần giám đi ̣nh trong thựctiễn giải quyết án hình sự. Nói cách khác, có thể khẳng định rằng , các vấn đề cần phải giám định trong TTHS đều nằm trong bốn nhóm đối tượng trên . Điều này có thể khẳng định bởi trên thực tiễn , trong ba nhóm đối tượng giám đi ̣nh tư pháp nói chung thì nhóm đối tượng giám đi ̣nh liên quan đến vu ̣ án hình sự là lớn nhất , bao trùm nhiều lĩnh vực nhất, thâ ̣m chí nhóm đối tượng giám định trong vụ việc dân sự và vụ án hành chính cũng có thể trở thành đối tượng giám định của vụ án hình sự khi cần thiết . Ví dụ như giám định ADN xác đi ̣nh huyết thống thường áp du ̣ng trong những vu ̣ án dân sự , tuy nhiên trong vu ̣ án giết người mà na ̣n nhân bi ̣ chết mất xác nhiều ngày , không thể nhâ ̣n dạng (như vu ̣ Thẩm mỹ viện Cát Tường) thì việc giám định ADN để xác định huyết thống là bắt buô ̣c thực hiê ̣n.

vấn đề liên quan đến giải quyết vụ án hình sự đươ ̣c giám đi ̣nh nhằm làm rõ sự thâ ̣t khách quan, giúp các cơ quan tố tụng giải quyết vụ án chính xác, đầy đủ.

1.3.2. Nội dung

Giám định tư pháp trong tố tụng hình sự Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền với 3 lĩnh vực: Giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần và giám định kỹ thuật hình sự. Để tìm hiểu nội dung của hoạt động giám định tư pháp trong các vụ án hình sự ta có thể tìm hiểu nội dung của việc giám định trên 3 lĩnh vực trên.

Giám định pháp y: Pháp y là một môn khoa học ứng dụng những lý luận và kĩ thuật của y học, sinh vật học và các ngành khoa học tự nhiên khác để nghiên cứu và phục vụ đáp ứng đòi hỏi của pháp luật. Nội dung của giám định pháp y để phục vụ cho việc giải quyết vụ án mà cơ quan THTT trưng cầu gồm các nội dung sau:

- Giám định và giám định lại tổn hại sức khỏe do chấn thương và nguyên nhân khác.

- Giám định tình trạng sức khỏe các đối tượng phục vụ cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử, chấp hành án và thi hành án.

- Giám định sự xâm phạm thân thể phục vụ tố tụng và xác định giới tính hoặc các giám định khác khi có yêu cầu.

- Giám định và giám định lại tử thi, giám định hài cốt và giám định hung khí - Giám định và giám định lại trên hồ sơ do cơ quan tố tụng trưng cầu và các tổ chức, cá nhân yêu cầu.

- Giám định hóa pháp gồm: độc chất, ma túy, nồng độ rượu, tân dược và các loại thực phẩm nghi ngờ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của con người.

Giám định pháp y tâm thần: Pháp y tâm thần là một phân môn của Tâm thần học, có nhiệm vụ bổ trợ hoạt động tư pháp. Sản phẩm của nó giúp các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết những vấn đề liên quan giữa Pháp luật và Y học, đặc biệt là Tâm thần học.

Giám định pháp y tâm thần gắn liền với việc xác định trách nhiệm hình sự của một người. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi họ không bị tâm thần hoặc mắc các chứng bệnh khác mà làm mất khả năng nhận thức và khả năng

điều khiển hành vi trong thời điểm họ thực hiện hành vi phạm tội.

Hoạt động của chuyên ngành Pháp y tâm thần là việc giám định viên dùng kiến thức của mình kết luận xác định rõ đối tượng có rối loạn tâm thần không, các rối loạn đó có tác động đến hành vi của họ không, tác động trong thời điểm nào, ở mức độ nào...để giúp các cơ quan tố tụng giải quyết vụ án được chính xác, công bằng, đúng pháp luật. Ngoài ra, pháp y tâm thần còn đề xuất biện pháp y tế và giúp các cơ quan pháp luật quản lý, điều trị các đối tượng phạm tội có rối loạn tâm thần nhằm đảm bảo quyền được chữa bệnh của họ cũng như bảo đảm ngăn ngừa hành vi tái phạm tội của họ trong khi họ có rối loạn tâm thần.

Giám định kỹ thuật hình sự: Giám định kỹ thuật hình sự là một lĩnh vực giám định tư pháp đồng thời là biện pháp khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ của ngành Công an, do giám định viên tư pháp về Kỹ thuật hình sự thực hiện tại Cơ quan giám định kỹ thuật hình sự, hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án, dựa trên cơ sở kiến thức chuyên môn về Kỹ thuật hình sự và các ngành khoa học khác có liên quan, sử dụng các phương tiện giám định chuyên dụng và các phương pháp giám định phù hợp, để nghiên cứu, xem xét và đưa ra kết luận có tính khoa học trả lời các yêu cầu giám định, phục vụ công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm [17].

Tại Điều 3, Thông tư số 33/2014/TT-BCA ngày 5/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an“Quy định về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự” quy định về giám định viên kỹ thuật hình sự. Tương ứng với quy định này, hiện tại có 10 lĩnh vực giám định kỹ thuật hình sự được triển khai, gồm Giám định dấu vết đường vân; Giám định tài liệu; Giám định dấu vết cơ học; Giám định súng, đạn; Giám định hóa học; Giám định sinh học; Giám định cháy, nổ; Giám định kỹ thuật; Giám định âm thanh; Giám định kỹ thuật số và điện tử. Đây là những nội dung mà cơ quan THTT sẽ trưng cầu giám định kỹ thuật hình sự khi có các vấn đề cần giám định liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự.

1.3.3. Thủ tục

Giám định tư pháp được tiến hành dựa trên quyết định trưng cầu giám định của CQTHTT, NTHTT. Tức là khi có căn cứ cần phải giám định một đối

tượng nào đó để phục vụ cho việc giải quyết vụ án, phải có quyết định trưng cầu giám định. Quyết định trưng cầu giám định phải do những người có thẩm quyền hoặc theo quy định của pháp luật tiến hành. Trong quyết định trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì, họ tên người được trưng cầu hoặc tên cơ quan người được trưng cầu giám định, quyền và nghĩa vụ của người giám định theo quy định của pháp luật.

Sau khi được CQTHTT gửi quyết định trưng cầu giám định thì tổ chức giám định, người giám định có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện giám định. Sau một khoảng thời hạn nhất định, người làm công tác giám định bằng công tác nghiệp vụ của mình phải có kết quả giám định được thể hiện bằng bản kết luận giám định. Đây là một nguồn chứng cứ quan trọng đối với những người tham gia tố tụng trong việc giải quyết vụ án hình sự.

Để làm sáng tỏ hoặc bổ sung nội dung kết luận giám định, Cơ quan điều tra có thể hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết và có thể quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trong trường hợp cần giám định bổ sung hoặc giám định lại thì phải do giám định viên khác tiến hành và theo thủ tục chung [14, tr.350].

Sau khi tiến hành giám định, nếu bị can yêu cầu thì được thông báo về nội dung kết luận. Bị can được trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại. Những điều này được ghi vào biên bản. Trong trường hợp Cơ quan điều tra không chấp nhận yêu cầu của bị can thì phải nêu rõ lý do và báo cho bị can biết. Kết luận giám định sẽ được đưa vào hồ sơ vụ án hình sự và được sử dụng tại phiên tòa xét xử vụ án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám định tư pháp trong tố tụng hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 36 - 40)