Về Chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND và chuẩn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động của Hội đồng nhân dân - Qua thực tiễn tỉnh Nam Định (Trang 107 - 111)

3.3. Đề xuất đổi mới, cải tiến

3.3.1. Về Chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND và chuẩn

tổ chức kỳ họp HĐND

* Về Chương trình xây dựng nghị quyết

- Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và nguyện vọng của cử tri, đại biểu HĐND, Ủy ban MTTQ (đối với cấp xã); các Ban HĐND, đại biểu HĐND, Ủy ban MTTQ, TAND, VKSND (đối với cấp huyện, tỉnh) chủ động đề xuất với HĐND ra Nghị quyết về các chính sách cụ thể của địa phương.

- UBND chỉ đạo các cơ quan chuyên môn căn cứ hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương và yêu cầu nhiệm vụ đề xuất với UBND để UBND xem xét và đề nghị HĐND ra Nghị quyết để thực hiện tốt chỉ đạo của Trung ương, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của địa phương.

- Các ý kiến đề nghị HĐND ra Nghị quyết phải nêu rõ sự cần thiết ban hành Nghị quyết, tên Nghị quyết, đối tượng, phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết và những nội dung chính, dự báo tác động kinh tế - xã hội, nguồn lực tài chính, nhân lực bảo đảm thi hành, thời điểm ban hành Nghị quyết và phải gửi bằng văn bản đến Thường trực HĐND trước ngày 30/10 hàng năm.

- Thường trực HĐND căn cứ chương trình xây dựng nghị quyết toàn khóa, sự lãnh đạo của Trung ương, cấp ủy địa phương để xem xét, đề xuất, trình HĐND quyết định chương trình xây dựng nghị quyết hàng năm.

* Về chuẩn bị, tổ chức kỳ họp HĐND

Nâng cao chất lượng kỳ họp của HĐND là một vấn đề hết sức quan trọng, là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của HĐND. Từ thực tiễn hoạt động cho thấy một thực tế là hoạt động của HĐND tại tỉnh Nam Định vẫn chưa tránh khỏi bệnh hình thức, đặc biệt nhất là trong kỳ họp HĐND, chưa thực hiện đầy đủ vai trò, chức năng luật quy định và sự kỳ vọng của cử tri. Để nâng cao chất lượng kỳ họp cần tập trung vào những vấn đề sau:

- Thường trực HĐND phối hợp với UBND, Uỷ ban MTTQ sớm tổ chức Hội nghị liên tịch để thống nhất dự kiến nội dung chương trình kỳ họp. Thời gian tổ chức Hội nghị liên tịch chuẩn bị cho kỳ họp đầu năm vào khoảng từ ngày 05 đến 15/5, kỳ họp cuối năm vào khoảng từ ngày 05 đến 15/10 hàng năm. Nội dung chương trình kỳ họp phải bám sát Nghị quyết về Chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND đã ban hành và yêu cầu thực tiễn của công tác quản lý trên địa bàn tỉnh, đảm bảo thời gian, quy trình theo qui định của pháp luật [20].

- Khi cần thiết Đảng đoàn HĐND họp để thảo luận, định hướng chỉ đạo những vấn đề quan trọng trong nội dung, chương trình kỳ họp.

- Sau Hội nghị liên tịch, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác chuẩn bị nội dung chương trình kỳ họp phải tập trung hoàn thành nhiệm vụ được phân công đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định. Các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết do UBND, các cơ quan chuyên môn của UBND được giao chủ trì soạn thảo và báo cáo của các cơ quan khác phải là văn bản chính thức (có ký tên, đóng dấu của cơ quan trình), chuẩn bị đủ số lượng theo yêu cầu (riêng báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết phải gửi kèm theo các văn bản, căn cứ pháp lý có liên quan) và gửi về Thường trực HĐND chậm nhất 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND.

- Thường trực HĐND chỉ đạo các ban của HĐND thẩm tra các báo cáo theo quy định.

- Tài liệu của kỳ họp phải được gửi các đại biểu HĐND chậm nhất 5 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.

- Ngoài các báo cáo, đề án, tờ trình theo quy định, tại mỗi kỳ họp, UBND có báo cáo cụ thể về nội dung và kết quả thực hiện những công việc phát sinh giữa hai kỳ họp đã thống nhất với Thường trực HĐND để triển khai.

- Trong các kỳ họp, UBND có báo cáo tổng hợp việc giải quyết các ý kiến kiến nghị của cử tri và kiến nghị của các Ban HĐND; tiếp thu, làm rõ những vấn đề mà đại biểu quan tâm, kiến nghị qua thảo luận tổ và thảo luận tại hội trường.

- Tại kỳ họp, Thường trực HĐND đánh giá, tổng hợp báo cáo với HĐND về trách nhiệm của các cơ quan soạn thảo trong chuẩn bị tài liệu, chuẩn bị các nội dung kỳ họp.

- Ngoài hai kỳ họp thường lệ, Thường trực HĐND có thể tổ chức Kỳ họp chuyên đề để kịp thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát sinh.

* Về hoạt động chất vấn

- Chất vấn là thực hiện quyền giám sát của đại biểu HĐND, Thường trực HĐND và các ban của HĐND đồng thời góp phần làm rõ thực trạng tình hình, tìm các giải pháp khắc phục khó khăn, hạn chế và tạo sự đồng thuận trong thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan quản lý.

- Căn cứ việc theo dõi, giám sát hoạt động của các cơ quan quản lý và ý kiến của cử tri, các Ban HĐND, các tổ đại biểu và đại biểu HĐND gửi yêu cầu, câu hỏi chất vấn về Thường trực HĐND.

- Thường trực HĐND tổng hợp các yêu cầu, câu hỏi chất vấn của các ban HĐND, tổ đại biểu HĐND, các đại biểu HĐND giữa 2 kỳ họp để chuyển đến người bị chất vấn và quy định thời hạn trả lời chất vấn; đồng thời chuẩn bị những nội dung chất vấn tại kỳ họp, dự kiến danh sách những người trả lời chất vấn và gửi văn bản yêu cầu người trả lời chất vấn chuẩn

- Ngoài các nội dung chất vấn đã được giao cho những người trả lời chất vấn chuẩn bị trả lời bằng văn bản, tại kỳ họp các đại biểu HĐND có thể chất vấn trực tiếp các vấn đề khác tại phiên họp chất vấn.

- Nội dung chất vấn, ý kiến chất vấn của đại biểu HĐND phải ngắn gọn, rõ ý. Văn bản trả lời chất vấn và ý kiến trả lời chất vấn tại hội trường phải cụ thể, bám sát nội dung và ý kiến chất vấn.

- Tăng cường việc chất vấn trực tiếp tại kỳ họp, tranh luận thấu đáo về từng vấn đề. Trường hợp cần thiết, HĐND ra nghị quyết về chất vấn, trách nhiệm của người trả lời chất vấn. Thường trực HĐND, các ban HĐND, các đại biểu HĐND tăng cường giám sát việc thực hiện lời hứa của các cơ quan, cá nhân được chất vấn.

- Nghiên cứu và từng bước thực hiện việc chất vấn và trả lời chất vấn tại cuộc họp của Thường trực HĐND.

* Về hoạt động giám sát, thẩm tra

- Thường trực HĐND căn cứ yêu cầu thực tiễn, đề nghị của các ban HĐND, đại biểu HĐND, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ và kiến nghị của cử tri để dự kiến chương trình giám sát hàng năm và trình HĐND xem xét, quyết định tại kỳ họp cuối năm của năm trước. Nội dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng các vấn đề bức xúc được cử tri quan tâm, bảo đảm các điều kiện thực hiện, tránh sự chồng chéo và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát. Chương trình giám sát chuyên đề hàng năm của Thường trực HĐND, các Ban HĐND cần được xây dựng sớm, trình trước ngày 15/11.

- Các Ban HĐND (đối với cấp huyện, tỉnh) cần chủ động tổ chức phiên họp thẩm tra báo cáo của UBND, các cơ quan thuộc UBND, TAND, VKSND. Báo cáo giám sát, thẩm tra cần nâng cao tính phản biện; nêu rõ quan điểm đồng ý, không đồng ý, lý do; những nội dung cần giải trình, làm rõ; kiến nghị những giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, khắc phục hạn chế. Đối với

những nội dung quan trọng, tầm ảnh hưởng rộng các Ban có thể đề xuất với Thường trực HĐND các hình thức phù hợp để tham vấn ý kiến nhân dân.

- Thành viên các Ban HĐND cần nêu cao tinh thần, trách nhiệm, dành thời gian nghiên cứu tài liệu để nắm bắt tình hình liên quan, tham gia tích cực các cuộc giám sát, thẩm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoạt động của Hội đồng nhân dân - Qua thực tiễn tỉnh Nam Định (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)