* Tổ chức lại doanh nghiệp
Tổ chức lại doanh nghiệp là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi doanh nghiệp. Trong số các phương thức trên, sáp nhập là mang tính phổ biến nhất. Đây được coi là giải pháp tương đối hữu hiệu để giải quyết vấn đề khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và cũng là cơ hội mở rộng, tạo lợi thế mới cho những doanh nghiệp lớn hơn.
Thủ tục tổ chức lại doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành như Nghị định số 108/2006/NĐ-CP, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP và Nghị định số 102/2010/NĐ-CP. Đây là những hướng dẫn được áp dụng cho cho mọi loại hình doanh nghiệp và không phân biệt khu vực đầu tư, cụ thể như sau:
- Chia, tách doanh nghiệp được áp dụng với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần khi có nhu cầu chia/tách thành các cơng ty cùng loại.
- Việc hợp nhất, sáp nhập chỉ được áp dụng với những công ty cùng loại.
- Việc chuyển đổi doanh nghiệp được thực hiện cho trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn chuyển đổi thành công ty cổ phần và ngược lại.
* Đăng ký lại doanh nghiệp
Đây là thủ tục đặc thù đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trước đây. Để được hoạt động hoàn toàn theo Luật Đầu tư và Luật doanh nghiệp 2005, các doanh nghiệp nêu trên cần phải thực hiện việc đăng ký lại. Trước đây, thời hạn doanh nghiệp buộc phải đăng ký lại bị giới hạn là 2 năm kể từ ngày 1/7/2006 - ngày Luật doanh nghiệp có hiệu lực. Tuy nhiên sau đó, thời hạn này được kéo dài thành 5 năm tính từ thời điểm nêu trên (theo Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản) và dự kiến thời hạn này sẽ bị bãi bỏ theo Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 02/6/2010 của Chính phủ về đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ ngành.
Trong trường hợp không đăng ký lại, việc tổ chức quản lý nội bộ và hoạt động của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ doanh nghiệp; trường hợp Điều lệ không quy định thì áp dụng theo các quy định tương ứng của Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ chỉ có các quyền và nghĩa vụ tương ứng theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư và pháp luật khác liên quan trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề đã ghi trong Giấy phép đầu tư mà không được điều chỉnh bổ sung mục tiêu và áp dụng các ưu đãI về thuế theo quy định mới.
Nhìn chung, thủ tục đăng ký lại khá đơn giản và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như khả năng điều chỉnh, mở rộng phạm vi ngành nghề kinh doanh, không bị hạn chế thời hạn hoạt động của doanh nghiệp và kéo dài thời hạn của dự án đồng thời tăng cường quản trị doanh nghiệp… nhưng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp liên doanh e ngại thực hiện thủ
tục này do đang áp dụng nhiều quy định có lợi hơn cho một bên như việc bắt buộc áp dụng nguyên tắc nhất trí khi quyết định các vấn đề quan trọng.
2.2. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGỒI TRONG CÁC KHU CƠNG NGHIỆP VÀ KHU CHẾ XUẤT