Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu chế xuất đồng bộ, hiện đại xứng tầm với các nước trong khu vực và thế giớ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 138 - 139)

xuất đồng bộ, hiện đại xứng tầm với các nước trong khu vực và thế giới

Đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, KCX theo hướng hiện đại, kết hợp chặt chẽ giữa công nghiệp - đô thị - dịch vụ với cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh, đầy đủ dịch vụ phục vụ sản xuất và người lao động động, thu hút các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp phụ trợ, sử dụng công nghệ sạch.

Các KCN, KCX được đầu tư phải có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, thông tin liên lạc, giao thương. Hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đấu nối trong và ngoài hàng rào KCN, KCX: đầu tư xây dựng khu phụ trợ, dịch vụ phục vụ gián tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong khu như nhà ở cho công nhân, khu vui chơi thể dục, thể thao, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, ngân hàng, bảo hiểm, ligictis, vấn đề xử lý mơi trường, phịng cháy chữa cháy... diện tích KCN, KCX mở rộng, tiến tới xây dựng thí điểm KCN sạch với các khu nhà trọc trời với đội ngũ cơng nhân "cổ cồn" có trình độ, kỹ năng nghề. Song song với việc đầu tư xây dựng hạ tầng, vấn đề quy hoạch, kiến trúc KCN, KCX phải có tầm nhìn xa 50-100 năm, lường trước được tốc độ đơ thị hóa, xây dựng đồng bộ tiêu chuẩn xây dựng với việc cung cấp điện, nước công nghiệp, sinh hoạt, nhà máy xử lý nước thải, hệ thống cây xanh, chiếu sáng, đường giao thông, khu phụ trợ...

Thực tế khảo sát cho thấy, chỉ có 15% cơng nhân trong KCN, KCX có chỗ ở ổn định, 85% công nhân chỗ ở chật hẹp, điều kiện vệ sinh, môi trường không đảm bảo điều này ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng tái tạo sức lao động, ảnh hưởng tình hình trật tự, an tồn xã hội. Hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN, KCX chưa đáp ứng đầy đủ những nhu cầu thiếu yếu, cơ bản nhất của người lao động như nhu cầu đi lại, nhu cầu về nhà ở, nhu cầu sinh hoạt và

giải trí lành mạnh để tái tạo sức lao động sau những giờ lao động, làm việc căng thẳng. Bên cạnh đó hạ tầng kỹ thuật ngồi hàng rào KCN, KCX hầu hết chưa phát triển đồng bộ, chưa kết nối hoàn chỉnh với hạ tầng kỹ thuật bên trong KCN, KCX: điều này tác động làm cho chi phí vận chuyển của doanh nghiệp tăng cao, khiến giá thành sản phẩm tăng theo, gây khó khăn trong việc cạnh tranh với doanh nghiệp khác. Chính vì vậy, tác giả luận văn mạnh dạn đề xuất Chính phủ, Quốc hội phải xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, đẩy nhanh tiến độ những dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN, KCX như nhà lưu trú cho công nhân, nhà mẫu giáo cho con em của công nhân, điện, đường, trường, trạm nhằm tạo điều kiện công nhân yên tâm làm việc ổn định, lâu dài tại các KCN, KCX. Đồng thời xây dựng đường xá, cầu cảng kết nối với KCN, KCX được thông suốt. Hạ tầng xã hội, kỹ thuật ngoài hàng rào thuận lợi mới tạo điều kiện cho công tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài mới tạo được sự hấp dẫn, niềm tin của nhà đầu tư vào KCN, KCX.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)