Nghĩa của giámđịnh tư pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám định tư pháp trong tố tụng hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 33 - 36)

1.2. Vai trò, ý nghĩa của giámđịnh tƣ pháp trong tố tụng hình sự

1.2.2. nghĩa của giámđịnh tư pháp

1.2.2.1. Ý nghĩa của giám định tư pháp trong việc bảo vệ pháp chế XHCN

GĐTP không thể thiếu trong bất cứ một nền tư pháp nào.Công tác này đã phục vụ đắc lực cho hoạt động tố tụng hình sự, giúp cơ quan điều tra, truy tố, xét xử giải quyết các vụ án đúng người, đúng tội, khách quan và tuân thủ pháp luật, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể, cá nhân. Qua đó bảo đảm được nền pháp chế xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.

Như đã phân tích ở phần vai trò của GĐTP bên trên, để giải quyết được một vụ án hình sự cần trải qua rất nhiều hoạt động khác nhau của quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Để kết tội chính xác một con người là không hề đơn giản. GĐTP thông qua bản KLGĐ được thực hiện bởi các GĐV có chuyên môn, nghiệp vụ là một nguồn chứng cứ quý báu để xác định thủ phạm, hành vi phạm tội, công cụ phương tiện gây án, khả năng nhận thức hành vi phạm tội thậm chí cả hoàn cảnh, điều kiện dẫn đến việc phạm tội đó. Những kết luận này là cơ sở để CQTHTT giải quyết vụ án chính xác, khách quan trên cơ sở của khoa học và pháp luật, giúp cho công lý được thực thi, công bằng cho người bị hại, pháp luật được đảm bảo tính răn đe, tính nghiêm minh và nền pháp chế XHCN được giữ vững.

Nếu như lời khai của người phạm tội, người bị hại, người làm chứng là những phản ánh tinh thần phụ thuộc vào ý thức chủ quan của mỗi người, do đó mà lời khai chưa được kiểm tra, đối chiếu với những tình tiết sự kiện chứng cứ khác thì không thể khẳng định đó là chứng cứ. Còn KLGĐ nếu được thực hiện trên nguyên tắc “tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn, trung thực, chính xác, khách quan” thì luôn có giá trị chứng minh đúng đắn, mang tính khách quan và khoa học, bổ sung cho việc thu thập các chứng cứ khác liên quan đến vụ án.

Giám định tư pháp còn mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hướng hoạt động tố tụng theo cơ chế minh bạch, đúng người đúng tội, phụng sự công lý. Giám định tư pháp là một kênh quan trọng đánh giá trình độ phát triển pháp luật và mức độ dân chủ của một quốc gia.

1.2.2.2. Ý nghĩa của giám định tư pháp trong việc bảo vệ bị can, bị cáo

Hoạt động GĐTP giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo – nhóm đối tượng chịu sự tác động tiêu cực của các quy phạm pháp luật hình sự. Bảo vệ quyền của nhóm đối tượng này cũng là đồng thời GĐTP bảo vệ quyền con người nói chung.

Theo BLTTHS 2003 đã nêu rõ: “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật” [18, Điều 9]. Chính vì thế nên đối tượng dù đang bị tình nghi, bị tạm giữ, tạm giam nhưng cơ quan có thẩm quyền chưa chứng minh được hành vi phạm tội cũng như chưa đưa ra xét xử công khai, minh bạch thì chưa thể coi là tội phạm. Và dù trong hoàn cảnh nào, họ vẫn được đảm bảo những quyền của bị can, bị cáo nhất định. Cho nên ngoài nhiệm vụ chứng minh tội phạm, GĐTP còn là công cụ để minh oan cho người vô tội.

Các KLGĐ là một nguồn chứng cứ khách quan trong vụ án hình sự. Những chứng cứ này có thể không chỉ xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội mà còn là bằng chứng gỡ tội của những người vô tội. Những vết răng cắn tưởng chừng như vô tình, những dấu vân tay mờ ảo mà mắt thường không nhìn thấy, những sợi tóc tưởng như vô tri nhưng bằng những kiến thức, khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm thực tế của người làm giám định, tất cả đều trở lên có ý nghĩa, tất cả đều nói lên “sự thật” của vụ án.

1.2.2.3. Ý nghĩa của giám định tư pháp trong việc trong việc phòng ngừa tội phạm

Thông qua quá trình giám định, người giám định có thể phát hiện những nguyên nhân, điều kiện thực hiện tội phạm, những sơ hở, thiếu sót của cơ quan, tổ chức, cá nhân và thủ đoạn hoạt động của kẻ phạm tội. Công tác giám định chothấy những vấn đề gì nổi cộm thông qua thông tin đại chúng tuyên truyền phương thức, thủ đoạn gây án, những quan niệm,tập tục sai trái dẫn đến nguy hại đến tính mạng, tài sản.Là nguồn thông tin quan trọng để phục vụ cho công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan THTT.

Ví dụ qua quá trình giám định sự thật, giả của những tờ tiền giả hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản trong những vụ lừa đảo hay giám định hàng hóa giả

trong các vụ buôn lậu, các GDV có thể thấy được cách thức làm hàng giả, giấy tờ giả, chữ kí giả của những kẻ phạm tội. Từ đó, các cơ quan có thẩm quyền phổ biến những thủ đoạn, cách thức phạm tội của bọn tội phạm để người dân nâng cao cảnh giác và giúp cơ quan THTT trong việc phát giác các hành vi phạm tội tương tự.

Trong những vụ tai nạn giao thông thảm khốc, qua việc tiến hành giám định, các GĐV có thể biết được nguyên nhân vụ tai nạn do sự bất cẩn của lái xe hoặc do lỗi phương tiện không đảm bảo kỹ thuật hoặc phương tiện quá hạn không được phép lưu hành…Từ việc tìm ra nguyên nhân giúp các tổ chức, cá nhân rút kinh nghiệm nhằm phòng tránh những tai nạn, rủi ro tương tự.

1.2.2.4. Ý nghĩa của giám định tư pháp đối với những người THTT

GĐTP còn có ý nghĩa trong việc đảm bảo được sự công khai, minh bạch khi giải quyết vụ án của những người tham gia tố tụng, ngăn chặn sự tác động của ý thức chủ quan vào quá trình giải quyết vụ án.

Đặc tính quan trọng nhất của các KLGĐ là việc một nhóm chủ thể khác thực hiện mà không phải người trong các cơ quan THTT đó là các GĐV tư pháp. Hơn nữa, việc giám định này dựa trên cơ sở của máy móc kĩ thuật, của các thành tựu nghiên cứu trên các lĩnh vực chuyên môn như khoa học kĩ thuật hình sự, khoa học pháp y hay dựa trên chính kinh nghiệm nghề nghiệp chuyên môn của các GĐV. Đội ngũ này làm việc độc lập với nhóm những người tham gia tố tụng, chỉ dựa trên mẫu vật thu thập được hoặc trên các quyết định trưng cầu giám định từ các cơ quan THTT. Điều này cho thấy các KLGĐ luôn có tính chính xác, tính khách quan và tính khoa học.

Pháp luật cũng quy định các KLGĐ là một trong bốn nguồn chứng cứ quan trọng phục vụ trong quá trình giải quyết vụ án hình sự (Điều 64 BLTTHS 2003). Chính vì thế nên những người THTT sẽ phải sử dụng triệt để những nguồn chứng cứ này trong quá trình giải quyết vụ án mà lại không tác động dù là tiêu cực hay tích cực đến vụ án. Quá trình này vừa ngăn chặn sự ảnh hưởng của ý thức chủ quan lên các giai đoạn của việc giải quyết vụ án vừa đảm bảo an toàn cho những người THTT trong việc tránh những nhận định, đánh giá sai lầm, cảm tính dẫn đến oan sai, bỏ lọt tội phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám định tư pháp trong tố tụng hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố hà nội) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)