Cải thiện môi trường trong khu công nghiệp, khu chế xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 144 - 148)

Vấn đề môi trường cần được quan tâm đúng mức, phải được cải thiện sâu rộng, mạnh mẽ trong thời gian tới. Theo báo cáo của Vụ khu công nghiệp, khu kinh tế Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến thời điểm hiện tại (tháng 11/2011) có 102/257 KCN, KCX có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chiếm 59% tổng số KCN, KCX đã vận hành; 33 KCN, KCX đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung. Các chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN, KCX phải có trách nhiệm đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung, trung tâm xử lý chất thải rắn, tiếng ồn, hóa chất độc hại... đồng thời tăng cường kiểm duyệt đầu vào dây chuyền công nghệ của các doanh nghiệp FDI mang vào Việt Nam (hiện nay chúng ta đã bãi bỏ quy định cấm nhập khẩu máy móc thiết bị

đã qua sử dụng), một số doanh nghiệp đưa vào Việt Nam công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, trốn tránh nghĩa vụ mua phí xử lý nước thải, chất thải mà xả thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước của KCN, KCX được minh chứng bằng một số vụ việc vừa qua bị cơ quan cảnh sát môi trường phanh phui đã gióng lên hồi chng cảnh báo.

Các giải pháp này tác động rất lớn đến địa vị pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài, đến việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của loại hình doanh nghiệp này, tạo lịng tin, tăng tính minh bạch và thu hút vốn ĐTNN, cơng nghệ, trình độ quản lý vào các KCN, KCX Việt Nam. Các giải pháp này phải được thực hiện một cách đồng bộ, song song với ba giải pháp mang tính trực tiếp nêu trên, điều này đã được minh chứng tại các nước tiên tiến trên thế giới thực hiện rất tốt các giải pháp này và đã mang lại hiệu quả rất cao.

KẾT LUẬN

Đầu tư nước ngoài là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy kinh tế trong nước. Trong đó, việc thu hút đầu tư nước ngồi vào những khu vực riêng với những quy chế đặc thù, hình thức hoạt động khác biệt mà điển hình là KCN, KCX là một hoạt động cần thiết và góp phần thiết thực trong việc giảm tác động xấu tới mơi trường, khu dân cư. Chính vì thế, khi xây dựng chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, Nhà nước ta đã có nhiều lần sửa đổi chính sách nhằm cải thiện địa vị của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nói chung, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trong KCN, KCX nói riêng.

Dựa trên quan điểm đó, luận văn đã khái quát chung về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN, KCX, vai trị của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, chuyển giao công nghệ, phương thức quản lý tiên tiến, giải quyết việc làm, nâng cao năng lực xuất khẩu, phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Tác giả đã tiến hành nghiên cứu những quy định pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong KCN, KCX từ thủ tục thành lập, quản lý, chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi; đăng ký lại và tổ chức lại doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi: quyền sử dụng đất, hạ tầng trong KCN, KCX, quyền đầu tư xây dựng, quyền và nghĩa vụ liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngoại hối, các chế độ ưu đãi trong KCN, KCX liên quan đến chính sách miễn, giảm thuế, thủ tục hải quan, thủ tục hành chính... trên cơ sở có sự so sánh với những quy định điều chỉnh doanh nghiệp hoạt động bên ngoài và pháp luật một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Singapore, Nhật Bản… Tác giả đã cố gắng không so sánh, phân tích pháp luật một số quốc gia một cách đơn lẻ, độc lập về địa vị pháp lý

của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi mà lồng ghép, đan xen trong phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam.

Các quy định về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù khá đầy đủ về số lượng và phạm vi điều chỉnh nhưng trên thực tế, các quy định điều chỉnh về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trong KCN, KCX vẫn tồn tại nhiều bất cập, vướng mắc và cần phải được kịp thời tháo gỡ. Thông qua việc nghiên cứu về thực tiễn thực thi, những bất cập của pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cùng với việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia, Luận văn đã đưa ra 03 nhóm giải pháp mang tính trực tiếp nhằm hồn thiện mơi trường đầu tư, đổi mới quan niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cũng như hoàn thiện quy định về địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi trong KCN, KCX để từ đó thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và 6 kiến nghị nhằm hoàn thiện địa vị pháp lý của doanh nghiệp FDI gồm: Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN, KCX đồng bộ, hiện đại xứng tầm với các nước trong khu vực và thế giới; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức làm việc tại các Ban quản lý các KCN, KCX; Cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cho KCN, KCX; Thành lập trung tâm dịch vụ hành chính cơng; Cải thiện mơi trường trong KCN, KCX.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Địa vị pháp lý của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các khu công nghiệp và khu chế xuất Việt Nam trong tương quan so sánh với pháp luật một số quốc gia (Trang 144 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)