Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám định tư pháp trong tố tụng hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 86)

3.1. Thực tiễn giámđịnh tƣ pháp trong tố tụng hình sự trên địa bàn

3.1.1. Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển không ngừng của ngành tư pháp nước nhà, GĐTP cũng tích cực mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, từng bước khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu của mình đối với hoạt động tố tụng nói chung và hoạt động tố tụng hình sự nói riêng. Những kết quả đó được thể hiện dưới các mặt sau:

Về hệ thống pháp luật:

Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động giám định ngày càng được hoàn chỉnh. Ngày 20/6/2012,Quốc hội đã ban hành Luật giám định tư pháp, điều chỉnh về GĐTP, đánh dấu sự hoàn thiện của thể chế về công tác GĐTP ở nước ta. Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật giám định tư pháp. Các văn bản về chế độ, chính sách đối với người GĐTP cũng được ban hành như: Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg ngày 1 tháng 1 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng GĐTP, Thông tư số 02/2009/TT-BTP ngày 17 tháng 9 năm 2009 của Bộ Tư pháp về chế độ phụ cấp GĐV tư pháp...

Sự ra đời của Luật Giám định tư pháp 2012 đã phần nào khắc phục được những hạn chế của Pháp lệnh Giám định tư pháp trước đó. Luật Giám định tư pháp 2012 là cơ sở pháp lý để Nhà nước đổi mới toàn diện hoạt động giám định tư pháp theo yêu cầu của cải cách tư pháp. Sự ra đời của Luật giám định tư pháp đã mở rộng các loại hình địch vụ giám định theo hướng xã hội hóa các hoạt động giám định tư pháp. Việc mở rộng này đã phần nào đáp ứng được nhu cầu thực tiễn về giám định tư pháp của cộng đồng xã hội. Đặc biệt, trong ba lĩnh vực giám định là giám định

pháp y, giám định pháp y tâm thần, giám định kỹ thuật hình sự thì nhu cầu từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như từ phía những người tham gia tố tụng là rất lớn. Vì vậy Nhà nước cần đầu tư hơn nữa cho ba lĩnh vực này mới đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Mặt khác, Luật Giám định tư pháp 2012 cũng đã quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn về cơ cấu tổ chức của các tổ chức giám định. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cũng được Luật quy định cụ thể hơn, minh bạch hơn.Về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giám định viên cũng được quan tâm và đầu tư hơn. Quyền yêu cầu giám định của các đương sự như nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án, cũng lần đầu tiên được quy định và hết sức cụ thể trong luật. Cơ chế phối kết hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng và các tổ chức giám định cũng được quy định chặt chẽ hơn. Điều này đã góp phần tích cực trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nói riêng.

Chất lượng công tác giám định tư pháp: Về số lượng người giám định tư pháp:

Bảng 3.1: Bảng thống kê số lƣợng GĐVTP và GĐVTP theo vụ việc

STT NĂM SỐ LƯỢNG GĐVTP SỐ LƯỢNG GĐVTP THEO VỤ VIỆC

01 2010 3296 519

02 2011 3679 619

03 2012 4095 774

04 2013 4175 990

05 2014 4254 1050

(Nguồn: Bộ Tư pháp (Số liệu trên địa bàn cả nước)[14])

Qua bảng số liệu trên cho thấy, số lượng người giám định tư pháp theo vụ việc luôn luôn nhỏ hơn số giám định viên tư pháp dù nhu cầu giám định ở các lĩnh vực khác cũng rất lớn. Tuy nhiên, đội ngũ người GĐTP cũng từng bước được kiện toàn. Lực lượng GĐV tư pháp hầu hết đảm bảo tiêu chuẩn nghiệp vụ và pháp luật theo yêu cầu, phần lớn GĐV có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên.

Ngoài ra còn có những người GĐTP theo vụ việc, họ chủ yếu là các chuyên gia ở các lĩnh vực mới chưa có GĐV tư pháp như công nghệ thông tin, điện lực, thương mại… Mỗi khi được trưng cầu giám định, người GĐTP theo vụ việc luôn hoàn thành tốt công việc của mình, mang lại KLGĐ một cách chính xác.

Về cơ cấu tổ chức:

Hệ thống tổ chức GĐTP ở trung ương và địa phương đã được củng cố, kiện toàn ngày càng ổn định và vững chắc.

Tại thành phố Hà Nội, về tổ chức giám định có 3 tổ chức giám định tư pháp bao gồm: Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an Thành phố Hà Nội (PC54), Trung tâm giám định pháp y tâm thần Hà Nội, Trung tâm Pháp y Hà Nội. Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an Thành phố Hà Nội có 7 đội nghiệp vụ: Đội Tham mưu, Đội khám nghiệm hiện trường, Đội giám định kĩ thuật hình sự truyền thống, Đội giám định Tài liệu, Đội giám định Hóa học, Đội Giám định Pháp y – Sinh học, Đội Kỹ thuật phòng, chống tội phạm.

Trong đó Ban chỉ huy Phòng có 5 đồng chí (1 đồng chí Trưởng phòng, 4 đồng chí Phó phòng). Tổng biên chế đơn vị hiện tại tính đến năm 2014 là 95 đồng chí bao gồm 22 GĐV tư pháp về kĩ thuật hình sự và pháp y và 37 đồng chí Trợ lý Giám định viên.

Về chất lượng công tác giám định kỹ thuật hình sự và pháp y:

Trong 5 năm (từ năm 2010 – 2014) Phòng PC54 – Công an TP. Hà Nội đã tổ chức giám định khoảng hơn 43.000 vụ, kết luận hơn 800.000 yêu cầu trong các lĩnh vực: giám định tài liệu, giám định đường vân, giám định cơ học – súng đạn, giám định hóa học, giám định sinh học và pháp y. Đặc biệt là công tác giám định hóa học khoảng 4.500 vụ mỗi năm trong đó chiếm 95% là ma túy [5].

Công tác giám định KTHS và pháp y của Công an TP. Hà Nội đã từng bước phát triển, kiện toàn về tổ chức, trang thiết bị phương tiện và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc. Đội ngũ GĐV ngày càng trưởng thành về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật và kiến thức khoa học kĩ thuật.

lượng lớn các yêu cầu của công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm. Các quy định, quy trình giám định được chấp hành nghiêm túc. Chất lượng hồ sơ giám định được nâng cao cả về nội dung và hình thức. Các kết luận giám định đảm bảo chính xác, khách quan. Đội ngũ GĐV tư pháp đã tích cực, chủ động phối hợp thường xuyên chặt chẽ với lực lượng điều tra, trinh sát trong điều tra, khám phá tội phạm. Trong hoạt động tố tụng không được để ra sai sót [5].

3.1.2. Một số bất cập của giám định tư pháp trong tố tụng hình sự

Bên cạnh một số kết quả đạt được như trên, công tác GĐTP vẫn còn gặp phải không ít những hạn chế, yếu kém, hiệu quả GĐTP còn dừng lại ở mức độ nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng theo tinh thần cải cách tư pháp. Những hạn chế, khó khăn bất cập đó xuất phát từ nhiều yếu tố, những yếu tố đó có thể thuộc về sự bất cập của hệ thống pháp luật, nhưng trong nhiều trường hợp những yếu tố đó lại xuất phát từ cơ chế thực hiện pháp luật hoặc do ý thức chủ quan của con người.

Những hạn chế, bất cập đó đã làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án hình sự. Trên thực tế đã có nhiều vụ án không thể tìm ra hung thủ do không có kết quả giám định, nhiều vụ án bị kéo dài thời gian do giám định nhiều lần hoặc do thiếu phương tiện, máy móc hỗ trợ hoạt động giám định dẫn đến không thể đưa ra kết luận giám định đảm bảo về mặt thời gian.Nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, thậm chí là làm oan người vô tội do không có chuyên gia trong lĩnh vực cần trưng cầu giám định. Hoạt động giám định của các cơ quan, tổ chức giám định trong nhiều trường hợp vẫn còn chồng chéo, mâu thuẫn.

Điều này được thể hiện cụ thể như sau: - Về hệ thống pháp luật:

Về người có thẩm quyền trưng cầu giám định, luật tố tụng hình sự chưa quy định đồng bộ giữa những người tiến hành tố tụng thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng. Cụ thể là BLTTHS ở phần chung đã quy định thẩm quyền trưng cầu giám định cho Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhưng lại không quy định cụ thể thẩm quyền trưng cầu giám

định cho Chánh án, Phó chánh án Tòa án. Trong khi đó ở phần cụ thể thì thẩm quyền trưng cầu giám định của Tòa án lại được quy định trong rất nhiều điều luật (Điều 65, Điều 215, Điều 311 BLTTHS). Mặt khác, trong BLTTHS cũng chưa có quy định thẩm quyền trưng cầu giám định của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển trong khi Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự lại quy định rất cụ thể.

Người có quyền yêu cầu giám định không bao gồm bị can, bị cáo, ngay cả những người tham gia tố tụng khác cũng không được yêu cầu giám định liên quan đến trách nhiệm hình sự của bị can,bị cáo. Quy định này cũng phần nào hạn chế quyền tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng.

Về đối tượng giám định, hiện tại luật vẫn chưa có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ trong trường hợp đối tượng giám định là người. Điều này cũng gây không ít khó khăn cho các cơ quan tổ chức giám định trong quá trình thực hiện hoạt động giám định, làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Về thời hạn trưng cầu giám định, về việc sử dụng kết quả giám định Luật Tố tụng hình sự vẫn chưa quy định rõ ràng và đồng bộ về thời hạn trưng cầu là bao lâu, có giới hạn hay không và thể hiện trong quyết định trưng cầu hay ở đâu. Việc giám định lại, giám định bổ sung cũng chưa được quy định cụ thể. Trong trường hợp giám định lại nhiều lần thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ phải sử dụng kết luận giám định nào thì cũng chưa quy định rõ ràng, vấn đề này dẫn đến tình trạng các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ tùy nghi sử dụng kết luận giám định theo ý chí chủ quan của mình, dễ dẫn đến sai lệch kết quả trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Bên cạnh đó, cơ chế bảo vệ người thực hiện hoạt động giám định là chưa có.Chính vì vậy trong trường hợp người tiến hành hoạt động giám định bị đe dọa, cưỡng ép phải làm sai lệch kết quả giám định thì liệu kết quả giám định mà họ đưa ra có còn khách quan và chính xác hay không.Nếu kết luận giám định không chính xác thì không những ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giải quyết vụ án, gây tổn thất về thời gian, tiền bạc của Nhà nước mà còn bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội. - Nhận thức của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò của giám định tư pháp

- Việc củng cố, kiện toàn các tổ chức GĐTP, nhất là lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần trong ngành y tế không thống nhất về quy mô, cơ cấu tổ chức, tên gọi... Hiện có rất nhiều tổ chức giám định pháp y công lập song song tồn tại nhưng không phân định:thẩm quyền về việc, về người, về lãnh thổ, gây ra không ít những rắc rối cho cả Cơ quan giám định và người yêu cầu giám định [14].

Ví dụ: Ở Việt Nam hiện có 3 cơ quan có chức năng giám định pháp y là Viện Pháp y Quân đội, Trung tâm Pháp y thuộc Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an và Viện pháp y Quốc gia thuộc Bộ Y tế. Theo quy định, Viện Pháp y Quốc gia là nơi giám định cao nhất nhưng lại không được coi là nơi giám định cuối cùng.Vì có 3 cơ quan giám định nên vẫn xảy ra tình trạng, trong một vụ án, người liên quan cứ chạy hết cơ quan giám định này đến cơ quan giám định khác để giám định.Điều đáng nói là kết quả giám định của 3 cơ quan kể trên với cùng một đối tượng giám định nhiều khi lại không cho những kết quả giống nhau. Lợi dụng điều này, nhiều đối tượng đã chạy hết cơ quan giám định này sang cơ quan giám định khác nhằm kéo dài thời gian kết thúc vụ án.

- Đội ngũ Giám định viên tư pháp chưa thực sự được quan tâm, xây dựng, phát triển một cách bài bản, tổng thể, còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Nhà nước và các ban ngành chưa quan tâm đến việc bố trí kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giám định viên và các trang thiết bị phục vụ cho công tác giám định.

Đối với thành phố Hà Nội, số lượng giám định viên còn thiếu rất nhiều so với yêu cầu công tác. Nhiều đồng chí cán bộ Giám định viên có kinh nghiệm tuổi đã cao và chuẩn bị nghỉ theo chế độ. Một số giám định viên, trợ lý giám định trình độ chuyên môn, khoa học kĩ thuật, pháp luật chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của tình hình, nhiệm vụ đấu tranh trong tình hình mới. Số vụ việc phải tiếp nhận giám định Kỹ thuật hình sự và Pháp y trên địa bàn thành phố tăng đều hàng năm, đội ngũ giám định viên bổ sung không kịp, nên lượng vụ việc tồn đọng cao, thời gian kết thúc giám định kéo dài, giám định viên thường bị quá tải trong công việc. Một số giám định viên kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực giám định đã ảnh

Cán bộ làm công tác kĩ thuật hình sự ở cấp quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội còn mỏng, thiếu, trình độ không đồng đều, số cán bộ được đào tạo chuyên khoa kĩ thuật hình sự rất ít. Khả năng thu lượm, bảo quản dấu vết gửi giám định của các tổ kĩ thuật hình sự yếu.

- Cơ sở vật chất của hầu hết các tổ chức giám định tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu công việc giám định đặt ra, nhất là các tổ chức pháp y còn rất thiếu thốn, lạc hậu.

- Hiệu quả hoạt động giám định tư pháp còn dừng lại ở mức độ nhất định, như chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng theo tinh thần cải cách tư pháp; việc trưng cầu giám định trong nhiều trường hợp còn chưa trúng, chưa đúng với yêu cầu đặt ra của vụ án; chất lượng kết luận giám định tư pháp trong một số trường hợp chưa bảo đảm; việc giám định chưa được thực hiện theo quy trình, quy chuẩn thống nhất nên có tình trạng mâu thuẫn giữa các kết luận giám định, gây phức tạp cho hoạt động tố tụng, điển hình trong hoạt động giám định pháp y thương tích; thời gian giám định thường kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời hạn tố tụng;

3.1.3. Nguyên nhân của những bất cập

Những thành tích đạt được cũng như những hạn chế yếu kém của hoạt động giám định tư pháp hình sự xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng tựu chung lại có những nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, hệ thống pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động GĐTP còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ

Hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật GĐTP vẫn chưa được ban hành đầy đủ, kịp thời, chưa có sự đồng bộ, chưa liên thông trong việc bảo đảm quyền yêu cầu giám định của người tham gia tố tụng, quyền được chủ động xuất trình KLGĐ do tự mình thu thập với tư cách là một loại nguồn chứng cứ để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong hoạt động tố tụng. Pháp luật cũng chưa quy định rõ ràng trách nhiệm, nghĩa vụ của người thực hiện giám định dẫn đến sự sáng tạo tùy tiện của giám định viên. Hoặc trách nhiệm của CQTHTT trong việc xem xét, đánh giá KLGĐ do người tham gia tố tụng thu thập, xác lập một cách khách quan,

công bằng với kết luận giám định do CQTHTT thuthập, xác lập cũng chưa có quy định cụ thể. Các quy trình, quy chuẩn GĐTP trong nhiều lĩnh vực chưa được xây dựng, dẫn đến việc áp dụng tùy tiện, chồng chéo các văn bản.

Thứ hai, đội ngũ người GĐTP thiểu về số lượng và yếu về chất lượng

Tình trạng thiếu GĐV tư pháp nhất là GĐV chuyên trách ở 3 lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự là tình trạng phổ biến ở hầu hết các địa phương nhất là giám định viên chuyên trách trong đó có thủ đô Hà Nội. Ví dụ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám định tư pháp trong tố tụng hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)