Trước hết, phải khẳng định rằng sự phát triển của doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong các KCN, KCX là cơ sở, là một kênh đẩy mạnh dòng chảy nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển nền kinh tế thị trường nên đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường tạo đà phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Trong khi đó, số vốn, cơng nghệ, trình độ quản lý trong nước lại chưa thể đáp ứng được nhu cầu đó và thông thường các doanh nghiệp trong nước phải là doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế, tài chính mạnh, trình độ cơng nghệ khá hiện đại, kỹ năng quản lý cao mới phát triển đầu tư ra nước ngồi nhằm tìm kiếm thị trường, tăng lợi nhuận. Do vậy, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KCX là một kênh rất quan trọng, bởi lẽ KCN, KCX phản ánh khá rõ ràng tiềm năng phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia.
Trong điều kiện tích lũy nội bộ của nền kinh tế trong nước còn thấp, xu hướng đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi đóng vai trị quan trọng. Hiện nay số doanh nghiệp có vốn ĐTNN tham gia hoạt động tại các KCN, KCX của Việt Nam ngày càng đông đảo tăng về quy mô và số lượng. Chính điều này đã làm gia tăng đáng kể số vốn đầu tư nước ngoài trong cả
nước. KCN, KCX với những ưu thế đặc biệt về thủ tục hành chính, cơ chế quản lý, tài chính, thuế quan, mơi trường đầu tư so với sản xuất trong nước, ngồi hàng rào KCN đã trở thành mơi trường hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ở nước ta KCN, KCX đã đóng góp vai trị tích cực vào việc thu hút vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, để đạt được và duy trì tốc độ tăng trưởng cao, trên cơ sở tạo lập năng suất cơng nghiệp mới và có hiệu quả kinh tế đất nước.
Theo Tài liệu hội thảo đánh giá tác động của cơ chế chính sách tài chính đối với những doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, KCX do Bộ Tài Chính tổ chức:
Đầu năm 1990 nước ta bắt đầu mở cửa thu hút đầu tư nước ngồi vào các khu cơng nghiệp, khu chế xuất, tính đến tháng 6/2011 Việt Nam có 257 khu cơng nghiệp, khu chế xuất thành lập tại 57 tỉnh, thành phố, thu hút 8.600 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 71 tỷ USD (trong đó 3.879 dự án nước ngoài với tổng vốn đăng ký 53 tỷ USD và 4.771 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 315 nghìn tỷ đồng). Vốn đầu tư thực hiện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 18 tỷ đồng chiếm 33,5% tổng vốn đầu tư đăng ký; vốn thực hiện của doanh nghiệp trong nước đạt gần 134 nghìn tỷ đồng, chiếm 43% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng đều hàng năm, mỗi năm từ 20-27 tỷ USD, chiếm 60% giá trị sản xuất toàn ngành, chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp, giải quyết việc làm trên 1,55 triệu lao động [7].
Vài năm trước đây, mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới lan tỏa mạnh mẽ, ảnh hưởng lớn tới việc đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, các KCN, KCX Việt Nam vẫn thu hút được rất nhiều dự án lớn, với số vốn đầu tư khổng lồ mà điển hình phải nói đến là dự án sản xuất điện thoại của công ty
Samsung Electronics vào KCN Yên Phong tỉnh Bắc Ninh với số vốn lên đến 670 triệu USD trong năm 2007, Dự án sản xuất máy in phun, máy photocopy của Công ty Canon đầu tư vào KCN Quế Võ, Bắc Ninh với số vốn đầu tư 1,1 tỷ USD năm 2008, Dự án sản xuất đầu đĩa từ của Công ty Hoya Glass Disk đầu tư vào KCN Bắc Thăng Long năm 2007 với số vốn đăng ký 890 triệu USD….
Theo số liệu thống kê thì các KCN đã đóng góp hàng năm khoảng 20% vào tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, 8 tháng đầu năm 2010, các KCN trên cả nước đã thu hút được tổng cộng 3.488 triệu USD vốn đầu tư nước ngồi, trong đó có 132 dự án mới với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 2.568,3 triệu USD và 145 lượt dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm đạt 919,5 triệu USD. Tổng vốn đầu tư nước ngoài thu hút được vào các KCN trong 8 tháng đầu năm 2010 chiếm khoảng 35% so với tổng vốn đầu tư nước ngoài thu hút được trên phạm vi cả nước. Trong đó, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai là những tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư nước ngoài thu hút được khoảng 1,4 tỷ USD, chiếm 40% cả nước.
Tính đến hết tháng 8 năm 2010, các KCN cả nước đã thu hút được 3.841 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 52 tỷ USD và 4.617 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 305 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN đạt 16.065 triệu USD, chiếm 31% tổng vốn đầu tư đăng ký. Hiện có 3.285 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và gần 3.000 dự án đầu tư trong nước đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN, KCX trên cả nước.
Ngoài ra, trong 8 tháng đầu năm 2010, các doanh nghiệp KCN đạt doanh thu 14.320 triệu USD, giá trị nhập khẩu 8.133 triệu USD, giá trị xuất khẩu 7.839 triệu USD và nộp ngân sách khoảng 8.856 tỷ đồng [48].
Theo số liệu mới công bố của Cục Đầu tư nước ngoài, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được giải ngân từ đầu năm 2011 tới ngày 30/10 ước đạt 9,15 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, có 861 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt gần 8,9 tỷ USD, bằng 70% so với cùng kỳ năm 2010. Có 264 lượt dự án đăng ký tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký tăng thêm gần 2,4 tỷ USD, bằng 138% so với cùng kỳ năm 2010. Công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 362 dự án đầu tư đăng ký mới và 190 dự án tăng vốn, đạt tổng số vốn là hơn 5,6 tỷ USD.
Qua 20 năm hình thành và phát triển, hiệu quả thu hút đầu tư tại các KCN, KCX được thể hiện trên 1ha đất cụ thể như: thu hút 6,5 triệu USD vốn đầu tư, tạo ra 18 triệu USD kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm cho gần 200 lao động, đóng góp cho ngân sách địa phương 725 triệu đồng/năm (theo báo cáo của Trưởng Ban quản lý các KCN, KCX Thành phố Hồ Chí Minh về thực trạng tình hình các doanh nghiệp trong KCN, KCX Thành phố Hồ Chí Minh).
Như vậy, phải thừa nhận rằng KCN, KCX nói chung và các doanh nghiệp có vốn ĐTNN nói riêng đã góp phần rất lớn trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giúp giải quyết việc làm, tăng giá trị xuất khẩu, đóng góp một phần khơng nhỏ vào GDP cả nước, góp phần quan trọng đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.