Pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong các KCN, KCX từ 1986 -1992:
Trong những năm 1980, nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, sự vận hành của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp đã cản trở sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, mức lạm phát lên tới trên 700% năm 1986. Đứng trước bối cảnh đất nước như vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) đã đề ra những chính sách hết sức đúng đắn, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng, đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảng, mở ra công cuộc "đổi mới" toàn diện trên mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Có thể nói sự ra đời của pháp luật về Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong thời kì này xuất phát từ những yêu cầu khách quan của sự vận động xã hội, nó đã tạo ra được một mơi trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam. Chúng ta có Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam từ năm 1987, tiếp đó qua hai lần sửa đổi, bổ sung vào năm 1990 và năm 1992. Cùng với đó, chúng ta cũng ban hành một số văn bản dưới luật quy định về hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Các văn bản pháp luật thời kỳ này đã đưa ra khái niệm về xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tuy nhiên, đây là quy định áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, vẫn chưa có một quy định riêng lẻ về doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong các KCN, KCX. Bên cạnh
đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trong KCN, KCX trong giai đoạn này chưa thực sự phát huy được vai trị của nó trong nền kinh tế, và do vậy, pháp luật về đầu trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam cũng chưa thể hiện một vị trí xứng đáng cho doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong KCN, KCX.
Điểm nổi bật của giai đoạn này là sự ra đời của Quy chế KCX ban hành kèm theo Nghị định số 322-HĐBT ngày 18/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng.
Pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX từ 1992 - 2005:
Trong những năm đầu của giai đoạn này, thu hút đầu tư nước ngoài đã tăng rõ rệt. Điều này, khẳng định việc ban hành các quy định về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là đúng đắn. Đầu tiên phải kể tới việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi) năm 1992. Văn bản có giá trị pháp lý bậc nhất này đã ghi nhận chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngồi vào các KCN, KCX. Qua đó, các KCN, KCX đã khẳng định vai trị quan trọng của mình trong nền kinh tế và chính sách chú trọng thu hút đầu tư vào các khu vực này của Chính phủ.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, Chính phủ cũng đã ban hành Quy chế KCN kèm theo Nghị định số 192/CP ngày 28-12-1994 của Chính phủ. Theo quy định này, phiên bản đầu tiên của thuật ngữ doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong KCN, KCX đã xuất hiện với tên gọi Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, KCX (Điều 3 Quy chế KCN ban hành kèm theo Nghị định 192/CP của Chính phủ). Tuy chưa có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, KCX nhưng có thể nói Quy chế này là cơ sở cho hàng loạt các văn bản pháp luật sau đó quy định về các quyền lợi, nghĩa vụ cũng như các ưu đãi của doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong các KCN, KCX.
Tiếp đó, vào giai đoạn mở cửa từ năm 1996, nhằm thu hút tốt hơn đầu tư nước ngồi, Quốc hội khóa 9 kỳ họp thứ 10 ngày 12/11/1996 đã thơng qua
Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam năm 1996. Luật này đã "luật hóa" vấn đề KCN, KCX và cho phép nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN. Đồng thời, các khái niệm về doanh nghiệp KCN, doanh nghiệp KCX, cũng như các ưu đãi cho các đối tượng này đã rõ ràng hơn.
Cùng với đó, hàng loạt các văn bản dưới luật đã được ra đời nhằm cụ thể hóa các quy định của Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam năm 1996. Có thể kể đến Nghị định 12/1997/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam; Thơng tư liên bộ 01/LB ngày 31/3/1997 của Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch đầu tư hướng dẫn công tác thống kê đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi và Bên nước ngoài tham gia BCC; Thông tư 60-TC/CĐKT ngày 01/9/1997 hướng dẫn thực hiện cơng tác kế tốn và kiểm toán đối với các doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngồi tại Việt Nam; Thơng tư 02/TT-NH7 ngày 28/6/1997 của Ngân hàng nhà nước hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN và bên nước ngồi tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh; Nghị định 08/1998/NĐ-CP ngày 22/01/1998 của Chính phủ về Quy chế thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam; Công văn 1841/TCHQ-GSCL ngày 03/6/1998 của Tổng cục Hải quan về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; Nghị quyết số 09/2001/NQ-CP ngày 28/08/2001 của Chính phủ về tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ 2001-2005.... Đặc biệt phải kể đến Nghị định 10/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam và sau đó là Quyết định 53/1999/QĐ-TTg ngày 26/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các quy định của Nghị định 10/1998/NĐ-CP về các địa bàn khuyến khích đầu tư, về các doanh nghiệp trong các địa bàn khuyến khích đầu
tư chính là cơ sở để hình thành các quy định về các doanh nghiệp trong các KCN, KCX trong Luật Đầu tư năm 2005 ra đời sau đó.
Qua hàng loạt các văn bản pháp luật quy định về hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài của Nhà nước ta được thể hiện rõ nét, đặc biệt là chính sách thu hút doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào KCN, KCX. Số dự án đầu tư nước ngoài cùng với số vốn đầu tư ở giai đoạn này tăng với tốc độ cao và tại các KCN, KCX số dự án có vốn đầu tư nước ngồi lớn hơn nhiều so với số dự án đầu tư trong nước.
Trong giai đoạn từ 1995-1998, số dự án đầu tư nước ngoài (lũy kế) tăng bình quân hơn 40%/năm, số vốn đầu tư đăng ký (lũy kế) tăng bình quân 60%/năm, số lượng các dự án có vốn đầu tư nước ngoài lớn hơn từ 3-4 lần so với số dự án trong nước. Từ năm 1998 đến nay, số dự án đầu tư nước ngồi tăng bình qn 25% năm. Đến năm 2004, cả nước có trên 1700 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, cao hơn 16% so với năm 2003 [2].
Về chính sách ưu đãi, KCN và KCX đều được xác định là địa bàn được ưu đãi đầu tư, cụ thể là KCN được coi là địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn và KCX được coi là địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn. Tùy theo lĩnh vực hoạt động là sản xuất hay dịch vụ hoặc có thuộc lĩnh vực được khuyến khích đầu tư hay không mà doanh nghiệp đầu tư vào các khu vực này có khả năng được hưởng ưu đãi thuế tốt nhất theo Nghị định số 164/2003/NĐ-CP và Nghị định số 152/2004/NĐ-CP. Doanh nghiệp đầu tư vào KCX có thể được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt thời gian hoạt động của dự án và miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế thu nhập phải nộp 9 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Trong các quy định này vẫn song song tồn tại hai hệ thống pháp luật điều chỉnh đầu tư trong nước và ĐTNN với các qui định khá khác biệt về quyền và nghĩa vụ.
Pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX từ 2005 - nay:
Luật Đầu tư năm 2005 ra đời thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Khác cơ bản với Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trước đây, Luật Đầu tư 2005 đã thống nhất gộp hai đạo luật này lại với nhau, Luật Đầu tư được thiết kế theo hướng chỉ quy định các nội dung liên quan đến hoạt động đầu tư, còn các nội dung liên quan cụ thể được dẫn chiếu tới các luật chuyên ngành. Kèm theo Luật Đầu tư 2005 là một loạt các Luật khác được ban hành để đảm bảo tính đồng bộ như: Luật Thương mại 2005, Luật doanh nghiệp 2005, Luật Đất đai 2005... Pháp luật đã có những quy định thể hiện sự đối xử ngang bằng về quyền và lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước. Trong đó chính thức ghi nhận nhiều quyền lợi đặc thù của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào các khu vực này. Đáng chú ý là nhà đầu tư được thuê hoặc mua nhà xưởng, văn phòng, kho bãi đã xây dựng; được chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp, khu chế xuất để phục vụ sản xuất, kinh doanh (Điều 19.1 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP). Các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất 50 năm trong KCN, KCX đóng tiền một lần vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và làm cơ sở để thế chấp vay vốn ngân hàng để quay lại tái đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh... Bên cạnh đó, về mặt luật định, thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất được giới hạn tối đa 20 ngày làm việc đối với dự án thuộc diện phải thẩm tra cấp phép cũng sẽ nhanh hơn 1/2 so với đầu tư tại bên ngoài các khu vực này (Điều 49 Nghị định 108/2006/NĐ-CP). Ngoài ra, doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đầu tư trong các khu vực này còn được lập kho bảo thuế. Đây là loại kho mà hàng hóa đưa vào sẽ chưa phải nộp thuế nhập khẩu,
không phải làm thủ tục hải quan như hàng tạm nhập tái xuất... (Theo Điều 70 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP).
Trước năm 2009 (thời điểm Nghị định số 124/2008/NĐ-CP có hiệu lực), doanh nghiệp đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất còn được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện đầu tư vào lĩnh vực ưu đãi đầu tư và địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn. Bên cạnh đó, hoạt động tự đầu tư xây dựng chung cư cho công nhân làm việc tại các khu cơng nghiệp, khu chế xuất cịn được hưởng ưu đãi theo diện đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân được giao đất không phải nộp thuế đất, các vật tư, máy móc thiết bị nhập khẩu phục vụ xây dựng không phải nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng...
Từ năm 2009, doanh nghiệp đầu tư mới vào khu công nghiệp và khu chế xuất khơng cịn được hưởng ưu đãi theo các tiêu chí này. Các doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi được tiếp tục hưởng đến hết thời hạn hoạt động của Dự án. Riêng doanh nghiệp chế xuất chỉ được hưởng ưu đãi theo tỷ lệ xuất khẩu đến 31 tháng 12 năm 2011.
Mặc dù bị cắt giảm ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn được hưởng các ưu đãi khác về tiền thuê đất, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do sử dụng nhiều lao động nữ, thủ tục hành chính, hải quan (trong các KCN lớn có Chi cục Hải quan phục vụ hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp trong KCN, KCX ví dụ như chi cục Hải quan Bắc Thăng Long, chi cục Hải quan Quế Võ, Bắc Ninh...).